CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
ANH EM HÃY NHẬN LẤY CHÚA THÁNH THẦN
Ga 20, 19-23 Chính trong ngày thứ năm mươi sau biến cố Phục sinh, Chúa Giêsu trao ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ, đánh dấu một trang sử mới trong công trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Giáo hội được khai sinh. Kể từ đây, hành trình của Giáo hội tiến về nhà Cha được tràn đầy ơn thánh Chúa và rộng mở dưới sự dạy dỗ và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần là nguồn cảm hứng, sự bình an, lòng hân hoan và sự mạnh mẽ làm cho các môn đệ cũng như cho Giáo hội thời sơ khai can đảm ra đi loan báo Tin mừng cho mọi dân tộc.
Sách Công vụ Tông đồ ghi lại biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống nhằm vào ngày lễ Ngũ tuần của người Dothái. Có thể nói biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống cách nào đó đã làm mờ đi ý nghĩa của ngày lễ ngũ tuần vốn xuất phát từ ngày lễ truyền thống của nhà nông cũng như sau này dùng để kỷ niệm ngày Giavê ban Lề luật và thiết lập Giao ước Xinai với dân. Bởi biến cố hôm nay chính là ngày lễ Ngũ Tuần mới, ngày mà sách Công vụ Tông đồ ghi lại rất nhiều dấu lạ do Chúa Thánh Thần mang đến.
Tiếng gió và hình lưỡi lửa là những hiện tượng khác thường trong ngày lễ Ngũ tuần. Tiếng gió hẳn gợi nhớ đến thời gian lúc khởi đầu công trình tạo dựng vũ trụ, khi mà “Thần Khí Giavê bay lượn trên mặt nước” (St 1,2b) để tác tạo muôn loài. Chúa Thánh Thần chính là làn gió, là hơi thở làm bừng lên sự sống như Ngôn sứ Edêkien xưa đã trông thấy chính Thần Khí đã làm hồi sinh cả một thung lũng xương khô và gầy đét (x. Ed 37, 1-14). Trong ngôn ngữ Hípri, từ ngữ Thần Khí thuộc giống cái, dường như có ngụ ý rằng Thần Khí của Thiên Chúa giống như người mẹ hiền sản sinh những người con trong tình yêu thương từ ái của mình.
Còn hình ảnh Lưỡi Lửa, chúng ta có thể hiểu lưỡi chính là lời nói, là lời ca của con người. Để con người nói lời của Thiên Chúa, truyền thông sứ điệp của Thiên Chúa, lưỡi đó cần phải được thanh luyện, cần thiết phải đi qua ngọn lửa Thánh Thần để có thể đi vào tâm trí người nghe những lời nói chân thật nhằm đốt nóng tâm hồn mọi người lòng yêu mến Thiên Chúa. Các môn đệ nhờ được tôi luyện bởi ngọn lửa tình yêu và lòng nhiệt thành của Chúa Thánh Thần, khiến các ông hăng hái ra đi, rao giảng Tin mừng và làm chứng cho tình yêu Chúa Giêsu.
Đồng thời với những dấu lạ chính là những ơn ích thiêng liêng do Chúa Thánh Thần mang đến. Một trong số đó chính là ơn nói “các thứ tiếng khác nhau”. Các thứ tiếng khác nhau ở đây cần phải hiểu thế nào? Thật thú vị là có nhiều cách giải thích khác nhau xung quanh vấn đề này.
Có người cho rằng các môn đệ biết nói nhiều ngoại ngữ (Công vụ Tông đồ ghi lại 16 thứ tiếng khác nhau)! Có lẽ không đúng. Vì các môn đệ lúc bấy giờ đa số là dân biển, đánh bắt cá làm sao có thể “siêu quần bạt chúng” như vậy được. Ngôn ngữ mẹ đẻ của các ông chính là tiếng Aram, và cùng lắm thì các ông nói được tiếng Hylạp chứ làm gì có chuyện biết nói mười mấy ngoại ngữ trên.
Có người lại cho rằng các ông nói tiếng lạ. Thánh kinh có ghi lại ơn nói tiếng lạ này (x. Cv 2,3-4; 10, 44-46; 1 Cr 12, 10). Ơn nói tiếng lạ tức là một thứ ngôn ngữ chẳng ai có thể hiểu được bởi xuất phát từ nguồn cảm hứng của Chúa Thánh Thần và giống như tình trạng xuất thần. Vì là thứ tiếng “chẳng giống ai” nên cần phải có người thông dịch lại. Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho người hiểu được loại ngôn ngữ này để truyền đạt cho người nghe. Thế nhưng sách Công vụ Tông đồ không ghi lại có ai đứng ra để giải thích cho đám đông đang nghe các môn đệ nói. Đám đông hiểu trực tiếp tiếng nói của các môn đệ.
Có lẽ cách giải thích sau đây dễ chấp nhận hơn, vì nó liên quan đến câu chuyện về tháp Baben (x. St 11). Thời đó, con người nói cùng một thứ tiếng. Chính vì thế sinh ra lòng kiêu ngạo, phạm thượng đến Giavê Thiên Chúa. Họ muốn làm một ngọn tháp cao chọc trời và bất cần sự có mặt của Thiên Chúa. Chính vì thế, Thiên Chúa đã khiến cho tiếng nói của con cháu Nôe phải xáo trộn, chẳng còn ai hiểu ai. Nay nhờ biến cố Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần đã hàn gắn sự chia rẽ ngôn ngữ đó của loài người. Các môn đệ tuy nói tiếng mẹ đẻ của mình nhưng nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng khiến cho mọi dân tộc, tuy không cùng một ngôn ngữ, đều có thể hiểu được sứ điệp của Thiên Chúa.
Được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, các môn đệ hăng hái ra đi, theo chân Thầy Chí Thánh rao giảng Tin mừng. Hoa trái của Chúa Thánh Thần chính là bình an và sự tha thứ. Tiếng nói của Chúa Thánh Thần chính là ngôn ngữ của tình yêu sẽ nối kết tất cả nên một. Từ nay, sứ mạng của Giáo hội chính là đi đến muôn dân để rao giảng về một Đức Kytô chịu đóng đinh, làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa lòng thế giới với sự trợ giúp cách đặc biệt của Chúa Thánh Thần.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến canh tân bộ mặt thế giới, Giáo hội và gia đình nhân loại hầu tất cả cùng chung một tiếng nói của Tình yêu, ơn an bình và sự hiệp nhất.
Sách Công vụ Tông đồ ghi lại biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống nhằm vào ngày lễ Ngũ tuần của người Dothái. Có thể nói biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống cách nào đó đã làm mờ đi ý nghĩa của ngày lễ ngũ tuần vốn xuất phát từ ngày lễ truyền thống của nhà nông cũng như sau này dùng để kỷ niệm ngày Giavê ban Lề luật và thiết lập Giao ước Xinai với dân. Bởi biến cố hôm nay chính là ngày lễ Ngũ Tuần mới, ngày mà sách Công vụ Tông đồ ghi lại rất nhiều dấu lạ do Chúa Thánh Thần mang đến.
Tiếng gió và hình lưỡi lửa là những hiện tượng khác thường trong ngày lễ Ngũ tuần. Tiếng gió hẳn gợi nhớ đến thời gian lúc khởi đầu công trình tạo dựng vũ trụ, khi mà “Thần Khí Giavê bay lượn trên mặt nước” (St 1,2b) để tác tạo muôn loài. Chúa Thánh Thần chính là làn gió, là hơi thở làm bừng lên sự sống như Ngôn sứ Edêkien xưa đã trông thấy chính Thần Khí đã làm hồi sinh cả một thung lũng xương khô và gầy đét (x. Ed 37, 1-14). Trong ngôn ngữ Hípri, từ ngữ Thần Khí thuộc giống cái, dường như có ngụ ý rằng Thần Khí của Thiên Chúa giống như người mẹ hiền sản sinh những người con trong tình yêu thương từ ái của mình.
Còn hình ảnh Lưỡi Lửa, chúng ta có thể hiểu lưỡi chính là lời nói, là lời ca của con người. Để con người nói lời của Thiên Chúa, truyền thông sứ điệp của Thiên Chúa, lưỡi đó cần phải được thanh luyện, cần thiết phải đi qua ngọn lửa Thánh Thần để có thể đi vào tâm trí người nghe những lời nói chân thật nhằm đốt nóng tâm hồn mọi người lòng yêu mến Thiên Chúa. Các môn đệ nhờ được tôi luyện bởi ngọn lửa tình yêu và lòng nhiệt thành của Chúa Thánh Thần, khiến các ông hăng hái ra đi, rao giảng Tin mừng và làm chứng cho tình yêu Chúa Giêsu.
Đồng thời với những dấu lạ chính là những ơn ích thiêng liêng do Chúa Thánh Thần mang đến. Một trong số đó chính là ơn nói “các thứ tiếng khác nhau”. Các thứ tiếng khác nhau ở đây cần phải hiểu thế nào? Thật thú vị là có nhiều cách giải thích khác nhau xung quanh vấn đề này.
Có người cho rằng các môn đệ biết nói nhiều ngoại ngữ (Công vụ Tông đồ ghi lại 16 thứ tiếng khác nhau)! Có lẽ không đúng. Vì các môn đệ lúc bấy giờ đa số là dân biển, đánh bắt cá làm sao có thể “siêu quần bạt chúng” như vậy được. Ngôn ngữ mẹ đẻ của các ông chính là tiếng Aram, và cùng lắm thì các ông nói được tiếng Hylạp chứ làm gì có chuyện biết nói mười mấy ngoại ngữ trên.
Có người lại cho rằng các ông nói tiếng lạ. Thánh kinh có ghi lại ơn nói tiếng lạ này (x. Cv 2,3-4; 10, 44-46; 1 Cr 12, 10). Ơn nói tiếng lạ tức là một thứ ngôn ngữ chẳng ai có thể hiểu được bởi xuất phát từ nguồn cảm hứng của Chúa Thánh Thần và giống như tình trạng xuất thần. Vì là thứ tiếng “chẳng giống ai” nên cần phải có người thông dịch lại. Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho người hiểu được loại ngôn ngữ này để truyền đạt cho người nghe. Thế nhưng sách Công vụ Tông đồ không ghi lại có ai đứng ra để giải thích cho đám đông đang nghe các môn đệ nói. Đám đông hiểu trực tiếp tiếng nói của các môn đệ.
Có lẽ cách giải thích sau đây dễ chấp nhận hơn, vì nó liên quan đến câu chuyện về tháp Baben (x. St 11). Thời đó, con người nói cùng một thứ tiếng. Chính vì thế sinh ra lòng kiêu ngạo, phạm thượng đến Giavê Thiên Chúa. Họ muốn làm một ngọn tháp cao chọc trời và bất cần sự có mặt của Thiên Chúa. Chính vì thế, Thiên Chúa đã khiến cho tiếng nói của con cháu Nôe phải xáo trộn, chẳng còn ai hiểu ai. Nay nhờ biến cố Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần đã hàn gắn sự chia rẽ ngôn ngữ đó của loài người. Các môn đệ tuy nói tiếng mẹ đẻ của mình nhưng nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng khiến cho mọi dân tộc, tuy không cùng một ngôn ngữ, đều có thể hiểu được sứ điệp của Thiên Chúa.
Được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, các môn đệ hăng hái ra đi, theo chân Thầy Chí Thánh rao giảng Tin mừng. Hoa trái của Chúa Thánh Thần chính là bình an và sự tha thứ. Tiếng nói của Chúa Thánh Thần chính là ngôn ngữ của tình yêu sẽ nối kết tất cả nên một. Từ nay, sứ mạng của Giáo hội chính là đi đến muôn dân để rao giảng về một Đức Kytô chịu đóng đinh, làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa lòng thế giới với sự trợ giúp cách đặc biệt của Chúa Thánh Thần.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến canh tân bộ mặt thế giới, Giáo hội và gia đình nhân loại hầu tất cả cùng chung một tiếng nói của Tình yêu, ơn an bình và sự hiệp nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét