CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN - NĂM B
Mừng Năm Linh Mục
Mỗi khi nhìn thấy những cảnh khổ ở đời, Đức Giêsu không sao cầm được lòng thương. Hôm nay, nhìn thấy đám đông đói khát, Người không thể để mặc họ ra về.... Nên người đã làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dân. Qua phép lạ lớn lao này, Đức Giêsu hé mở cho ta thấy trái tim đầy tình thương xót của Người, quyền năng cao cả của Người. Nhưng đồng thời Người cũng nhân dịp này đào tạo trái tim con người. Bài học thứ nhất mà Người muốn dạy ta, đó là lòng cảm thương phải biến thành việc làm cụ thể. Lòng cảm thương là một tình cảm tốt. Nhưng cảm thương suông thì chưa đủ. Thiếu việc làm cụ thể, lòng cảm thương nhiều khi trở thành hình thức, giả dối. Lòng cảm thương ai cũng có. Nhưng số người thực sự ra tay hành động vì lòng cảm thương lại rất hiếm.... Chỉ có việc làm cụ thể mới minh chứng một lòng cảm thương đích thực. Thế là các môn đệ phải đi tìm bánh và cá mang đến cho Chúa. Các ông giúp phân phát lương thực cho mọi người. Các ông đi thu lượm những mẩu bánh còn dư. Các ông tích cực tham gia vào việc cứu đói. Bài học thứ hai mà Người muốn dạy ta, đó là hãy cộng tác vào công trình của Chúa. Chúa có thể làm được mọi sự. Nhưng Người muốn ta cộng tác vào chương trình của Người. Người có thể biến đá thành bánh. Nhưng Người vẫn đón nhận 5 chiếc bánh và 2 con cá của một em bé. Sự đóng góp của con người tuy nhỏ bé, nhưng rất cần thiết. Đó chính là khởi điểm để Chúa làm việc. Bài học thứ ba mà Người muốn dạy ta, đó là hãy biết tiết kiệm. Đói khát và thừa mứa. Thiếu thốn và phung phí. Đó là hai trạng thái trái ngược hiện nay trên thế giới. Khi dư giả người ta dễ phung phí. Những người vừa trải qua cơn đói, nay đã vứt bừa bãi những mẩu bánh dư thừa. Đức Giêsu sai các môn đệ đi thu lượm những mẩu bánh thừa. Chúa dậy cho mọi người hãy biết tiết kiệm. Tiết kiệm là trân trọng những của cải Chúa ban. Tiết kiệm là ý thức của cải là của mọi người. Bài học thứ bốn mà Người muốn dạy ta, đó là phải tìm lương thực thiêng liêng. Vật chất là cần thiết cho đời sống hiện tại. Nhưng vật chất không phải là tất cả. Quá nô lệ vào vật chất, tâm hồn con người sẽ không vươn lên được. Lương thực cho thân xác là một giải quyết cấp thời. Về lâu về dài, muốn con người phát triển, cần phải giải quyết các nạn đói khác. Đó là nạn đói văn hóa. Đó là nạn đói đạo đức. Và trên hết, đó là nạn đói lương thực thiêng liêng. Nhu cầu tâm linh của con người ngày càng lớn rộng. Cơn đói khát tâm linh càng lúc càng mãnh liệt. Tìm đáp ứng nhu cầu tâm linh là một việc làm thiết thực. Nâng cao đời sống tâm linh là đưa con người tới phát triển toàn diện.... Với những bài học kèm theo việc hóa bánh ra nhiều, Đức Giêsu muốn đào tạo trái tim chúng ta. Người muốn trái tim ta hãy mở ra để cảm thương anh em đồng loại....(xem tiếp). | Kết Quả Đại Hội Giáo Lý Kỳ X (HK)
“Thánh Phaolô Tông Đồ, mẫu gương của Giáo Lý Viên” là chủ để của Đại Hội Giáo Lý (ĐHGL) lần thứ 10 được tổ chức tại
ĐHGL lần thứ 10 diễn ra trong năm Thánh Phaolô, nên chúng tôi có dịp được học hỏi và suy tư về cuộc đời Thánh Phaolô. Mục đích của ĐHGL lần này là trình bày dung mạo và những nét đặc trưng của Thánh Phaolô, người GLV tiền phong và là đại sư của mọi GLV trong Giáo Hội.
Thuyết trình viên chính của đại hội là Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo từ Roma đến. Qua hai bài chia sẻ, Ngài đã làm sống lại tinh thần truyền giáo của Thánh Phaolô từ 2000 năm trước. Bí quyết của lòng hăng say dấn thân của nhà truyền giáo vĩ đại này là sức mạnh nội tâm, kín múc từ bốn nguồn mạch là:
Đức Ông nêu cao vai trò từng GLV trong công cuộc loan báo Tin Mừng bằng việc so sánh hình ảnh ngọn đèn pha chiếu thật sáng trên mái nhà và vai trò những bóng đèn nho nhỏ nhiều cỡ nhiều loại trong các căn phòng, dưới tầng hầm, trong nhà kho... Thật vậy, Giáo Hội luôn cần những ngọn đèn pha cực mạnh như Thánh Phaolô, nhưng không thể không cần đến vai trò của những bóng đèn nhỏ dưới hầm hay trong bóng tối của nhà kho. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét