Ngày 4, tháng 11, năm 2007
Chúa Nhật 31 Mùa Thường Niên - Năm C
Thánh Vịnh 145:1-2, 8-9, 10-11, 13-14 2
Trong bài đọc một, sách Khôn Ngoan nhắc nhở chúng ta về Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa. Thiên Chúa không những chỉ tạo thành mọi sự, mà còn luôn chăm sóc cho chúng. Ngài đặc biệt thương yêu loài người là loài Ngài đã ban cho ý chí tự do để chọn lựa. Ngài không trừng phạt những người lầm lạc ngay, “nhưng khuyên răn dạy bảo họ để họ bỏ tội ác mà theo Chúa” (Kn 12:2). Những điều sách Khôn Ngoan nhắc đến đã được thưc hiện cách cụ thể qua việc Ngôi Hai Nhập Thể làm người "để tìm kiếm và cứu chữa những người đã hư mất" (Lc 19:10) như Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm hôm nay.
Bài Phúc Âm nói về chuyện ông Giakêu leo lên cây sung để có thể nhìn thấy Chúa. Trong tiêng Hipri, Giakêu có nghĩa là "một người thanh sạch và vô tội." Đối với người Do Thái thời Chúa Giêsu, một người tên đẹp như thế lại làm nghề thu thuế thì thật ngược đời. Không những thế, ông còn là thủ lãnh của những người thu thuế, thì chắc họ nghĩ rằng ông là một tên đại tham nhũng, cho nên họ đã lẩm bẩm rằng Chúa "đến trọ ở nhà một người tội lỗi" (Lc 19:7). Thực sự ông có tham nhũng hay không thì chẳng ai trong chúng ta biết được. Chúng ta cũng thường vơ đũa cả nắm như người Do Thái thời đó mà nghĩ rằng tất cả mọi người thu thuế là người tội lỗi. Biết đâu ông Giakêu thật sự là "người thanh sạch và vô tội." Nhưng dù ông có tội hay vô tội đi nữa, thì cũng không quan trọng đối với Chúa. Điều quan trọng là ông đã nghe lòng mình thôi thúc đi tìm mọi cách để được thấy Chúa. Có lẽ ông không dám mơ ước được gặp Chúa vì cái nghề "tội lỗi" của ông, nhưng được thấy Chúa là ông toại nguyện. Biết mình thấp bé, không thể chen lấn với mọi người, nên ông leo sẵn lên cây cao để được nhìn Chúa. Chúa biết lòng ông nên không những đã cho ông gặp mà còn đến lưu lại nhà ông hôm đó. Được gặp Chúa, ông mau mắn hoán cải trở về với Chúa. Không những thế ông còn hứa làm nhiều hơn luật đòi hỏi để đền bù những gì lỗi đức công bình ông đã làm. Có thể ông không phải là người tội lỗi như người ta phán đoán. Nhưng nhân cuộc gặp gỡ này, Chúa muốn cho mọi ngưởi thấy cái lòng tốt tiềm ẩn trong lòng những người mà xã hội cho là xấu xa.
Theo Giáo Lý Công Giáo, thì ông Giakêu đã được công chính hóa. Công trình đầu tiên Chúa Thánh Thần thực hiện nơi ông là sự hoán cải. Dưới tác động của ân sủng, ông đã từ bỏ tội lỗi mà quay về với Thiên Chúa, nhờ đó ông được ơn tha thứ và sự công chính như Chúa nói: "Hôm nay nhà này được ơn cứu độ" (Lc 19:9). Khi được công chính hóa, con người được hòa giải với Thiên Chúa, được giải phóng khỏi tội lỗi và được chữa lành. Sự công chính ở đây chỉ sự công minh chính trực của tình yêu Thiên Chúa. Cùng với ơn này, Ngài ban cho chúng ta đức tin, đức cậy, đức mến, và ơn biết vâng theo thánh ý Ngài. Chúng ta được công chính hóa nhờ cuộc khổ nạn của Ðức Kitô, Ðấng đã dâng mình trên Thánh Giá làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa, và Máu Người trở nên phương tiện đền tội cho mọi người. Ơn này cho giúp chúng ta sống phù hợp với sự công chính của Thiên Chúa (GLCG 1988-1992).
Ơn công chính hóa mở đầu cho sự cộng tác giữa ân sủng Thiên Chúa và sự tự do của con người. Về phía con người, ơn này được biểu lộ qua sự bằng lòng tin theo lời Thiên Chúa mời gọi hoán cải, và cộng tác bằng đức ái với tác động của Chúa Thánh Thần. Con người phải hợp tác với Chúa Thánh Thần khi đón nhận tác động này mà họ có thể từ chối. Tuy nhiên, không có ân sủng Chúa, họ không thể nhờ ý chí tự do của mình đạt tới sự công chính trước mặt Ngài. Chúa Thánh Thần là vị thầy nội tâm. Ơn công chính hóa khai sinh "con người nội tâm" và đem lại ơn thánh hóa toàn thể con người (GLCG 1993-1995). Ông Giakêu đã hợp tác với ơn Chúa và hứa rằng: "Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn" (Lc 19:8).
Để kết luận, một khi được công chính hóa, chúng ta không còn sống cho chính mình, nhưng sống cho Đức Kitô để chúng ta có thể nói như Thánh Phaolô rằng: "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi" (Gal 2:20). Muốn được như thế, chúng ta hãy nghe lời Thánh Phaolô, hợp tác với ân sủng của Chúa trong mọi việc chúng ta làm để "Người dùng quyền phép mà kiện toàn những ý định ngay lành do lòng tốt của anh em và công việc của lòng tin anh em, để danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, được vinh hiển trong anh em, và anh em được vinh hiển trong Người" (2 Tx 1:11-12). Và như thế chúng ta có thể thưa cùng Chúa suốt đời: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa, con sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời” (TV 145:2)
Thirty-First Sunday in Ordinary Time—Year C
Wisdom 11:22–12:2
Psalm 145:1-2, 8-9, 10-11, 13-14
2 Thessalonians 1:11-2:2
Luke 19:1-10
In the first reading, the book of Wisdom reminds us of God’s mercy. He did not only create all things, but He always cares for them. He specially loves man to whom He has given freewill to freely choose to obey Him or not. He does not punish the sinners immediately but rebukes them “little by little, warns them and reminds them of the sins they are committing, that they may abandon their wickedness and believe in Him” (cf
The Gospel tells the story of Zacchaeus, who climbed a sycamore tree to see Jesus. Zacchaeus in Hebrew means “the pure or innocent one.” For the Jews of his time, it is a paradox for a man of such name to be a tax collector. He is not only a tax collector but their leader, a chief tax collector. They must think that he was badly corrupted and unjust, so they grumbled about Jesus’ decision to stay at Zacchaeus’ house: “He has gone to stay at the house of a sinner” (Lk 19:7). We do not know if he was corrupted or not. As the Jews in this story, we have a tendency to group people together and think that all tax collectors are sinners. With God, Zacchaeus may actually be an honest tax collector, “the pure and innocent one.” However, it was not important to Jesus if he was a sinner or not. The fact that he listened to the desire of his heart and tried many different ways to see Jesus was very important. Probably he did not dare to dream of meeting Jesus because of his sinful profession but only wished to see His face. Knowing his stature, he went ahead of the crowd and climbed on a sycamore tree to see Jesus more clearly. Jesus knew his heart, so He did not only let Zacchaeus see Him but came and stayed in his house that day. Once encountering Jesus, Zacchaeus quickly returned to God, and promised to do more than what was required by the law to correct his mistakes. Possibly he was not an unjust tax collector as people thought, and Jesus took this opportunity to unveil the hidden goodness in the heart of the one who was despised by his country men.
According to the Catechism of the Catholic Church, Zacchaeus was justified in this event by cooperating with the grace of God. The first work of the grace of the Holy Spirit is conversion. Moved by grace, he turned toward God and away from sin, thus accepting forgiveness and righteousness. It reconciled him with God. It freed him from the enslavement to sin, and it healed. Justification is at the same time the acceptance of God's righteousness through faith in Jesus Christ. With justification, faith, hope, and charity are poured into our hearts, and obedience to the divine will is granted us. Justification has been merited for us by the Passion of Christ who offered himself on the cross as a living victim, holy and pleasing to God, and whose blood has become the instrument of atonement for the sins of all men. Justification is conferred in Baptism (cf
Justification establishes cooperation between God's grace and man's freedom. Justification is the most excellent work of God's love made manifest in Christ Jesus and granted by the Holy Spirit. The Holy Spirit is the master of the interior life. By giving birth to the "inner man," justification entails the sanctification of his whole being (cf
In conclusion, once being justified, we no longer live for ourselves but for Christ, so that we can say as Saint Paul said: “I live, no longer I, but Christ lives in me; insofar as I now live in the flesh, I live by faith in the Son of God who has loved me and given himself up for me” (Gal 2:20). In order to do that, we should listen to Saint Paul and cooperate with God’s graces in everything we do so that “God may make you worthy of His calling and powerfully bring to fulfillment every good purpose and every effort of faith, that the name of our Lord Jesus may be glorified in you, and you in Him, in accord with the grace of our God and Lord Jesus Christ” (2 Thes 1:11-12). Thus, we can praise God always: “I will praise Your Name for ever, my King and My God” (Ps 145:2).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét