Ngày 13 tháng 1, năm 2008
Chúa Nhật Lễ Chúa Chịu Phép Rửa
Chúa Nhật Lễ Chúa Chịu Phép Rửa
Chúa Nhật này đánh dấu ngày cuối cùng của mùa Giáng Sinh và mở đầu cuộc đời công khai của Chúa Giêsu. Hôm nay cũng là ngày đầu tiên của Thường Niên, là mùa chúng ta dõi theo bước chân của Chúa Giêsu trên hành trình rao giảng Tin Mừng của Người.
Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa là dấu chỉ rằng Người đã hoàn toàn mặc lấy bản tính nhân loại. Các bài đọc hôm nay cũng như các bài đọc tuần trước nói lên việc Thiên Chúa tỏ mình ra trong con người Đức Chúa Giêsu Kitô. Tin Mừng trình bày ngày Chúa chịu phép rửa như thời điểm mà Thiên Chúa tỏ cho chúng ta thấy Chúa Giêsu là Con Yêu Dấu của Ngài. Các bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy rằng việc Chúa chịu Phép Rửa là nền tảng cho sự hiểu biết của chúng ta về các Bí Tích Khai Tâm, đặc biệt là BÍ Tích Thánh Tẩy.
Trong bài đọc thứ nhất, ngôn sứ Isaia nói rằng Đấng được Thiên Chúa tuyển chọn sẽ giải thoát dân Người qua sự thương khó và khổ nạn của Người. Và Chúa Giêsu qua cuộc khổ nạn và cái chết của Người đã thật sự giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi.
Theo sách Giáo Lý Công Giáo thì tất cả các tiên trưng trong Cựu Ước đều được thực hiện nơi Ðức Kitô. Người khởi sự cuộc đời công khai sau khi chịu phép rửa của thánh Gioan. Việc này cho thấy sự tự hạ của Người. Chúa Thánh Thần ngự trên Người như để mở đầu cho một cuộc tạo dựng mới, và Chúa Cha giới thiệu Người là "Con Yêu Dấu" của Ngài. Trong cuộc Vượt Qua, Người đã khơi nguồn bí tích Thánh Tẩy. Người nói về cuộc tử nạn tại Giêrusalem như "một Phép Rửa" Người phải lãnh nhận. Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Người trên thập giá tiên trưng cho bí tích Thánh Tẩy và Thánh Thể là những bí tích ban đời sống mới. Bí tích Thánh Tẩy đã phát xuất từ Thánh Giá, từ cái chết của Ðức Kitô (GLCG 1223-1225).
Người đã để lại cho chúng ta Bí Tích Thánh Tẩy, là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cửa ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi bí tích khác. Nhờ bí tích này chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, thành chi thể của Ðức Kitô, được gia nhập và tham dự sứ mạng của Hội Thánh (GLCG 1213).
Sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, các thánh Tông Đồ và các cộng sự viên ban bí tích Thánh Tẩy cho tất cả những ai tin vào Chúa Giêsu: Do Thái và ngoại giáo. Bí tích Thánh Tẩy luôn gắn liền với đức tin. Theo thánh Phaolô, nhờ bí tích Thánh Tẩy người tín hữu cùng chết với Ðức Kitô, được mai táng và phục sinh với Người. Những người được rửa tội "mặc lấy Đức Kitô" (GLCG 1226-1228).
Ngày nay với sự thịnh hành của thuyết tương đối về tôn giáo, có nhiều người đã chủ trương rằng không cần phải truyền giáo. Việc Chúa chịu phép rửa một lần nữa nhắc nhở cho tất cả chúng ta sứ vụ truyền giáo mà Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ trong các Tin Mừng (xem Mt 28:19-20; Mk 16:15; Lk24:4-7; Acts 1:3) và Hội Thánh vẫn thường xuyên nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là trong văn kiện “
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét