Thứ Năm, 27 tháng 9, 2007

PHUONG PHAP CAU NGUYEN VA DAY GIAO LY

PHƯƠNG PHÁP CẦU NGUYỆN 4 BƯỚC DÀNH CHO GIÁO LÝ VIÊN


Có thể nói: mỗi buổi dạy Giáo Lý là một buổi cầu nguyện với Lời Chúa. Để giúp các em học sinh Giáo Lý đón nhận được chân lý Lời Chúa và đáp trả lại bằng lời cầu nguyện hồn nhiên đơn sơ, chính bản thân Giáo Lý Viên cũng phải là những người chuyên chăm cầu nguyện, biết cách hướng dẫn cho các em cầu nguyện và cùng với các em cầu nguyện trong một bầu khí chân thành trang trọng.

Nên chăng, ngoài những buổi họp nhau soạn Giáo Án Giáo Lý, những buổi đến lớp dạy Giáo Lý, những buổi sinh hoạt gây tình đoàn kết thân ái và trao đổi kinh nghiệm giữa các Giáo Lý Viên với nhau, Ban Giáo Lý của Giáo Xứ cũng cần phải tổ chức cho các Giáo Lý Viên họp nhau cùng cầu nguyện ít là hàng tuần.

đây, chúng tôi xin giới thiệu một phương pháp cầu nguyện hết sức đơn giản nhưng lại rất dễ đạt hiệu quả chiều sâu tâm linh. Đó là Phương Pháp Cầu Nguyện 4 Bước của Dòng Chúa Cứu Thế, mà chúng tôi đã có dịp thử nghiệm và phổ biến tại Đại Chủng Viện Hà-nội và một số Giáo Xứ ở miền Nam lẫn miền Bắc trong Năm Thánh 2000.

I. DẪN NHẬP:

Cầu nguyện trước tiên là hiện diện trước Chúa và Cầu nguyện trước tiên là hiện diện trước Chúa và để Chúa ở với mình. Cầu nguyện là đối thoại với Chúa bằng môi miệng, trí óc, linh hồn, và bằng cả chân, cả tay, cả thân mình nữa. Đặc trưng của đối thoại là Nói và Nghe. Nếu chỉ nói không, thì mới là thuyết trình hay giảng day, nhưng chúng ta không có gì để dạy Chúa cả. Còn nếu chỉ nghe không, mà không nói lại bằng lời hay hành động, thì thật ra chưa nghe.

Như đôi trai gái lúc đầu mới làm quen, ai cũng muốn nói để chứng tỏ, để cho người kia hiểu về mình – mình là người tốt. Nhưng đến lúc đã thân nhau hơn, người ta bắt đầu có nhu cầu nghe nhau, để hiểu người bạn của mình, để thấu cảm với bạn mình. Còn khi đã yêu nhau mãnh liệt thì việc nói hay nghe không còn quan trọng bằng sự hiện diện, có mặt với nhau càng nhiều càng tốt.

Đó là khởi đầu của dấu hiệu muốn trở nên và có khả năng trở nên "một thịt với nhau". Cầu nguyện cũng là một cuộc tâm giao của hai người yêu nhau, nên cũng có tiến trình đi khá giống: nói – nghe – hiện diện.

II. TIẾN TRÌNH:

Phương Pháp Cầu Nguyện 4 Bước sẽ giúp bạn gặp gỡ Thiên Chúa, nhất là Chúa Giê-su như một người bạn, một người tình. Nếu bạn có lòng khát khao điều này, xin hãy dừng lại đôi phút mời Chúa Giê-su đến với bạn ngay lúc này.

"Lạy Chúa Giê-su, con mời Chúa đến với con trong giờ này và ngay bây giờ ! Xin Chúa chạm vào mắt con để con thấy Chúa trên các giòng chữ này. Xin Chúa chạm đến tay con, chạm đến tim con, để con như được ôm lấy Chúa. Xin Chúa chạm vào toàn thân con để toàn thân con có Chúa và xin cho con ca ngợi Chúa".

Bạn hãy hát cho Chúa nghe một bài hay chỉ một đoạn của một bài ca chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa mà bạn thuộc.

Như vậy, từ giờ phút này, chúng tôi nhân Danh Chúa Giê-su Ki-tô và quyền năng Phục Sinh của Người là Chúa Thánh Thần chúc lành cho bạn. Xin Máu Thánh cứu độ của Người xua đuổi mọi âm mưu ma quỷ là các trạng thái lo lắng, hoài nghi, bực bội, căng thẳng, nóng bức hay ớn lạnh và nhất là mặc cảm tội lỗi đang hiện diện trong tâm trí, trong thân xác của bạn và trong căn phòng này ra khỏi bạn và nơi bạn đang có mặt.

Bạn hãy công bố: "Chỉ có Chúa và những gì thuộc về Ngài mới được hiện diện trong con người con và trong căn phòng này !

"Tên của 4 Bước giúp bạn thiết lập tương quan với Chúa gồm có: MIỆNG ĐỌC - TÂM SUY - KHẨN NGUYỆN - DẤN THÂN.

Bước 1: MIỆNG ĐỌC

Bạn sẽ đọc cái gì ? Xin bạn vui lòng luôn luôn có bên mình quyển Kinh Thánh Tân Ước nhỏ, để bất cứ lúc nào bạn muốn gặp gỡ Chúa Giê-su theo cách này, bạn sẽ không bị cản trở. Bạn hãy mở Kinh Thánh ra, chọn một đoạn ( có thể chỉ có một câu hoặc nhiều hơn cũng được ). Lưu ý, bạn có thể chọn các đoạn Kinh Thánh giúp cầu nguyện theo những cách sau:

Mở sách và chọn ngẫu nhiên: bất kỳ đoạn nào mở ra và gây chú ý cho mắt bạn trước nhất.

Mở sách và chọn theo các bản chỉ dẫn: hiện nay có rất nhiều bản chỉ dẫn ý cho mắt bạn trước nhất. bản chỉ dẫn đọc Kinh thánh theo hoàn cảnh. Nếu bạn đang hân hoan thì chọn đoạn nào và nếu đang cô đơn thì chọn đoạn nào.

Mở sách và chọn theo Lịch Phụng Vụ: trên Lịch Công giáo các địa phận đều có ghi ngày nào cần đọc đoạn nào.

Trước khi vào bước một, bạn nên mơi Chúa Giê-su đến với mình, tương tự như đã đề nghị ở phần trên. Kế đó bạn bắt đầu đọc sau một, hai phút thinh lặng. Cách đọc: Đọc bằng miệng, sao cho tai nghe được tiếng mình đọc. Nếu đọc một mình bạn, bạn lập lại một lần nữa như thể đang nuốt lấy từng chữ, từng lời Thánh Kinh.

Nếu đọc trong một Nhóm nhỏ ( 8 người trở xuống ), bạn nhờ một người thay mặt cộng đoàn công bố lại bản văn Lời Chúa một cách chậm rãi, trong khi đó những người kia nghe như thể đang nuốt lấy từng chữ, từng lời Thánh Kinh. Nếu Nhóm đông hơn 8 người, có thể nhờ 2 người lập lại.

Sau khi đọc xong, bạn thinh lặng khoảng một phút, rồi đọc lên một chữ, hay những chữ mà bạn còn nhớ và đã được đánh động. Bạn lập lại chậm rãi ba lần. Ví dụ: "Tôi biết chiên của tôi - Tôi biết chiên của tôi - Tôi biết chiên của tôi" ( x Ga 10, 14 ).

Sau khi xướng lên lời Thánh kinh này, bạn hãy cảm tạ Chúa đã đến với bạn, đang chạm đến bạn và đã ban cho bạn một Lời Sống.

Khi có nhiều người, thì người này xướng xong, mọi người lắng lại vài giây rồi người khác tiếp tục xướng lên. Lưu ý, trước khi xướng bản văn Thánh Kinh, bạn nên đọc xuất xứ, để mọi người dễ hiệp thông, ví dụ: "Câu 14".

Nếu bạn thấy Lời Thánh Kinh đánh động bạn đã được người khác xướng rồi bạn vẫn cứ xướng lại, vì điều đó cần cho cộng đoàn và cho chính bạn, bởi cũng một LỜI, nhưng Chúa sẽ nói những điều cụ thể khác nhau cho từng người và cho mỗi hoàn cảnh riêng biệt.

Bạn cần liên tục cảm tạ Chúa cho mình và cho những người đang cầu nguyện chung với bạn, vì Chúa thương chúng ta, Người đang viếng thăm chúng ta và ban cho chúng ta Sự Sống.

Bước 2: TÂM SUY

Bạn đừng vội đặt ra câu hỏi: "Những câu, những chữ Lời Chúa vừa đọc, vừa đánh động bạn có ý nghĩa gì ?" Nhưng hãy thật thư giãn và thả lỏng tâm trí, để Chúa có thêm cơ hội chạm vào cuộc đời bạn, nhất là chạm vào những khoảng trống tâm linh sâu thẩm.

Sau hai, ba phút thinh lặng như thế, bạn bắt đầu lập lại những câu, những chữ mà lúc nãy bạn đã được đánh động, một cách chậm rãi nhiều lần và chỉ cho một mình bạn nghe là đủ.

Kế đó, bạn hãy kéo câu, chữ Lời Chúa đó vào chính cuộc đời của bạn.

Ví dụ: "Tôi biết chiên của tôi... Chúa biết chiên của Chúa... Chúa biết con... Chúa biết con đang buồn... Chúa biết con đang bất lực trước một thử thách lơn lao... Chúa biết tim con đang xao động... Chúa biết lòng con đang hoài nghi... Chúa biết con... Chúa biết hoàn cảnh gia đình con... Chúa biết sự đổ vỡ sắp xảy ra trong nhà con... Chúa biết chiên của Chúa... "

Sau đó, bạn ước ao được bàn tay cứu độ của Chúa Giê-su chạm đến từng vấn đề đó của bạn.

Ví dụ: "Chúa biết con, vì con là chiên của Chúa... Chúa biết gia đình con, vì là gia đình con cũng thuộc về đàn chiên của Chúa... Xin bàn tay cứu độ của Chúa chạm đến tim con, chạm đến mạch máu của con... Xin bàn tay cứu độ của Chúa chạm đến và gìn giữ gia đình con..."

Bước 3: KHẨN NGUYỆN

Lúc này, bạn hãy mở miệng cầu nguyện lớn tiếng cho tai bạn nghe được giọng nói của mình.

Bạn hãy cầu nguyện với Chúa trong tâm tình phó thác tuyệt Bạn hãy cầu nguyện với Chúa trong tâm tình phó thác tuyệt đối, tức là ngoài Chúa ra không ai làm được việc đó, kể cả bạn. Tiền bạc, uy tín của địa vị hay tình cảm cũng không giải quyết được. Chỉ có một mình Chúa Giê-su mới có thể giải quyết được mà thôi.

Bạn đừng sợ hay ngại ngùng không biết nói gì khi cầu nguyện lớn tiếng, vì mọi lời nguyện đều hướng về Chúa, mà Chúa thì có vô số lời hay ý đẹp rồi, nên Người không cần phải nghe thêm một lời nào theo cách trau chuốt của chúng ta thường dùng để nói hoa mỹ với nhau, nhưng Người cần tấm lòng chân thật.

Nhất là, thánh Phao-lô đã dạy chúng ta: "Có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rên siết khôn tả" ( Rm 8, 26 ).

Do đó, bạn hãy nói ngay với Chúa điều gì chợt đến lúc ấy với bạn, bất kể đó là điều gì, chỉ với một ý định rõ ràng là khẩn xin và ngợi khen Chúa.

Ở phần này, bạn cũng có thể sám hối một cách đặc biệt, xin được giải thoát khỏi những ràng buộc của sự dữ ẩn nấp trong cơ thể bạn dưới các hình thức bệnh tật, nghiện ngập, mệt mỏi, lo sợ, oán thù, hoài nghi... Rồi bạn hãy nói với Chúa quyết tâm tha thứ và làm hòa của bạn với Chúa và với những người nào đó cụ thể.

Bạn hãy xin Mẹ Ma-ri-a Hằng Cứu Giúp, thánh An-phong, Thánh Bổn Mạng và các Thánh khác mà bạn đặc biệt quý mến cầu nguyện cho bạn, để bạn có thể sẵn sàng để Chúa Giê-su tự do sử dụng bạn, ngõ hầu Người sẽ thực hiện điều bạn khẩn xin ngay nơi thân xác bạn và tha nhân.

Bước 4: DẤN THÂN

Nếu quyết tâm chỉ mới là một ước muốn thực hiện đến cùng một điều tốt nào đó ( lý trí và ý chí ), thì dấn thân sẽ bao gồm trọn vẹn quyết tâm và còn đòi phải có thêm ít là một hành vi, hành động cụ thể nào đó để thực hiện quyết tâm ấy. Ở đây, bạn sẽ dấn thân theo lời mời gọi mà trong suốt thời gian cầu nguyện vừa qua bạn đã được đánh động, thúc đẩy.

Khi nhận ra điều này, bạn hãy mau mắn thực hiện mà đừng lo sợ khả năng có phù hợp với quyết tâm hay không, vì lúc đó chính Chúa sẽ giúp bạn, sẽ làm thay cho bạn.

III. KẾT LUẬN:

Khi nào bạn chưa thực hiện xong phần Dấn Thân, nghĩa là giờ cầu nguyện của bạn chưa kết thúc; nghĩa là Chúa Giê-su vẫn đang hiện diện cách đặc biệt với bạn để nghe bạn tâm tình.

Như vậy, mặc dầu bạn chỉ dành ra 15 phút mỗi ngày và đều đặn như vậy, nhưng sẽ có những ngày bạn được gắn bó với Chúa liên tục cả ngày. Nếu bạn là người Ki-tô hữu thực thụ, chắc bạn cũng có một mong ước như người viết bài này là được Chúa Giê-su kết chặt cuộc đời Người với cuộc đời mình. Vậy đây là một lời đề nghị, một cách thức mà nhiều bạn trẻ đã đón nhận và đã gặp gỡ Đức Ki-tô muốn được chia sẻ với bạn.

Kinh nghiệm cụ thể cho thấy, nếu một Nhóm hoặc mỗi cá nhân trung thành thực hiện theo Phương Pháp này trong khoảng 49 ngày, thì đến ngày thứ 50, Nhóm hoặc cá nhân có thể nhận được ân huệ Chúa ban một cách diệu kỳ.

IV. TÓM LƯỢC:

Cuối cùng, để giúp người hướng dẫn ( còn gọi là Linh Hoạt Viên Cầu Nguyện ) cho một Nhóm nhỏ khoảng từ 10 tới 30 người, xin tóm lược tất cả Phương Pháp Cầu Nguyện 4 Bước theo một trình tự như sau:

Bước 1: MIỆNG ĐỌC

  • Tập họp chung tại một nơi thích hợp.
  • Chân thành mời Chúa đến với Nhóm.
  • Hát chung một bài Thánh Ca ngắn.
  • Thinh lặng ít phút.
  • Cùng mở Tân Ước, đọc chung đoạn Lời Chúa đã chọn.
  • Nhờ thêm 2 người nữa lần lượt đọc lại đoạn Lời Chúa.
  • Thinh lặng ít phút.
  • Mời tất cả ai được đánh động bởi câu, chữ nào trong đoạn Lời Chúa vừa đọc, xướng lên chậm rãi 3 lần kèm theo xuất xứ.

Bước 2: TÂM SUY

  • Người hướng dẫn nói với Chúa thay cho cả Nhóm.
  • Mỗi người cũng thầm nói với Chúa niềm ước ao được chính Lời Chúa vừa xướng lên, chạm đến từng vấn đề riêng của mình, chạm đến cuộc đời mình.

Bước 3: KHẨN NGUYỆN

  • Người hướng dẫn khẩn nguyện lớn tiếng thay cho cả Nhóm. Mọi người hiệp ý, hoặc có thể thầm khẩn nguyện trong lòng cho một vấn đề riêng của bản thân.
  • Sau đó, lần lượt mỗi người cũng có thể khẩn nguyện lớn tiếng trước cả Nhóm, nếu thấy bản thân cần được cả Nhóm cầu nguyện giúp cho mình.
  • Có thể nài xin với Đức Ma-ri-a, Thánh Bổn Mạng của mỗi người, Thánh Bảo Trợ của Nhóm mình cầu bầu cùng Chúa.

Bước 4: DẤN THÂN

  • Người hướng dẫn thưa với Chúa một quyết tâm chung của Nhóm, hướng tới một việc dấn thân cụ thể: hoán cải một lỗi lầm, hòa giải một chuyện bất hòa, sống bác ái...
  • Mỗi người cũng thầm hứa với Chúa sẽ quyết tâm và dấn thân làm một việc cụ thể nào đó mà mình được Chúa soi dẫn.
  • Nếu có mặt một Linh Mục, mời ngài thánh hóa và chúc lành.
  • Hát chung một bài Thánh Ca, làm dấu Thánh Giá kết thúc.

Trích từ Nổi Lửa Cho Đời 3 của Cha Giuse Lê Quang Uy

Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

CẦU NGUYỆN TRONG GIÁO LÝ


I. MỤC ĐÍCH:

Như đã trình bày từ các bài trước, mục đích cuối cùng của việc dạy Giáo Lý là giúp các em gặp gỡ và kết hợp với Chúa. Do đó, cầu nguyện có một vai trò hết sức quan trọng trong một buổi Giáo Lý. Có thể nói, cả buổi Giáo Lý phải là một cuộc gặp gỡ Chúa. Chính những phần cầu nguyện ở đầu, ở giữa và ở cuối buổi Giáo Lý giúp các em đi vào cuộc hạnh ngộ tuyệt vời này. Tuy nhiên, mỗi phần cầu nguyện đều có ý hướng và nội dung khác nhau, thích ứng với trình tự của một buổi học Giáo Lý.

II. NỘI DUNG:

Trước khi đi vào ý hướng và nội dung từng phần, thiết tưởng cũng nên nhắc lại những điều kiện thiết yếu cho việc cầu nguyện. Đó là:

1. Khát vọng gặp Chúa:

Chính Giáo Lý Viên là người trước hết khao khát gặp gỡ Chúa, xin Chúa soi dẫn để mình biết trình bày sứ điệp của Chúa đến cho các em. Kế đó, Giáo Lý Viên truyền lan nỗi khao khát được gặp Chúa sang cho tất cả các em, để về phía các em, các em cũng khao khát xin Chúa mở trí mở lòng để đón nhận nội dung Giáo Lý mà các em sắp học, đang học và vừa học xong.

Điều này thể hiện cả ở việc làm dấu Thánh Giá, ở tư thế lúc cầu nguyện. Hãy thường xuyên nhắc cho các em hiểu ý nghĩa của việc làm dấu, của cử chỉ cúi mình bái lạy. Không nên làm dấu quều quào như... đuổi ruồi, chưa làm dấu kết thúc đã vội làm ngay, nói ngay sang chuyện khác. Giáo Lý Viên phải giúp các em cầu nguyện với cả con người, nghĩa là với tất cả trí nhớ, trí tưởng tượng, tâm hồn và thể xác. Nên dùng những lời và những cử chỉ đơn sơ mộc mạc chân thành.

2. Thời gian gặp Chúa:

Những giây phút cầu nguyện ngay trong buổi học Giáo Lý phải là khoảng thời gian dành trọn cho Chúa, Những giây phút cầu nguyện ngay trong buổi học Giáo Lý phải là khoảng thời gian dành trọn cho Chúa, được Giáo Lý Viên chuẩn bị chu đáo, diễn ra một cách trang trọng, chứ không làm cho có, làm theo thói quen. Cầu nguyện đừng quá ngắn ngủn cộc lốc, gây cảm tưởng là sợ phí giờ. Cũng đừng quá lê thê, tạo ra tâm lý ngán ngẩm hoặc ngột ngạt. Điều này sẽ âm thầm huấn luyện rất hiệu quả cho các em biết cần phải thường xuyên cầu nguyện với Chúa không chỉ trong lớp mà vào mọi nơi mọi lúc trong ngày sống của các em, đặc biệt là trước khi đi ngủ và vừa khi thức dậy, khi vừa lãnh nhận một Bí Tích và trước khi ăn cơm.

Cũng cần nhớ rằng: cầu nguyện không phải là đọc kinh liên tục kéo dài, hết kinh này đến kinh khác một cách máy móc. Mỗi kinh nếu được sử dụng đều là những lời cầu nguyện đã được Giáo Hội cô đọng sâu xa ( Kinh Lạy Cha, Kinh Tin Kính, Kinh Kính Mừng, Kinh Tin-Cậy-Mến, Kinh cầu Chúa Thánh Thần, Kinh Cúi Xin Chúa sáng soi... )

3. Lắng nghe tiếng Chúa:

Tâm lý chung của đám đông là sợ sự thinh lặng. Hễ cứ thấy im lặng hơi lâu một chút là sốt ruột, thấy cần phải hát, phải làm một cái gì đó ngay.

Đã muốn lắng nghe được tiếng Chúa thì thầm trong tâm hồn hay được cất lên khi công bố Lời Chúa, rõ ràng là cần phải biết thinh lặng. Trong giây phút cầu nguyện, Giáo Lý Viên phải dành những khoảnh khắc thinh lặng hoàn toàn, không nên nói liên tục đến mức lải nhải dông dài, cầu xin kể lể đủ thứ chuyện mà không có trọng tâm ý chính.

Cần nhớ là một lời cầu nguyện thường có ý cảm tạ, ngợi khen, xin lỗi hoặc xin ơn tùy nội dung bài Giáo Lý gợi ra.

Cũng nên tập cho các em khi dâng lời nguyện tự phát thì cần nói chậm, to, dõng dạc, rõ ý để cộng đoàn mới có thể hiệp thông với ý nguyện được. Khi kết thúc một lời nguyện, nên thinh lặng một chút rồi thêm câu: "Xin Chúa nhậm lời chúng con..."

Sau những lời nguyện tự phát của các em, Giáo Lý Viên nên đợi tất cả lắng lại một lúc rồi mới dâng lời tổng nguyện kết thúc. Sau đó có thể hát một bài thánh ca phù hợp với nội dung vừa cầu nguyện.

III. CÁC PHẦN CẦU NGUYỆN:

1. Cầu nguyện đầu giờ:

Phút cầu nguyện đầu giờ có mục đích giúp các em đi vào cuộc gặp gỡ với Chúa trong buổi Giáo Lý, bằng cách đặt các em trước sự hiện diện của Chúa. "Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ" ( Mt 18, 20 ).

Hãy giúp các em nhớ lại Lời Chúa mời gọi: "Cứ để trẻ em đến với Thầy..." ( Mc 10, 14 ). Hãy để các em nhận ra một buổi học Giáo Lý chính là thời gian đến với Chúa để học cùng Chúa: "Hãy học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền hậu và khiêm nhường..." ( Mt 11, 29 )

2. Cầu nguyện giữa giờ:

Phút cầu nguyện giữa giờ chính là đỉnh cao của buổi học Giáo Lý, vì sau khi nghe công bố và giải thích Lời Chúa, sau khi đã tiếp nhận lời mời gọi của Chúa với cả tâm tình, các em hẳn có nhiều điều muốn nói với Chúa, muốn đi vào cuộc đối thoại trang nghiêm mà thân tình với Chúa.

Như thế, cuộc gặp gỡ giữa các em với Chúa đã được chuẩn bị qua việc công bố và giải thích Lời Chúa, và sẽ được tiếp nối trong phần sinh hoạt tiếp theo sau đó. Nội dung của phút cầu nguyện này là ý chính và tâm tình của bài Giáo Lý.

3. Cầu nguyện cuối giờ:

Phút cầu nguyện cuối giờ sẽ giúp các em trình bày với Chúa quyết tâm sống những gì đã học. Nếu như phút cầu nguyện đầu giờ giúp các em từ cuộc sống bước vào cuộc gặp gỡ với Chúa, thì phút cầu nguyện cuối giờ hướng các em đến một cuộc gặp gỡ khác với Chúa ngay trong đời thường. Nhờ đó, toàn bộ cuộc sống các em sẽ là lời cầu nguyện liên lỉ.

IV. KẾT LUẬN:

Cầu nguyện trong Giáo Lý giúp các em nội tâm hóa những giáo huấn của Lời Chúa, chuyển sứ điệp thành hành động cụ thể. Như thế, cầu nguyện gắn Giáo Lý với Phụng Vụ và cuộc sống.

Hãy cẩn thận, đừng để rơi vào một cung cách cầu nguyện mà Đức Giê-su đã nhắc nhở: "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa, Lạy Chúa !" là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên Trời, mới được vào mà thôi..." ( Mt 7, 21 )

PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY GIÁO LÝ


I. DẪN NHẬP:

Nếu như trong giáo dục, các mặt trí dục, đức dục và thể dục đòi hỏi phải có phương pháp chuyển tải thì ngành Sư Phạm Giáo Lý cũng cần phải có phương pháp. Phương pháp chính là con đường ngắn nhất đưa cả người dạy lẫn người học đạt đến mục tiêu nhắm tới.

Có hai phương pháp chính và một số phương cách hỗ trợ để Giáo Lý Viên có thể vận dụng trong việc trình bày một nội dung Giáo Lý.

Thật ra, mỗi phương pháp đều có mặt mạnh mặt yếu của nó, không hoàn toàn tuyệt đối hay cho mọi trường hợp. Do vậy, tùy từng vấn đề phải chuyển tải, tùy từng hoàn cảnh và môi trường giảng dạy, và tùy từng đối tượng tham dự lớp, mà Giáo Lý Viên uyển chuyển chọn lựa phương pháp này hay phương pháp kia, đôi khi khéo léo phối hợp cả 2 phương pháp trong cùng tiến trình truyền đạt một nội dung Giáo Lý, cốt là đạt được hiệu quả cao nhất.

II. HAI PHƯƠNG PHÁP CHÍNH:

1. Phương pháp diễn giải ( Méthode déductive ):

Người trình bày đi từ một định luật, một định đề lớn và tổng quát, dần dần suy luận, diễn tả, chứng minh và giải thích, mổ xẻ thành những vấn đề nhỏ, những trường hợp riêng biệt để từ đó tổng hợp từng bước để người học có thể nắm được nội dung chính.

Ví dụ: Học về Hội Thánh trong chương trình Vào Đời. Định nghĩa Hội Thánh là gì ? Hội diễn tả một cuộc nhóm họp thành cộng đoàn với một mục đích, một công việc chung. Thánh nghĩa là thuộc về Thiên Chúa. Vậy, Hội Thánh là cộng đoàn những người được Lời Thiên Chúa quy tụ thành Dân Chúa và thành Thân Mình Của Đức Giê-su Ki-tô... ( Kế đó, lại phải trình bày về Lời Chúa, được quy tụ bởi Lời Thiên Chúa là thế nào ? Tại sao lại nói Hội Thánh là Nhiệm Thể, là Thân Mình của Đức Ki-tô ?... )

Phương pháp này buộc người dạy phải vận dụng những suy luận và định nghĩa vững chắc và mạch lạc, có phần nào hơi áp đặt các em phải chấp nhận ngay từ đầu một mệnh đề, một định luật, đòi hỏi phải đầu tư suy nghĩ nhiều.

Hơn nữa, phương pháp giảng dạy này dùng đường lối thuyết trình ( didactique ), nghĩa là độc thoại một chiều từ phía người nói đến người nghe, sử dùng khá nhiều từ ngữ Thần Học cao siêu và Mầu Nhiệm khó hiểu, gây ra bầu khí động não căng thẳng, nặng nề, khô khan, thiếu sự trao đổi và cảm nhận sống động nơi các em.

Nếu đành phải áp dụng phương pháp này trong giảng dạy thì phải huy động thêm nhiều phương cách hỗ trợ để minh họa dẫn dắt các em từ những cái khó hiểu đi dần tới những cái dễ hiểu.

Một hình thức biến thể và đơn giản hóa của phương pháp diễn giải là các sách Giáo Lý Hỏi – Thưa dành cho trẻ em, mà hiện nay một số Giáo Phận, đặc biệt ở miền Bắc vẫn đang còn áp dụng.

2. Phương pháp quy nạp ( Méthode inductive ):

Người dạy khởi đi với các kinh nghiệm của bản thân, hoặc những dẫn chứng thực tế, những câu chuyện trong đời sống thường nhật mà người học có thể từng trải và cảm nhận một cách tự nhiên. Từ đó tiến dần đến một kết luận có tính khái quát về nội dung vấn đề muốn truyền đạt.

Ví dụ: Học về việc “Thiên Chúa ban trí khôn loài người” trong chương trình Giáo Lý Khai Tâm. Kể truyện em bé Hi-cô-i-chi trong truyện Tảng Đá Chắn Đường ( xin xem Tuyển Tập Nối Lửa Cho Đời số 2 ). Bắt đầu từ đời sống nhân bản: Em có trí khôn nên em sống khôn ngoan và làm vui lòng mọi người. Dẫn vào nội dung Giáo Lý: Em được Thiên Chúa ban cho trí khôn để có thể nhận biết Chúa, sống yêu thương như ý Chúa muốn. Đẩy tới tâm tình tôn giáo: Mỗi tối, trước khi đi ngủ, em thưa với Chúa: “Xin cho con biết điều gì đẹp lòng Chúa để con làm, và điều gì làm buồn lòng Chúa để con tránh”...

Phương pháp này rất phù hợp với trẻ em, vì các em thường suy nghĩ bằng sự kiện và hình ảnh hơn là bằng ý niệm và lý luận trừu tượng. Hơn nữa, phương pháp này dùng đường lối đối thoại ( méthode dialogique ), nghĩa là có tương quan hai chiều giữa người hướng dẫn và người khám phá. Thầy gợi ý để trò suy nghĩ và từng bước tiến gần đến chân lý. Các câu hỏi vừa tầm, mở đường cho lời đáp, tiệm tiến, xoáy dần vào vấn đề chính.

Chúng ta nhận thấy Đức Giê-su đã dùng phương pháp quy nạp một cách xuất chúng khi luôn mở đầu một bài giảng bằng một dụ ngôn hoặc bằng một hình ảnh, một sự kiện bình thường trong cuộc sống con người.

III. CÁC PHƯƠNG CÁCH HỖ TRỢ:

Để việc áp dụng các phương pháp vừa nói ở trên đạt được hiệu quả cao nhất, xin đề nghị 2 phương cách hỗ trợ.

Cần lưu ý là cả 2 phương cách này đều dựa trên nguyên tắc năng động ( dynamique ), đòi hỏi người Giáo Lý Viên như một Linh Hoạt Viên trong lớp Giáo Lý, biết cách huy động các em trong một bầu khí vui tươi sống động, biết cộng tác với nhau trong việc khám phá từng bước và toàn bộ nội dung Giáo Lý thông qua các Trò Chơi, Bài Hát, Truyện Kể và những sinh hoạt tập thể như: Kịch Chạy, Pa-Nô Chạy, Báo Chạy... ( Xin xem thêm tuyển tập Nối Lửa Cho Đời số 1 )

Như thế, các phương cách hỗ trợ này tạo ra các tương quan đa chiều, không những giữa Giáo Lý Viên và các em, mà còn giữa các em với nhau trong sự hướng dẫn của Giáo Lý Viên. Khái niệm dạy – học trong một bầu khí sống động như vậy, sẽ trở nên tương đối, mà đúng hơn, phải thay bằng khái niệm cùng nhau khám phá.

Không gian lớp học thường được sắp xếp rất linh động uyển chuyể. Bàn ghế có thể bố trí theo hình vuông, hình chữ nhật hoặc chữ U. Cũng có thể bỏ hết bàn ghế để thầy và trò ngồi xuống đất theo hình tròn. Đương nhiên, số lượng các em không nên quá đông ( vượt quá 30 trẻ ) để việc hội thoại, sinh hoạt và hoạt động không bị loãng hoặc hỗn độn, cả lớp đều dễ dàng tham gia mà ít có em nào thụ động khép kín.

Ở đây xin tạm phác họa một xã hội đồ ( sociogramme ), các mũi tên đan xen qua lại sẽ diễn tả những mối tương quan đa chiều trong lớp xoay quanh nội dung Giáo Lý được đem ra hội thoại, giữa Giáo Lý Viên ( ô tròn tô đậm ) và các em ( các ô để trắng ):

1. Phương cách trực quan ( intuitive ):

Trực quan nghĩa là các em có thể trực tiếp vận dụng một hoặc nhiều giác quan ( mắt nhìn, tai nghe, tay chạm, mũi ngửi, lưỡi nếm ), để từng chút một, thông qua các sự việc, sự vật và khái niệm trung gian mà đến gần hơn với nội dung Giáo Lý.

Phương cách này đặc biệt thu hút các em học sinh Giáo Lý, nhưng cũng dễ gây ấn tượng nếu khéo áp dụng cho cả các dự tòng người lớn.

Ở đây, chúng tôi xin đơn cử hai mặt trực quan sinh động dễ được vận dụng nhiều nhất:

  • Mắt nhìn ( thị giác ), Giáo Lý Viên có thể vận dụng các tranh ảnh, pa-nô cắt dán minh họa một phần của nội dung Giáo Lý, một tấm bản đồ Đất Thánh, một bản phân nhánh hình thành các Giáo Phận ở Việt Nam, một bản gia phả Chúa Giê-su, một bình hoa thật đẹp, sách Kinh Thánh... hoặc một mẫu vật thật như: hòn đá núi, ngọn đèn có giá, con chim sẻ trong lồng, đồng bạc cổ, chùm nho, bó lúa, đóa hoa dại, nhánh cỏ lùng... gợi liên tưởng đến các câu Lời Chúa trong Tân Ước... Cũng có thể cho các em chơi trò chơi lắp ghép tranh hình ô vuông theo một tranh Kinh Thánh mẫu, làm Báo Chạy, Pa-nô Chạy...
  • Tai nghe ( thính giác ), Giáo Lý Viên có thể mở cho lớp nghe một bài Thánh Ca, một câu truyện kể với nhạc nền được thâu sẵn trong băng cassette có nội dung dẫn vào hoặc củng cố bài Giáo Lý. Ngoài ra, phải kể cả các loại hình minh họa Sư Phạm Giáo Lý như kể truyện, đọc truyện, tập hát cũng giúp vào việc nghe hết sức hiệu quả. Cũng có thể cho lớp chơi các trò chơi Kim về thính giác để nhận định những tiếng động khác nhau của các mẫu vật, những âm giọng riêng của từng người... từ đó dẫn nhập vào bài dạy.

2. Phương cách hoạt động ( active ):

Ở phương cách này, Giáo Lý Viên vận dụng tối đa các phương pháp năng động như Lập Phiếu, Nhóm Ong, Động để tổ chức các dạng sinh hoạt tại lớp như: hoạt cảnh, diễn kịch ngắn, Báo Chạy, Pa-nô Chạy, triển lãm mi-ni...

Giáo Lý Viên các khối cũng có thể phối hợp tổ chức cho nhiều khối học sinh Giáo Lý sinh hoạt các trò chơi trong Hội Trường hoặc tại sân Giáo Xứ, hoặc thỉnh thoảng tổ chức Trò Chơi Lớn, Chiến Dịch Giáo Lý ( x. thêm tuyển tập Nối Lửa Cho Đời số 1 ).

Cuối học kỳ hoặc cuối năm, có thể tổ chức cho các em một chuyến đi hành hương, phục vụ từ thiện, xuất du, những buổi xem phim Kinh Thánh, phim Giáo Dục... Sau mỗi buổi hoặc mỗi chuyến đi như thế, cả lớp sẽ họp mặt với nhau để lượng giá, trao đổi, chia sẻ và được Giáo Lý Viên hỗ trợ, sẽ cùng nhau rút ra một chân lý Tin Mừng cần lãnh hội.

Được như vậy, nội dung Giáo Lý sẽ khắc họa sâu xa trong tâm hồn, và được biến thành “sự sống” cụ thể nơi mỗi em.

Học đi đôi với hành, kiến thức hòa nhập với cảm nhận, các em sẽ thật sự gặp gỡ Đức Ki-tô, đến gần với Thiên Chúa hơn, đồng thời lại nhận ra rất rõ chiều kích tha nhân và sự hiệp thông trong Giáo Hội qua những bạn học cùng lớp cũng như qua tha nhân mà các em tiếp xúc, đặc biệt là “người nghèo”.

IV. KẾT LUẬN:

Xin nhắc lại, mục tiêu ở đây chính là giúp học viên gặp gỡ Đức Ki-tô, hiểu biết, yêu mến và sống theo Lời của Người. Do vậy, các phương pháp nêu trên chỉ mang ý nghĩa chuyển tải và hỗ trợ, đừng quá lệ thuộc.

Cũng xin nhớ là không có phương pháp nào là chuẩn mực và lý tưởng cho mọi Giáo Lý Viên, mọi độ tuổi các em và trong mọi lúc, mọi trường hợp, do vậy, dùng phương pháp nào đi nữa thì cũng không miễn chước cho mỗi Giáo Lý Viên khỏi việc tự mình khao khát tìm hiểu, cầu nguyện và sống Lời Chúa.

PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY GIÁO LÝ


I. DẪN NHẬP:

Nếu như trong giáo dục, các mặt trí dục, đức dục và thể dục đòi hỏi phải có phương pháp chuyển tải thì ngành Sư Phạm Giáo Lý cũng cần phải có phương pháp. Phương pháp chính là con đường ngắn nhất đưa cả người dạy lẫn người học đạt đến mục tiêu nhắm tới.

Có hai phương pháp chính và một số phương cách hỗ trợ để Giáo Lý Viên có thể vận dụng trong việc trình bày một nội dung Giáo Lý.

Thật ra, mỗi phương pháp đều có mặt mạnh mặt yếu của nó, không hoàn toàn tuyệt đối hay cho mọi trường hợp. Do vậy, tùy từng vấn đề phải chuyển tải, tùy từng hoàn cảnh và môi trường giảng dạy, và tùy từng đối tượng tham dự lớp, mà Giáo Lý Viên uyển chuyển chọn lựa phương pháp này hay phương pháp kia, đôi khi khéo léo phối hợp cả 2 phương pháp trong cùng tiến trình truyền đạt một nội dung Giáo Lý, cốt là đạt được hiệu quả cao nhất.

II. HAI PHƯƠNG PHÁP CHÍNH:

1. Phương pháp diễn giải ( Méthode déductive ):

Người trình bày đi từ một định luật, một định đề lớn và tổng quát, dần dần suy luận, diễn tả, chứng minh và giải thích, mổ xẻ thành những vấn đề nhỏ, những trường hợp riêng biệt để từ đó tổng hợp từng bước để người học có thể nắm được nội dung chính.

Ví dụ: Học về Hội Thánh trong chương trình Vào Đời. Định nghĩa Hội Thánh là gì ? Hội diễn tả một cuộc nhóm họp thành cộng đoàn với một mục đích, một công việc chung. Thánh nghĩa là thuộc về Thiên Chúa. Vậy, Hội Thánh là cộng đoàn những người được Lời Thiên Chúa quy tụ thành Dân Chúa và thành Thân Mình Của Đức Giê-su Ki-tô... ( Kế đó, lại phải trình bày về Lời Chúa, được quy tụ bởi Lời Thiên Chúa là thế nào ? Tại sao lại nói Hội Thánh là Nhiệm Thể, là Thân Mình của Đức Ki-tô ?... )

Phương pháp này buộc người dạy phải vận dụng những suy luận và định nghĩa vững chắc và mạch lạc, có phần nào hơi áp đặt các em phải chấp nhận ngay từ đầu một mệnh đề, một định luật, đòi hỏi phải đầu tư suy nghĩ nhiều.

Hơn nữa, phương pháp giảng dạy này dùng đường lối thuyết trình ( didactique ), nghĩa là độc thoại một chiều từ phía người nói đến người nghe, sử dùng khá nhiều từ ngữ Thần Học cao siêu và Mầu Nhiệm khó hiểu, gây ra bầu khí động não căng thẳng, nặng nề, khô khan, thiếu sự trao đổi và cảm nhận sống động nơi các em.

Nếu đành phải áp dụng phương pháp này trong giảng dạy thì phải huy động thêm nhiều phương cách hỗ trợ để minh họa dẫn dắt các em từ những cái khó hiểu đi dần tới những cái dễ hiểu.

Một hình thức biến thể và đơn giản hóa của phương pháp diễn giải là các sách Giáo Lý Hỏi – Thưa dành cho trẻ em, mà hiện nay một số Giáo Phận, đặc biệt ở miền Bắc vẫn đang còn áp dụng.

2. Phương pháp quy nạp ( Méthode inductive ):

Người dạy khởi đi với các kinh nghiệm của bản thân, hoặc những dẫn chứng thực tế, những câu chuyện trong đời sống thường nhật mà người học có thể từng trải và cảm nhận một cách tự nhiên. Từ đó tiến dần đến một kết luận có tính khái quát về nội dung vấn đề muốn truyền đạt.

Ví dụ: Học về việc “Thiên Chúa ban trí khôn loài người” trong chương trình Giáo Lý Khai Tâm. Kể truyện em bé Hi-cô-i-chi trong truyện Tảng Đá Chắn Đường ( xin xem Tuyển Tập Nối Lửa Cho Đời số 2 ). Bắt đầu từ đời sống nhân bản: Em có trí khôn nên em sống khôn ngoan và làm vui lòng mọi người. Dẫn vào nội dung Giáo Lý: Em được Thiên Chúa ban cho trí khôn để có thể nhận biết Chúa, sống yêu thương như ý Chúa muốn. Đẩy tới tâm tình tôn giáo: Mỗi tối, trước khi đi ngủ, em thưa với Chúa: “Xin cho con biết điều gì đẹp lòng Chúa để con làm, và điều gì làm buồn lòng Chúa để con tránh”...

Phương pháp này rất phù hợp với trẻ em, vì các em thường suy nghĩ bằng sự kiện và hình ảnh hơn là bằng ý niệm và lý luận trừu tượng. Hơn nữa, phương pháp này dùng đường lối đối thoại ( méthode dialogique ), nghĩa là có tương quan hai chiều giữa người hướng dẫn và người khám phá. Thầy gợi ý để trò suy nghĩ và từng bước tiến gần đến chân lý. Các câu hỏi vừa tầm, mở đường cho lời đáp, tiệm tiến, xoáy dần vào vấn đề chính.

Chúng ta nhận thấy Đức Giê-su đã dùng phương pháp quy nạp một cách xuất chúng khi luôn mở đầu một bài giảng bằng một dụ ngôn hoặc bằng một hình ảnh, một sự kiện bình thường trong cuộc sống con người.

III. CÁC PHƯƠNG CÁCH HỖ TRỢ:

Để việc áp dụng các phương pháp vừa nói ở trên đạt được hiệu quả cao nhất, xin đề nghị 2 phương cách hỗ trợ.

Cần lưu ý là cả 2 phương cách này đều dựa trên nguyên tắc năng động ( dynamique ), đòi hỏi người Giáo Lý Viên như một Linh Hoạt Viên trong lớp Giáo Lý, biết cách huy động các em trong một bầu khí vui tươi sống động, biết cộng tác với nhau trong việc khám phá từng bước và toàn bộ nội dung Giáo Lý thông qua các Trò Chơi, Bài Hát, Truyện Kể và những sinh hoạt tập thể như: Kịch Chạy, Pa-Nô Chạy, Báo Chạy... ( Xin xem thêm tuyển tập Nối Lửa Cho Đời số 1 )

Như thế, các phương cách hỗ trợ này tạo ra các tương quan đa chiều, không những giữa Giáo Lý Viên và các em, mà còn giữa các em với nhau trong sự hướng dẫn của Giáo Lý Viên. Khái niệm dạy – học trong một bầu khí sống động như vậy, sẽ trở nên tương đối, mà đúng hơn, phải thay bằng khái niệm cùng nhau khám phá.

Không gian lớp học thường được sắp xếp rất linh động uyển chuyể. Bàn ghế có thể bố trí theo hình vuông, hình chữ nhật hoặc chữ U. Cũng có thể bỏ hết bàn ghế để thầy và trò ngồi xuống đất theo hình tròn. Đương nhiên, số lượng các em không nên quá đông ( vượt quá 30 trẻ ) để việc hội thoại, sinh hoạt và hoạt động không bị loãng hoặc hỗn độn, cả lớp đều dễ dàng tham gia mà ít có em nào thụ động khép kín.

Ở đây xin tạm phác họa một xã hội đồ ( sociogramme ), các mũi tên đan xen qua lại sẽ diễn tả những mối tương quan đa chiều trong lớp xoay quanh nội dung Giáo Lý được đem ra hội thoại, giữa Giáo Lý Viên ( ô tròn tô đậm ) và các em ( các ô để trắng ):

1. Phương cách trực quan ( intuitive ):

Trực quan nghĩa là các em có thể trực tiếp vận dụng một hoặc nhiều giác quan ( mắt nhìn, tai nghe, tay chạm, mũi ngửi, lưỡi nếm ), để từng chút một, thông qua các sự việc, sự vật và khái niệm trung gian mà đến gần hơn với nội dung Giáo Lý.

Phương cách này đặc biệt thu hút các em học sinh Giáo Lý, nhưng cũng dễ gây ấn tượng nếu khéo áp dụng cho cả các dự tòng người lớn.

Ở đây, chúng tôi xin đơn cử hai mặt trực quan sinh động dễ được vận dụng nhiều nhất:

  • Mắt nhìn ( thị giác ), Giáo Lý Viên có thể vận dụng các tranh ảnh, pa-nô cắt dán minh họa một phần của nội dung Giáo Lý, một tấm bản đồ Đất Thánh, một bản phân nhánh hình thành các Giáo Phận ở Việt Nam, một bản gia phả Chúa Giê-su, một bình hoa thật đẹp, sách Kinh Thánh... hoặc một mẫu vật thật như: hòn đá núi, ngọn đèn có giá, con chim sẻ trong lồng, đồng bạc cổ, chùm nho, bó lúa, đóa hoa dại, nhánh cỏ lùng... gợi liên tưởng đến các câu Lời Chúa trong Tân Ước... Cũng có thể cho các em chơi trò chơi lắp ghép tranh hình ô vuông theo một tranh Kinh Thánh mẫu, làm Báo Chạy, Pa-nô Chạy...
  • Tai nghe ( thính giác ), Giáo Lý Viên có thể mở cho lớp nghe một bài Thánh Ca, một câu truyện kể với nhạc nền được thâu sẵn trong băng cassette có nội dung dẫn vào hoặc củng cố bài Giáo Lý. Ngoài ra, phải kể cả các loại hình minh họa Sư Phạm Giáo Lý như kể truyện, đọc truyện, tập hát cũng giúp vào việc nghe hết sức hiệu quả. Cũng có thể cho lớp chơi các trò chơi Kim về thính giác để nhận định những tiếng động khác nhau của các mẫu vật, những âm giọng riêng của từng người... từ đó dẫn nhập vào bài dạy.

2. Phương cách hoạt động ( active ):

Ở phương cách này, Giáo Lý Viên vận dụng tối đa các phương pháp năng động như Lập Phiếu, Nhóm Ong, Động để tổ chức các dạng sinh hoạt tại lớp như: hoạt cảnh, diễn kịch ngắn, Báo Chạy, Pa-nô Chạy, triển lãm mi-ni...

Giáo Lý Viên các khối cũng có thể phối hợp tổ chức cho nhiều khối học sinh Giáo Lý sinh hoạt các trò chơi trong Hội Trường hoặc tại sân Giáo Xứ, hoặc thỉnh thoảng tổ chức Trò Chơi Lớn, Chiến Dịch Giáo Lý ( x. thêm tuyển tập Nối Lửa Cho Đời số 1 ).

Cuối học kỳ hoặc cuối năm, có thể tổ chức cho các em một chuyến đi hành hương, phục vụ từ thiện, xuất du, những buổi xem phim Kinh Thánh, phim Giáo Dục... Sau mỗi buổi hoặc mỗi chuyến đi như thế, cả lớp sẽ họp mặt với nhau để lượng giá, trao đổi, chia sẻ và được Giáo Lý Viên hỗ trợ, sẽ cùng nhau rút ra một chân lý Tin Mừng cần lãnh hội.

Được như vậy, nội dung Giáo Lý sẽ khắc họa sâu xa trong tâm hồn, và được biến thành “sự sống” cụ thể nơi mỗi em.

Học đi đôi với hành, kiến thức hòa nhập với cảm nhận, các em sẽ thật sự gặp gỡ Đức Ki-tô, đến gần với Thiên Chúa hơn, đồng thời lại nhận ra rất rõ chiều kích tha nhân và sự hiệp thông trong Giáo Hội qua những bạn học cùng lớp cũng như qua tha nhân mà các em tiếp xúc, đặc biệt là “người nghèo”.

IV. KẾT LUẬN:

Xin nhắc lại, mục tiêu ở đây chính là giúp học viên gặp gỡ Đức Ki-tô, hiểu biết, yêu mến và sống theo Lời của Người. Do vậy, các phương pháp nêu trên chỉ mang ý nghĩa chuyển tải và hỗ trợ, đừng quá lệ thuộc.

Cũng xin nhớ là không có phương pháp nào là chuẩn mực và lý tưởng cho mọi Giáo Lý Viên, mọi độ tuổi các em và trong mọi lúc, mọi trường hợp, do vậy, dùng phương pháp nào đi nữa thì cũng không miễn chước cho mỗi Giáo Lý Viên khỏi việc tự mình khao khát tìm hiểu, cầu nguyện và sống Lời Chúa.

BẦU KHÍ MỘT LỚP GIÁO LÝ


I. DẪN NHẬP:

Để giúp các trẻ em có hứng thú khi đến với lớp, và hơn nữa có thể lãnh hội sâu xa vững chắc nội dung bài Giáo Lý, từ đó trẻ lại còn có thể diễn tả được niềm tin của mình ít là ngay tại lớp, các Giáo Lý Viên cần phải biết tạo bầu khí cho lớp Giáo Lý, phải biết cách trình bày nội dung Giáo Lý, và riêng với trẻ em, còn phải biết giúp sinh hoạt một cách sống động vui tươi. Muốn vậy, các Giáo Lý Viên nên chú ý đến các yếu tố vật chất và các yếu tố tinh thần được trân trọng đề nghị sau đây:

II. CÁC YẾU TỐ VẬT CHẤT:

1. Khung cảnh:

Trong thực tế tại các vùng ngoại thành và nông thôn nghèo, khó mà có Trong thực tế tại các vùng ngoại thành và nông thôn nghèo, khó mà có được những phòng học Giáo Lý lý tưởng như tại một số không lớn lắm các Giáo Xứ tại các đô thị và thành phố. Do vậy ở đây xin mở rộng khái niệm phòng học Giáo Lý thành khung cảnh Giáo Lý.

Dù thế, ở bất cứ khung cảnh nào, khi mở một lớp Giáo Lý, chúng ta cũng cần ý thức rằng lớp Giáo Lý chính là nơi Thiên Chúa gặp gỡ con người, nên phải có tính cách thánh thiêng. Đây cũng không phải là một lớp học Phổ Thông, vì Giáo Lý không chỉ là học, cũng không phải là Nhà Thờ, vì Huấn Giáo khác với Phụng Vụ. Nơi học Giáo Lý có thể được coi như một khung cảnh nằm giữa thế giới bên ngoài và cung thánh Nhà Thờ.

2. Bầu khí:

Dạy Giáo Lý là hướng dẫn các em đi từ đời thường, chuyển dần sang đời sống hiệp thông với Chúa, rồi từ đó lại quay về với đời thường. Quay về nhưng đã khác trước, bởi các em đã gặp Chúa, đã nhận được từ Chúa một vốn liếng Tin Mừng để sống khác hơn, tốt hơn, là con cái của Chúa sâu đậm mật thiết hơn trước.

Cho nên, bầu khí lớp Giáo Lý có nét giống như Nhà Thờ ( nếu là trong phòng ), có khung cảnh giống như nơi ông Mô-sê, ông Gio-an Tẩy Giả, và chính Chúa Giê-su đã gặp gỡ Thiên Chúa trong sa mạc ( nếu ở ngoài trời ), nhờ đó mới có thể nâng tâm hồn người học lên tới sự thánh thiêng.

III. CÁC YẾU TỐ TINH THẦN:

1. Tâm lý:

Trong mối tương quan xưng hô và ứng xử giữa Giáo Lý Viên và các em cũng đặt ra những vấn đề tâm lý đặc biệt, khác hẳn ở các lớp học Phổ Thông. Chúng ta sẽ không gọi các em là học trò. Bởi thật ra bản thân Giáo Lý Viên không phải là người dạy chính thức, mà là chính Đức Giê-su và Thần Khí của Người đang tác động và hướng dẫn.

Do vậy, Giáo Lý Viên nên nói với trẻ em, tùy độ tuổi hai bên mà gọi là "các em", "chúng con", "các bạn" cho thân tình gần gũi.

Trong tâm lý trẻ em, có một quy luật là luật Chuyển Hóa, nghĩa là trong quan hệ của các em với Chúa, các em sẽ dùng chính những quan hệ đã có với Giáo Lý Viên. Các em nói với Giáo Lý Viên thế nào thì cũng thưa với Chúa như vậy. Do đó, thái độ của các em với chúng ta sẽ ảnh hưởng nhiều trên thái độ với Chúa: cách yêu mến, tin tưởng, thân mật, vâng lời...

Chúng ta sẽ là một phần "hình ảnh" của Chúa cho các em. Các em sẽ thấy Chúa, gặp Chúa nơi chúng ta.

Và như thế, chúng ta phải hết sức chú ý tu dưỡng và tự huấn luyện tư cách của mình. Chúng ta sẽ tôn trọng các em, trân trọng những lời các em nói, không bao giờ quát tháo, nhiếc móc, trừng phạt, xúc phạm đến phẩm giá các em.

Mở rộng hơn, vì đã không phải là một lớp học Phổ Thông, nên cũng không cần thiết cho điểm, xếp hạng các em trong lớp. Trong giờ Giáo Lý, thật sự là Giáo Lý Viên sẽ cùng các em lắng nghe Lời Đức Giê-su là Người Anh Cả (Trưởng Tử ), lắng nghe tiếng Thiên Chúa là Cha, rồi tất cả cùng thưa với Người. Các em sẽ nhận ra mình được Chúa yêu và được Giáo Lý Viên là người thay mặt Chúa quý mến mình.

Một quy luật tâm lý khác là luật Chứng Tá. Huấn Giáo dựa trên chứng tá. Giáo Lý Viên chia sẻ chính kinh nghiệm của mình cho lớp. Chúng ta không cần nói nhiều về Đạo, nhưng cần sống Đạo nhiều hơn và chân thật hơn trước mặt trẻ. Khi chứng tá của Giáo Lý Viên có phẩm chất cao, thì các em sẽ được giáo dục sâu xa hơn.

Nếu thế, có người sẽ thắc mắc: "Thế, chẳng lẽ làm Giáo Lý Viên, tôi phải là Thánh hay sao ?"

Xin thưa, đúng là như vậy, trong thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Chuộc (Redemptoris Missio ), ở chương 8, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô đệ nhị đã vạch ra Linh Đạo của người truyền giáo ( mà Giáo Lý Viên đúng là người truyền giáo ) như sau:

  • Để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn,
  • Theo gương Đức Giê-su Ki-tô, Đấng được sai đến,
  • Yêu mến Giáo Hội và các linh hồn như Chúa Giê-su yêu mến,
  • Và, phải là THÁNH !

Giáo Lý lấy từ Nguồn Sống là Thiên Chúa, Giáo Lý lấy từ Nguồn Sống là Thiên Chúa, được truyền đạt đến các em qua chính cách dạy và cách sống của Giáo Lý Viên.

Như vậy, các em vừa được biết Giáo Lý, lại vừa thấy cung cách sống nội dung Giáo Lý ấy một cách sinh động cụ thể nơi Giáo Lý Viên, chắc chắn các em sẽ được khích lệ đi theo hướng sống Tin Mừng ấy.

2. Thinh lặng:

Trẻ không thể gặp Thiên Chúa trong bầu khí ồn ào hỗn độn. Nhiều người cứ lầm tưởng lớp học Giáo Lý cho trẻ em lúc nào cũng phải giống một câu lạc bộ với đủ thứ sinh hoạt tưng bừng náo nhiệt. Ngược lại cũng đừng áp đặt một kiểu thinh lặng bề ngoài, vì một thinh lặng thụ động thì không dẫn đến Thiên Chúa.

Chính trong bầu khí thinh lặng nội tâm, những lời trò chuyện hội thoại giữa Giáo Lý Viên và các em, giữa các em với nhau lại là điều kiện giúp các em đến với Thiên Chúa, Đấng các em khao khát kiếm tìm xuyên qua nội dung bài Giáo Lý.

Vì thế, Giáo Lý Viên cần khuyến khích trẻ khám phá và yêu quý sự thinh lặng. Thinh lặng là một đức tính tôn giáo. Biết thinh lặng là biết "ở trước mặt Chúa", là biết sẵn sàng lắng nghe tiếng Chúa nói.

3. Vui tươi:

Trong giờ Giáo Lý, Giáo Lý Viên phải tạo được bầu khí vui tươi cởi mở, không biến các em thành những nhà khổ tu, hay những binh sĩ giữ kỷ luật khô khăn một cách răm rắp. Các em có thể hỏi nhau, giải thích cho nhau, khi cần có thể đi lại, hỏi mượn nhau dụng cụ học tập. Nhưng mọi sự phải được diễn ra trong cái trật tự của thinh lặng, dễ thương và hồn nhiên. Ở đâu có Chúa, ở đấy có tình yêu và niềm vui.

Giáo Lý Viên phải luôn giúp các em ý thức mình đang sống dưới cái nhìn trìu mến của Chúa, đến nỗi trước giờ học thì các em thấy khao khát, cuối giờ học thì các em vẫn còn muốn tiếp tục.

Trong lớp Giáo Lý, không thể có chuyện học để được nhiều điểm, để được đứng nhất khi so kè kèn cựa với các bạn, hoặc thậm chí cũng không chỉ nhắm đến việc thu thập kiến thức càng nhiều càng tốt. Ở đây, các em cùng nhau gặp gỡ Chúa và đi theo Người.

Ở một chiều kích nhân cách Ky-tô giáo, các em còn được luyện tập để tôn trọng yêu quý lẫn nhau. Nếu có hai em lỡ đánh nhau, thay vì chỉ chú ý phân giải ai đúng ai sai, bạn hãy hỏi các em: "Những người con của Chúa có đánh nhau không ? Tay các con, Chúa ban cho là để làm việc tốt, làm những cử chỉ đẹp cho nhau cơ mà !"...

4. Tự do:

Trẻ cần cảm thấy tự do đến với lớp Giáo Lý, tự do ở lại và tự do lắng nghe Giáo Lý Viên trình bày nội dung Giáo Lý. Không nên biến việc học Giáo Lý thành một công việc khổ sai, bị cha mẹ bó buộc, bị cha sở và các ông bà quản giáo khống chế. Đến với Chúa rõ ràng là một lời mời gọi, khuyến khích tự nguyện. Hãy thành thật nói với trẻ: "Các con có muốn gặp gỡ Chúa, thì các con hãy đến !".

Đức Tin là một hành vi tự do. Vì thế, trong giờ học, hãy để trẻ được tự do nói với Chúa, nói về Chúa trong sự hướng dẫn ân cần và nhẫn nại của Giáo Lý Viên. Không thể đào tạo một tín hữu chân chính bằng cách dọa nạt, trừng phạt hay ra lệnh.

Dứt khoát không nên lấy cớ tránh tác hại lây lan, ảnh hưởng đến việc học của các em bình thường để chủ trương tách hẳn các em cá biệt ra, lập một lớp riêng để có chương trình uốn nắn riêng theo kiểu quen làm ở các trường Phổ Thông. Như vậy là đã phản giáo dục hoàn toàn khi phân biệt đối xử, vô tình "dán nhãn" xếp loại các em ngỗ nghịch, cứng đầu, khó dạy.

Sư Phạm Giáo Lý thì khác hẳn, Đức Giê-su bảo: "Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi !" ( Mt 9, 13 b ). Hơn nữa ở đây, các em chưa phải là hạng người... tội lỗi. Cho dẫu các em đã phạm pháp trầm trọng, thì như Thánh Đông Bốt-xcô dặn dò các nhà giáo dục: vẫn còn ít nhất là 5 % lương tri hướng thiện.

5. Trung thực:

Có thể nói ở nhà trường Phổ Thông, trẻ quen nói dối ! Trẻ nhận ra cứ nói đúng ý thầy cô là được điểm cao, là được thầy cô ưu đãi. Làm bài thi, thì phải khéo léo khôn ngoan để "quay cóp" hoặc "trúng tủ" mới mong ngoi lên để trúng tuyển, hạ "đo ván" các bạn học. Điểm số, bằng khen và các danh hiệu phấn đấu đạt được thường là dựa trên sự bon chen thủ lợi, thiếu vắng hẳn sự thật thà trong sáng.

Trong Giáo Lý, dứt khoát chúng ta không được để óc thực dụng này tiêm nhiễm. Giữa cuộc hội thoại, trẻ được thẳng thắn nêu thắc mắc, nói lên suy nghĩ và cảm nhận của mình.

Khi làm bài, trẻ được mời gọi viết lại điều đã hiểu và đã yêu mến một cách chân thành, chứ không phải chép nguyên xi toát yếu để làm hài lòng Giáo Lý Viên.

Khi trẻ trả lời, bạn đừng khen hay chê. Nếu được khen "đúng", lần sau trẻ lại tìm cách trả lời để được khen, dù đó không phải là điều em đã nghĩ và đã hiểu. Còn nếu chê "sai", trẻ sẽ không bao giờ nói nữa.

Câu vè: "Thấy tốt thì làm, mà làm thì làm cho tốt, đừng cốt được khen, đừng quen vì khen mới làm" thật đáng cho các Giáo Lý Viên chú tâm mời gọi các em sống như một châm ngôn.

IV. KẾT LUẬN:

Trong mọi trường hợp và trong mọi mặt, các bạn Giáo Lý Viên hãy luôn xác tín, hãy tin vào trẻ, hãy tin vào Chúa Thánh Thần, và hãy tin vào chính bạn.

Để đúc kết, xin mượn lời Thánh Phao-lô: "Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng mến, đó là mối dây liên kết tuyệt hảo !" ( Cl 3, 13 – 14 )

Không có nhận xét nào: