SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO LẦN THỨ 81
Chúa Nhật 21 tháng Mười, 2007
“Toàn Thể Giáo Hội cho Khắp Nơi Thế Giới”
Anh chị em thân mến,
Nhân ngày Thế Giới Truyền Giáo, tôi mời gọi toàn thể Dân Chúa- các Giám mục, linh mục, các tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân- cùng nhau suy tư về sự cấp bách và tầm quan trọng của hoạt động truyền giáo của Giáo Hội trong thời đại chúng ta.
Quả thật, những lời Chúa Tử Nạn và Phục Sinh uỷ thác cho các Tông Đồ trong mệnh lệnh truyền giáo trước khi Người lên Trời luôn vang lên như một lời mời gọi bao trùm, một lời hiệu triệu thành khẩn : “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Rồi Người thêm: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 19- 20).
Trong nhiệm vụ truyền giáo nặng nề này chúng ta được nâng đỡ và được đồng hành trong niềm xác tín rằng Người là Chúa mùa gặt, Người luôn ở với chúng ta và không ngừng hướng dẫn dân Người. Chúa Kitô là nguồn mạch vô biên của công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Thêm nữa, một lí do khác trong năm nay càng thôi thúc chúng ta canh tân việc dấn thân truyền giáo: dịp kỉ niệm 50 năm ngày ban hành Thông điệp Fidei Donum (Hồng ân Đức Tin) của Tôi Tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Piô XII, nhằm xúc tiến và cổ vũ sự cộng tác giữa các Giáo Hội địa phương để truyền giáo cho mọi dân tộc.
“Toàn Thể Giáo Hội cho Khắp Nơi Thế Giới” đó là chủ đề được chọn cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay. Chủ đề này mời gọi các Giáo Hội địa phương trên khắp các lục địa cùng nhận thức nhu cầu khẩn thiết phải tái phát động hoạt động truyền giáo để đối phó với nhiều thách thức nghiêm trọng trong thời đại chúng ta.
Hiển nhiên, trong những thập kỉ qua hoàn cảnh sống của con người ngày nay đã thay đổi, nhất là từ Công Đồng Vatican II, biết bao nỗ lực đã được thực hiện để loan truyền Tin Mừng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần phải tiến hành để đáp lại lời kêu gọi truyền giáo mà Chúa không ngừng truyền cho mọi người đã chịu phép Thánh Tẩy. Người tiếp tục kêu gọi, trước hết là các Giáo Hội được coi là “trưởng thành” mà trong quá khứ đã cung ứng các nhà truyền giáo gồm rất nhiều linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân cũng như các phương tiện vật chất, tạo nên sức sống cho một cuộc hợp tác hữu hiệu giữa các cộng đồng Kitô giáo.
Sự hợp tác này đã đem lại những kết quả truyền giáo dồi dào vừa cho Giáo Hội trẻ trung trong các xứ truyền giáo vừa cho cả các cộng đồng Giáo Hội đã gửi các nhà truyền giáo đi. Đứng trước nền văn hoá tục hoá, dường như càng ngày càng lấn sâu vào các xã hội tây phương, lại thêm sự khủng hoảng gia đình, rồi sự sút giảm ơn gọi cùng với sự lão hoá hàng giáo sĩ, các Giáo Hội này đang rơi vào nguy cơ chỉ tập trung vào chính mình để rồi nhìn tương lai mà thiếu hi vọng và giảm bớt lòng nhiệt thành truyền giáo. <>
Zuy nhiæn chín` lúc nРy mớz là th滝i gia` để pở rỚng lònf tin tƠởng vРo sự:Quan PhƲng cỠa Thiêp Chúa zà ĐẦng chẢng bao piờ bẏ rơi fân NgƠời, npưng vẛi sứf mạnh của Cpúa Thúnh ThẦn Ngưi hưᰛng hỚ về vfệc ho�n tấp kế hzạch c滩u chu໙c đᰝi đỚi của&Ngườ`.
0 :p align&"justif`" class8"style6:> Vị Fục Tᠭ tốt8cũng m�i gỆi các @iáo Hᰙi mớz đón fhận Tin Mừng quảng đại hi sinh vào việc truyền giáo cho muôn dân- missio ad gentes. Dù gặp một số các khó khăn và nghịch cảnh trong việc mở rộng, các cộng đoàn này vẫn tiếp tục tăng triển. Diễm phúc thay một số cộng đoàn có rất nhiều linh mục và tu sĩ mà số khá đông trong họ, dù nhu cầu địa phương đòi hỏi thúc bách, vẫn được gửi đi một nơi nào đó để thi hành sứ vụ mục tử và phục vụ truyền giáo, ngay cả trong những miền truyền giáo cố cựu.
Và như thế chúng ta nhận ra sự diệu kì của việc “trao chuyển các ơn ban”, được cống hiến một cách dồi dào vì lợi ích của toàn Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Tôi tha thiết hi vọng rằng việc hợp tác truyền giáo sẽ còn trở nên sống động hơn khi mỗi cộng đồng phân định khả năng và đặc sủng của riêng mình. Tôi cũng hi vọng rằng Ngày Thế Giới Truyền Giáo sẽ giúp cho mọi cộng đồng Kitô giáo cũng như mọi Kitô hữu ý thức hơn về đặc tính phổ quát lời mời gọi của Chúa Kitô là mở rộng Nước Trời đến cùng cõi trái đất.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết trong thông điệp Redemptoris Missio: “Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo”- bởi vì lệnh truyền của Chúa Kitô không phải là một điều ngẫu nhiên, tuỳ phụ, nhưng đi vào căn cốt của Giáo Hội. Do đó Giáo Hội phổ quát cũng như mỗi giáo hội địa phương đều được sai đến với các dân tộc... Thật thích hợp là các giáo hội non trẻ cần phải “càng sớm hết sức có thể chia sẻ công việc truyền giáo của Giáo Hội. Chính họ phải gửi các nhà thừa sai để rao giảng Tin Mừng trên khắp thế giới, dẫu họ cũng đang chịu cảnh thiếu giáo sĩ” (s. 62).
Năm mươi năm trôi qua kể từ lời hiệu triệu lịch sử của vị tiền nhiệm của tôi, Đức Piô XII với thông điệp Fidei Donum về việc hợp tác giữa các Giáo Hội để phục vụ công cuộc truyền giáo, tôi tái khẳng định rằng việc loan báo Tin Mừng vẫn cấp bách và hợp thời.
Trong thông điệp Redemptoris Missio, về phần mình, Đức Gioan Phaolô II viết rằng: “sứ vụ của Giáo Hội thì lớn lao hơn ‘sự hiệp thông giữa các Giáo hội’; do đó chúng ta không chỉ hướng về việc tái truyền giảng Tin Mừng nhưng trước tiên còn phải hướng về việc truyền giáo nữa (64)”.
Bởi đó như chúng đã nhiều lần đề cập, lòng nhiệt thành truyền giáo vẫn còn là việc ưu tiên phục vụ, mà Giáo Hội mắc nợ nhân loại hôm nay, để định hướng và phúc âm hoá các biến chuyển về văn hoá, xã hội và đạo đức, và để trao ban ơn cứu chuộc của Chúa Kitô cho mọi người hôm nay đang bị lăng mạ và áp bức tại nhiều miền trên thế giới vì sự nghèo đói, bạo lực và việc phủ nhận nhân quyền một cách có hệ thống.
Giáo Hội không thể thoái thác sứ vụ phổ quát này; bởi vì đó là một đòi buộc đối với Giáo Hội. Nếu trước tiên Chúa Kitô uỷ thác mệnh lệnh truyền giáo cho Phêrô và các Tông Đồ thì ngày nay trách nhiệm đó ưu tiên thuộc về Đấng kế vị Thánh Phêrô mà sự quan phòng Chúa đã chọn để làm nền tảng hữu hình cho sự hiệp nhất của Giáo Hội, rồi đến các Giám mục là đấng chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc truyền giáo trong tư cách là thành viên của Giám Mục Đoàn và là mục tử của các Giáo Hội địa phương (x. Redemptoris Missio, s. 63).
Bởi đó, tôi hối thúc các Giám mục trong tất cả các Giáo Hội mà Chúa đã chọn để dẫn dắt đoàn chiên duy nhất của Người, hãy chia sẻ lòng nhiệt thành rao giảng và truyền bá Tin Mừng.
Tôi đang ngỏ lời với các vị Mục Tử của tất cả các Giáo Hội địa phương, đã được Chúa chọn để dẫn dắt đoàn chiên duy nhất của Người để các ngài cùng chia sẻ mối quan tâm thúc bách của việc loan truyền Tin Mừng.
Đó cũng chính là ý nguyện đã hướng dẫn tôi tớ Chúa, Đức Piô XII năm mươi năm trước đề đặt việc hợp tác truyền giáo cho thích hợp hơn để đáp ứng các nhu cầu của mọi thời đại.
Đặc biệt khi xét đến việc truyền giảng Tin Mừng cho tương lai ngài mời gọi các Giáo Hội và các cộng đồng đã đón nhận Tin Mừng lâu năm hãy gửi các linh mục đến giúp các Giáo Hội mới được thành lập.
Và như thế ngài đã khơi lên một “chủ đề truyền giáo” mới mà những từ đầu tiên của thông điệp đã lấy tên là Fidei Donum. Ngài viết: “ Mộït đàng, khi chúng tôi hướng tâm tư về vô số những con cái của chúng tôi đã được tham dự vào ơn phúc đức tin, nhất là trong các nước đã có một truyền thống Kitô lâu đời, nhưng đàng khác khi chúng tôi nhận thấy rất nhiều đoàn người vẫn còn đang đợi chờ ngày cứu chuộc được loan báo cho họ, thì chúng tôi luôn hết sức tha thiết hối thúc Chư Huynh với sự quan tâm nhiệt thành, hãy nâng đỡ việc tuyệt đối thánh thiện là đem Giáo Hội của Chúa đến khắp cả thế giới.” Và ngài thêm: “Ước gì những lời nhắc nhở của chúng tôi sẽ khơi lên một sự quan tâm hăng hái trong sứ vụ truyền giáo nơi các linh mục của chư huynh và qua họ làm cho tâm hồn các tín hữu được bừng cháy!” (Fidei Donum s.4).
Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì những hoa trái dồi dào trong việc hợp tác truyền giáo tại Châu Phi và những miền khác trên thế giới.
Rất nhiều linh mục sau khi bỏ lại cộng đoàn bản xứ của mình đã đem tất cả năng lực truyền giáo để phục vụ các cộng đồng mà một số mới được tạo lập trong những miền nghèo túng và đang phát triển. Trong số họ không ít các vị tử đạo đã kết hợp chứng từ về lời nói và việc tận hiến cho truyền giáo bằng hiến lễ là chính mạng sống của họ.
Chúng ta cũng thể quên những tu sĩ nam nữ và những thừa sai giáo dân đã cộng tác với các linh mục để loan truyền Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Xin cho ngày truyền giáo trở thành một dịp để trong niềm tin tưởng, chúng ta nhớ đến tất cả anh chị em này cũng như mọi người đang tiếp tục làm việc trong cánh đồng truyền giáo bao la bằng lời cầu nguyện.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa để những gương sáng của họ khơi lên khắp nơi những ơn gọi mới cũng như giúp các Kitô hữu ý thức sâu xa hơn việc truyền giáo. Thật vậy, mỗi cộng đồng Kitô giáo tự bản chất là truyền giáo, và phải dùng tất cả sự dũng cảm mà rao giảng Tin Mừng để những người tin yêu Chúa được gia tăng.
Do đó, chúng ta có thể nghĩ rằng đối với mỗi người tín hữu, vấn đề không chỉ là hợp tác với hoạt động rao giảng Tin Mừng, mà còn hơn thế nữa, họ phải ý thức rằng chính họ cũng là những sứ giả truyền giáo, cùng chia sẻ trách nhiệm truyền giáo của Giáo Hội. Trách nhiệm chia sẻ truyền giáo này có nghĩa là việc hiệp thông giữa các cộng đồng phải được gia tăng và việc hỗ trợ lẫn nhau liên quan đến vấn đề nhân sự (các linh mục, các tu sĩ, và các thừa sai giáo dân), cũng như các phương tiện cần thiết cho việc rao giảng Tin Mừng hôm nay, cần được đẩy mạnh.
Anh chị em thân mến, mệnh lệnh truyền giáo mà Chúa Kitô uỷ thác cho các Tông Đồ thật sự liên quan đến tất cả chúng ta. Ước gì Ngày Thế Giới Truyền Giáo trở thành một dịp thuận tiện để đào sâu ý thức và cùng nhau hoạch định những lộ trình thiêng liêng và đào tạo một cách thích hợp để thúc đẩy sự hợp tác giữa các Giáo hội và huấn luyện nhiều nhà thừa sai hơn để loan truyền Tin Mừng trong thời đại chúng ta.
Tuy nhiên, chúng ta đừng bao giờ quên rằng sự đóng góp ưu tiên và tuyệt hảo mà chúng ta được kêu gọi để góp phần vào việc truyền giáo của Giáo Hội là lời cầu nguyện. Chúa nói: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt ra gặt lúa về”(Lc10, 2).
Đức Giáo Hoàng Piô XII viết năm mươi năm trước, “
Anh chị em thân mến, hơn lúc nào hết tôi cũng nhắc lại lời kêu gọi này . Ước gì lời kêu gọi này lan đến mỗi cộng đoàn lời đồng thanh cầu nguyện “Lạy Cha chúng con ở trên trời”, để nước Chúa hiển trị.
Tôi đặc biệt kêu gọi các thiếu nhi và giới trẻ hãy sẵn sàng và quảng đại cho việc truyền giáo. Tôi ngỏ lời tới các bệnh nhân và những người đau khổ, nhắc nhớ họ về giá trị của sự cộng tác kì diệu và quan yếu của họ đối với công trình cứu chuộc. Tôi mời gọi các tu sĩ, đặc biệt các tu sĩ dòng kín hãy gia tăng cầu nguyện cho việc truyền giáo.
Nhờ nỗ lực của mỗi người tín hữu, một mạng lưới thiêng liêng của việc cầu nguyện được trải rộng ra trên khắp Giáo Hội nhằm hỗ trợ việc truyền giáo. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã đồng hành cùng Giáo Hội thời sơ khai bằng sự quan tâm từ mẫu, cũng hướng dẫn hành trình của chúng ta trong giai đoạn này và ban xuống cho chúng ta một Lễ Hiện Xuống mới của tình yêu. Nhất là, xin Mẹ giúp tất cả chúng ta ý thức rằng chúng ta đều là những thừa sai, đều được Chúa sai đi để làm chứng cho Người trong mọi phút giây của cuộc sống.
Tôi hứa hằng ngày cầu nguyện cho các linh mục được đầy hồng ân đức tin, cho các tu sĩ nam nữ, các thừa sai giáo dân đang hoạt động trên cánh đồng truyền giáo, cũng như cho tất cả mọi người, cách này hay cách khác, giúp vào việc loan báo Tin Mừng, và tôi thân ái ban Phép Lành Tông Toà cho mọi người.
Từ
BENEDICTUS PP. XVI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét