Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2009

xem tiep

Sứ Vụ trong Cuộc Đời
12.07.2009 08:58

Tin mừng hôm nay tường thuật lại việc Chúa gởi 12 tông đồ đi rao giảng. Ðây là một sứ vụ được bảo chứng bằng những phép lạ như trừ quỉ, chữa bệnh…
Vào Ðời, ngôn từ thường được dùng để chỉ việc hội nhập vào xã hội, nhằm thi hành một sứ mệnh nào đó. Con người đã "vào đời" ngay lúc mở mắt chào đời; khi đó, mỗi người đã lãnh nhận ơn gọi làm người để sống.

SỨ VỤ Trong CuỘc ÐỜi

Mc 6, 7-13

Tin mừng hôm nay tường thuật lại việc Chúa gởi 12 tông đồ đi rao giảng. Ðây là một sứ vụ được bảo chứng bằng những phép lạ như trừ quỉ, chữa bệnh…

Vào Ðời, ngôn từ thường được dùng để chỉ việc hội nhập vào xã hội, nhằm thi hành một sứ mệnh nào đó. Con người đã "vào đời" ngay lúc mở mắt chào đời; khi đó, mỗi người đã lãnh nhận ơn gọi làm người để sống. Lớn lên, người ta lại tiếp tục "vào đời" để kiến tạo cuộc đời chính mình và xã hội, với tư cách được Thiên Chúa sai phái đi; bởi lẽ mọi người đều có trách nhiệm về cuộc đời mình và về anh chị em của mình. Hơn nữa, người kitô hữu còn nhận trách nhiệm loan báo Tin mừng khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, bí tích Thêm sức. Thiên Chúa vẫn sai phái con cái Người, tất cả và mỗi người đi vào đời để thi hành sứ vụ của Người.

Trước hết, đó là sứ vụ "đến với con người" để mang lại niềm tin, niềm hy vọng được sống cuộc đời có ý nghĩa. Cuộc sống vốn đầy cạnh tranh, đầy đau khổ, đầy lao nhọc. Những nguy cơ ấy dễ làm cho người mệt mỏi, buông xuôi và rất có thể đi đến mất niềm tin, mất hy vọng và mất ý nghĩa sống. Thế nên, chỉ cần "đến với con người" với sự thông cảm, chi sẻ, thì đã là thi hành sứ vụ.

Thứ đến, đó là sứ vụ "kiến tạo một xã hội trong yêu thương". Con người đã bước vào đời do tình yêu thương của cha mẹ; con người đã lớn lên trong xã hội với những tương trợ cần thiết: nhà nông cho lúa gạo, người công nhân và nhà kinh doanh cung cấp các tiện nghi… Thế nên, sứ vụ kiến tạo một xã hội trong yêu thương là điều tất yếu của ơn gọi làm người.

Sau nữa, vì mọi người đều khao khát hoàn thành cuộc đời mình thật trọn hảo; và khao khát này chỉ có thể được lấp đầy khi con người biết tìm đến ơn cứu độ trọn vẹn trong Thiên Chúa. Do đó, kitô hữu phải là những người có trách nhiệm làm chứng cho anh chị em của mình về ơn cứu độ của Thiên Chúa yêu thương, được ban tặng cho con người qua Ðức Giêsu Kitô.

Phải chăng tôi đã sống trong niềm xác tín mình đang được sai đi để thi hành sứ vụ? Phải chăng tôi đã chấp nhận anh chị em của mình với tình yêu thương? Phải chăng tôi cũng có góp sức của mình, theo khả năng và hoàn cảnh riêng của tôi, để góp phần kiến tạo một xã hội yêu thương cho cuộc sống chung quanh tôi?

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Trong tấm bánh nhỏ,

Chúa đã ở lại trần gian và đã đến với muôn người.

Trong tấm bánh nhỏ,

Chúa trở thành "tấm bánh bẻ ra" cho nhân loại.

Xin cho chúng con,

khi được đón tiếp Chúa vào trong tâm hồn,

thì cũng biết lên đường,

đến với những người chung quanh

và làm chứng cho tình yêu của Chúa.

Lm. An Phong, OP

Chua Nhat 17 TN

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN - NĂM B

Mừng Năm Linh Mục

Đào Tạo Trái Tim

Mỗi khi nhìn thấy những cảnh khổ ở đời, Đức Giêsu không sao cầm được lòng thương. Hôm nay, nhìn thấy đám đông đói khát, Người không thể để mặc họ ra về.... Nên người đã làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dân. Qua phép lạ lớn lao này, Đức Giêsu hé mở cho ta thấy trái tim đầy tình thương xót của Người, quyền năng cao cả của Người. Nhưng đồng thời Người cũng nhân dịp này đào tạo trái tim con người.

Bài học thứ nhất mà Người muốn dạy ta, đó là lòng cảm thương phải biến thành việc làm cụ thể. Lòng cảm thương là một tình cảm tốt. Nhưng cảm thương suông thì chưa đủ. Thiếu việc làm cụ thể, lòng cảm thương nhiều khi trở thành hình thức, giả dối. Lòng cảm thương ai cũng có. Nhưng số người thực sự ra tay hành động vì lòng cảm thương lại rất hiếm.... Chỉ có việc làm cụ thể mới minh chứng một lòng cảm thương đích thực. Thế là các môn đệ phải đi tìm bánh và cá mang đến cho Chúa. Các ông giúp phân phát lương thực cho mọi người. Các ông đi thu lượm những mẩu bánh còn dư. Các ông tích cực tham gia vào việc cứu đói.

Bài học thứ hai mà Người muốn dạy ta, đó là hãy cộng tác vào công trình của Chúa. Chúa có thể làm được mọi sự. Nhưng Người muốn ta cộng tác vào chương trình của Người. Người có thể biến đá thành bánh. Nhưng Người vẫn đón nhận 5 chiếc bánh và 2 con cá của một em bé. Sự đóng góp của con người tuy nhỏ bé, nhưng rất cần thiết. Đó chính là khởi điểm để Chúa làm việc.

Bài học thứ ba mà Người muốn dạy ta, đó là hãy biết tiết kiệm. Đói khát và thừa mứa. Thiếu thốn và phung phí. Đó là hai trạng thái trái ngược hiện nay trên thế giới. Khi dư giả người ta dễ phung phí. Những người vừa trải qua cơn đói, nay đã vứt bừa bãi những mẩu bánh dư thừa. Đức Giêsu sai các môn đệ đi thu lượm những mẩu bánh thừa. Chúa dậy cho mọi người hãy biết tiết kiệm. Tiết kiệm là trân trọng những của cải Chúa ban. Tiết kiệm là ý thức của cải là của mọi người.

Bài học thứ bốn mà Người muốn dạy ta, đó là phải tìm lương thực thiêng liêng. Vật chất là cần thiết cho đời sống hiện tại. Nhưng vật chất không phải là tất cả. Quá nô lệ vào vật chất, tâm hồn con người sẽ không vươn lên được. Lương thực cho thân xác là một giải quyết cấp thời. Về lâu về dài, muốn con người phát triển, cần phải giải quyết các nạn đói khác. Đó là nạn đói văn hóa. Đó là nạn đói đạo đức. Và trên hết, đó là nạn đói lương thực thiêng liêng. Nhu cầu tâm linh của con người ngày càng lớn rộng. Cơn đói khát tâm linh càng lúc càng mãnh liệt. Tìm đáp ứng nhu cầu tâm linh là một việc làm thiết thực. Nâng cao đời sống tâm linh là đưa con người tới phát triển toàn diện....

Với những bài học kèm theo việc hóa bánh ra nhiều, Đức Giêsu muốn đào tạo trái tim chúng ta. Người muốn trái tim ta hãy mở ra để cảm thương anh em đồng loại....(xem tiếp).

Kết Quả Đại Hội Giáo Lý Kỳ X (HK)

“Thánh Phaolô Tông Đồ, mẫu gương của Giáo Lý Viên” là chủ để của Đại Hội Giáo Lý (ĐHGL) lần thứ 10 được tổ chức tại Baton RougeLouisianatừ ngày 12 đến ngày 14/06/2009.

ĐHGL lần thứ 10 diễn ra trong năm Thánh Phaolô, nên chúng tôi có dịp được học hỏi và suy tư về cuộc đời Thánh Phaolô. Mục đích của ĐHGL lần này là trình bày dung mạo và những nét đặc trưng của Thánh Phaolô, người GLV tiền phong và là đại sư của mọi GLV trong Giáo Hội.

Thuyết trình viên chính của đại hội là Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo từ Roma đến. Qua hai bài chia sẻ, Ngài đã làm sống lại tinh thần truyền giáo của Thánh Phaolô từ 2000 năm trước. Bí quyết của lòng hăng say dấn thân của nhà truyền giáo vĩ đại này là sức mạnh nội tâm, kín múc từ bốn nguồn mạch là:

  1. Lòng say mến Chúa Giêsu “Đối với tôi, sống chính là Chúa Kitô” (Pl 1, 21).

  2. Sự nhạy cảm và vâng lời tuyệt đối các tác động của Chúa Thánh Thần “Giờ đây được Chúa Thánh Thần thuyết phục và thúc đẩy, tôi lên Giêrusalem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó…” (Cv 20, 22).

  3. Tâm tình yêu mến giáo hội “Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Nguời là Hội Thánh” (Col 1, 24).

  4. Tình yêu sâu đậm đối với tha nhânCó Thiên Chúa làm chứng cho tôi, tôi hết lòng yêu quý anh em tất cả, với tình thương của Đức Giêsu Kitô” (Phil 1, 8).

Đức Ông nêu cao vai trò từng GLV trong công cuộc loan báo Tin Mừng bằng việc so sánh hình ảnh ngọn đèn pha chiếu thật sáng trên mái nhà và vai trò những bóng đèn nho nhỏ nhiều cỡ nhiều loại trong các căn phòng, dưới tầng hầm, trong nhà kho... Thật vậy, Giáo Hội luôn cần những ngọn đèn pha cực mạnh như Thánh Phaolô, nhưng không thể không cần đến vai trò của những bóng đèn nhỏ dưới hầm hay trong bóng tối của nhà kho.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN - NĂM B

Ngày 12 tháng 7, năm 2009

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN - NĂM B

Mừng Năm Linh Mục

Sứ Vụ trong Cuộc Đời

Tin mừng hôm nay tường thuật lại việc Chúa gởi 12 tông đồ đi rao giảng. Ðây là một sứ vụ được bảo chứng bằng những phép lạ như trừ quỉ, chữa bệnh…

Vào Ðời, ngôn từ thường được dùng để chỉ việc hội nhập vào xã hội, nhằm thi hành một sứ mệnh nào đó. Con người đã "vào đời" ngay lúc mở mắt chào đời; khi đó, mỗi người đã lãnh nhận ơn gọi làm người để sống. Lớn lên, người ta lại tiếp tục "vào đời" để kiến tạo cuộc đời chính mình và xã hội, với tư cách được Thiên Chúa sai phái đi; bởi lẽ mọi người đều có trách nhiệm về cuộc đời mình và về anh chị em của mình. Hơn nữa, người kitô hữu còn nhận trách nhiệm loan báo Tin mừng khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, bí tích Thêm sức. Thiên Chúa vẫn sai phái con cái Người, tất cả và mỗi người đi vào đời để thi hành sứ vụ của Người.

Trước hết, đó là sứ vụ "đến với con người" để mang lại niềm tin, niềm hy vọng được sống cuộc đời có ý nghĩa. Cuộc sống vốn đầy cạnh tranh, đầy đau khổ, đầy lao nhọc. Những nguy cơ ấy dễ làm cho người mệt mỏi, buông xuôi và rất có thể đi đến mất niềm tin, mất hy vọng và mất ý nghĩa sống. Thế nên, chỉ cần "đến với con người" với sự thông cảm, chi sẻ, thì đã là thi hành sứ vụ.

Thứ đến, đó là sứ vụ "kiến tạo một xã hội trong yêu thương". Con người đã bước vào đời do tình yêu thương của cha mẹ; con người đã lớn lên trong xã hội với những tương trợ cần thiết: nhà nông cho lúa gạo, người công nhân và nhà kinh doanh cung cấp các tiện nghi… Thế nên, sứ vụ kiến tạo một xã hội trong yêu thương là điều tất yếu của ơn gọi làm người.

Sau nữa, vì mọi người đều khao khát hoàn thành cuộc đời mình thật trọn hảo; và khao khát này chỉ có thể được lấp đầy khi con người biết tìm đến ơn cứu độ trọn vẹn trong Thiên Chúa. Do đó, kitô hữu phải là những người có trách nhiệm làm chứng cho anh chị em của mình về ơn cứu độ của Thiên Chúa yêu thương, được ban tặng cho con người qua Ðức Giêsu Kitô.

Phải chăng tôi đã sống trong niềm xác tín mình đang được sai đi để thi hành sứ vụ? Phải chăng tôi đã chấp nhận anh chị em của mình với tình yêu thương? Phải chăng tôi cũng có góp sức của mình, theo khả năng và hoàn cảnh riêng của tôi, để góp phần kiến tạo một xã hội yêu thương cho cuộc sống chung quanh tôi? (xem tiếp).

Kết Quả Đại Hội Giáo Lý Kỳ X (HK)

“Thánh Phaolô Tông Đồ, mẫu gương của Giáo Lý Viên” là chủ để của Đại Hội Giáo Lý (ĐHGL) lần thứ 10 được tổ chức tại Baton RougeLouisianatừ ngày 12 đến ngày 14/06/2009.

ĐHGL lần thứ 10 diễn ra trong năm Thánh Phaolô, nên chúng tôi có dịp được học hỏi và suy tư về cuộc đời Thánh Phaolô. Mục đích của ĐHGL lần này là trình bày dung mạo và những nét đặc trưng của Thánh Phaolô, người GLV tiền phong và là đại sư của mọi GLV trong Giáo Hội.

Thuyết trình viên chính của đại hội là Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo từ Roma đến. Qua hai bài chia sẻ, Ngài đã làm sống lại tinh thần truyền giáo của Thánh Phaolô từ 2000 năm trước. Bí quyết của lòng hăng say dấn thân của nhà truyền giáo vĩ đại này là sức mạnh nội tâm, kín múc từ bốn nguồn mạch là:

  1. Lòng say mến Chúa Giêsu “Đối với tôi, sống chính là Chúa Kitô” (Pl 1, 21).

  2. Sự nhạy cảm và vâng lời tuyệt đối các tác động của Chúa Thánh Thần “Giờ đây được Chúa Thánh Thần thuyết phục và thúc đẩy, tôi lên Giêrusalem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó…” (Cv 20, 22).

  3. Tâm tình yêu mến giáo hội “Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Nguời là Hội Thánh” (Col 1, 24).

  4. Tình yêu sâu đậm đối với tha nhânCó Thiên Chúa làm chứng cho tôi, tôi hết lòng yêu quý anh em tất cả, với tình thương của Đức Giêsu Kitô” (Phil 1, 8).

Đức Ông nêu cao vai trò từng GLV trong công cuộc loan báo Tin Mừng bằng việc so sánh hình ảnh ngọn đèn pha chiếu thật sáng trên mái nhà và vai trò những bóng đèn nho nhỏ nhiều cỡ nhiều loại trong các căn phòng, dưới tầng hầm, trong nhà kho... Thật vậy, Giáo Hội luôn cần những ngọn đèn pha cực mạnh như Thánh Phaolô, nhưng không thể không cần đến vai trò của những bóng đèn nhỏ dưới hầm hay trong bóng tối của nhà kho.