Thứ Tư, 30 tháng 4, 2008

Hay cho toi y nghia cuoc song va toi se song

Học hỏi kinh nghiệm c ủa c ác bạn trẻ trên thế giới:

“Hãy cho tôi ý nghĩa cuộc sống và tôi sẽ sống!”

Có lẽ các Salêdiêng Don Bosco (các Cha các Thầy Salêdiêng Don Bosco) khi gặp gỡ người trẻ thường hay hỏi đến tình hình công việc, học hành, gia đình và các mối bận tâm của họ một cách chung chung. Đó là cách tiếp cận thông thường và bằng cách này chúng ta có thể hiểu tâm tư người trẻ. Tuy nhiên nhiều nơi và nhiều lúc khác nhau các bạn trẻ không cảm thấy “an tâm” vì ngay chính bản thân họ nghĩ rằng mình không có vấn đề, hoặc “chuyện cần nói” có tính cách tế nhị, và người trẻ không muốn nói ra. Có lẽ chỉ với những ai họ tin tưởng thì người trẻ mới tâm sự.

Không ít các trường hợp người lớn cảm thấy mình khó xử hay thiếu chuẩn bị để trả lời các thắc mắc của người trẻ. Đôi khi câu trả lời của người lớn lại trở nên xa lạ và không thể hiểu được. Phải chăng các bạn trẻ cần một thứ ngôn ngữ của họ? Họ cần chứng tá của những người cùng lứa tuổi, cùng sống trong một hoàn cảnh tương tự mình mà có những kinh nghiệm riêng biệt khác mình.

Nhận thấy nhu cầu này, trong các giờ sinh hoạt nhóm, nhiều salêdiêng đã giúp các bạn trẻ chia sẻ tâm tư và những quan niệm của người trẻ về cuộc sống.

Họ đặt vấn đề bằng cách đưa ra một số câu hỏi gợi ý, chẳng hạn: Bạn có suy nghĩ gì về cuộc sống? Thế nào là sống có ý nghĩa? Sự thành công, tiền bạc, lạc thú, quyền lực có thể là ý nghĩa đích thực của cuộc sống? Tình yêu làm cho cuộc sống có nghĩa hơn, và chỉ cần tình yêu nhân loại là đủ để sống có ý nghĩa, bạn nghĩ thế nào? Cái chết là kết thúc sau cùng của kiếp người, như vậy cuộc sống có ý nghĩa không?...

Qua các gợi ý này, người trẻ thảo luận và trình bày cho người khác nghe suy nghĩ của mình. Chúng ta có thể hiểu thêm thế giới của họ qua những chia sẻ thẳng thắn từ nhiều khoé nhìn khác nhau về cuộc sống.

Một số bạn trẻ tỏ ra “vô tư” và không mấy quan tâm đến chuyện suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống hay sống làm sao cho có ý nghĩa. Họ chia sẻ như sau:

- “ Với tôi ý nghĩa cuộc sống là SỐNG, đơn giản vậy thôi”.

- “Tôi chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện này. Tôi còn trẻ và còn nhiều thời gian để sống hoặc tìm một ý nghĩa nào đó để sống. Tôi hy vọng là sau này tôi sẽ tìm thấy một ý nghĩa đích thực và đúng đắn cho cuộc sống của mình”.

- “Tôi không có một ý tưởng cố định về chuyện này. Hôm nay tôi nghĩ đến một mục tiêu; ngày mai, có lẽ tất cả sẽ thay đổi”.

Một số bạn trẻ khác thì có thái độ “nghi ngờ” về cách đặt vấn đề tại sao lại cần ý nghĩa để sống. Cũng dể hiểu thái độ của họ, vì khi người ta sống trong hoàn cảnh xã hội đa dạng của chủ nghĩa tương đối, của tự do cá nhân quá trớn, của chủ nghĩa hư vô, việc tìm cho mình một định hướng sống không phải là dễ dàng. Đây là những chia sẻ của các bạn trẻ:

- “Tôi thấy rằng phần đông không có một mục tiêu để sống, họ chỉ sống cho qua ngày. Người ta không có cơ hội dừng lại và tự hỏi vì sao mình hành động như thế. Người ta sống chỉ vì được sống. Một ai đó có thể nói với tôi: Bạn nên làm điều này, hoặc nên làm điều kia trong những trường hợp cụ thể nào đó, nhưng rốt cuộc họ không biết vì sao. Và tôi tự hỏi có tồn tại một ý nghĩa nào chung cho tất cả mọi người không? Người ta có thể sống mà không cần đến một mục tiêu nhất định và sau cùng chăng?”.

- “Tại sao chúng ta hiện hữu? Để thăng tiến ư? Mà thăng tiến gì cơ chứ? Làm sao có thể có chuyện “kiến giết voi”! Tôi khóc cho cái thế giới đói khát này, khóc cho cuộc đời mình. Tôi không thể giả vờ vui vẻ, giả vờ hạnh phúc. Tôi không tin là có sự hạnh phúc; hạnh phúc không thuộc về thế giới này. Hạnh phúc chỉ là một thứ hy vọng hão huyền”.

- “Tôi mệt mỏi lắm rồi vì trò đùa nghiệt ngã của cuộc đời. Tôi nhớ nụ hôn của Paola, bởi vì tôi chỉ còn lại duy nhất kỷ niệm ấy. Bánh xe vận tải đã cướp mất cuộc đời người tôi yêu khi cô ấy vừa tròn 16 tuổi”.

Có bạn trẻ “trăn trở” thực sự về cuộc sống và muốn tìm kiếm một giá trị để sống.

- “Tôi thấy mình cần một sức mạnh để đạp đổ bức tường ngăn cản tôi sống, để tôi sống khác mình bây giờ: cô đơn, thất vọng, không muốn tin tưởng một ai cả, không có mục tiêu, lý tưởng. Tôi không sống thực là mình, tôi đang sống như cỏ cây. Tôi cần một ý nghĩa đích thực để sống và tôi đang day dứt tìm kiếm nó. Cứ mỗi ngày trôi qua với cuộc sống vô nghĩa, tôi cảm thấy mình đánh mất một ngày”.

Một số khác có niềm tin thì suy nghĩ khác hơn. Với họ cuộc sống mang một sắc màu khác. Có thể niềm tin cho người ta một chút hy vọng và một định hướng sống cũng như sức mạnh để vượt qua những khá khăn nhất định.

- “Tôi được 17 tuổi và thời gian trôi qua phần lớn là ở nhà và ở trường. Tôi hiểu rằng mình vẫn còn non trẻ. Tôi tin vào Chúa nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc dâng hiến đời mình để phục vụ Chúa Kitô và yêu thương mọi người. Tôi tin là Thiên Chúa luôn ở với tôi ngay cả khi tôi không có ý thức về Người. Tôi luôn tìm cách để sống và hành động một cách cụ thể, trong sự sẵn sàng, bởi vì ngày Chúa lại đến không phải là “chuyện bên lề cuộc đời”.

- Tôi vừa tròn 14 tuổi. Chỉ ít thời gian trước đây thôi, cuộc sống đối tôi thật kinh khủng. Mọi người xua đuổi và chối từ tôi. Cuộc đời tôi chỉ đầy những thứ ngu xuẩn và tôi là một kẻ vô thần. Cuộc sống tôi thay đổi từ khi tôi tìm kiếm và gặp được Thiên Chúa. Tôi muốn nói với những ai nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa rằng: Bạn hãy tự vấn lòng mình: phải chăng thế giới tuyệt đẹp này tự nhiên mà có? Không, bạn thân mến! Có bàn tay của một “Ai đó” làm nên tất cả, và đã điểm tô cho thế giới này một tạo vật hoàn hảo giữa mọi tạo vật – con người!”.

- “ Với tôi cuộc sống có một sức mạnh lớn lao…Cuộc sống là suy tư, tâm sự, cảm xúc. Cái chết không tồn tại và không ý nghĩa gì để chỉ nói đến nó. Con người sợ cái chết và tìm cách chạy trốn nó. Nhưng cuộc sống là tất cả, kể cả những xung đột giữa thiện và ác, tình yêu và hận thù, hạnh phúc và đau khổ… Và chính vì điều này mà cuộc sống mang nét hào hùng tuyệt vời”.

- “Các bạn hãy suy nghĩ xem, ngoài sự đau khổ chúng ta còn nhiều điều khác hay hơn và đáng sống: Ta có thể ra đường gặp gỡ bạn bè, lắng nghe một đĩa nhạc, hát một ca khúc, làm một bài thơ, lên giường nằm ngủ với hàng ngàn suy nghĩ thú vị; và nếu cần hãy khóc đi nếu bạn cảm thấy buồn, cô đơn và bị bỏ rơi. Dù sao đi chăng nữa chúng ta vẫn sống một cách mạnh mẽ”.

Một ai đó đã nói rằng: “Cuộc sống không có mục đích là một cái chết trước kì hạn”. Các suy tư của người trẻ giúp chúng ta nhận ra rằng dù thế này hay thế khác, cuối cùng người ta vẫn cần một lý do để sống. Tôi bổng dưng chợt nghĩ: nếu một bạn trẻ nào đó hỏi tôi rằng anh có lý do để sống không; anh có thể giúp tôi tìm một ý nghĩa đích thực để sống không, tôi sẽ trả lời sao đây? Hình như mình vẫn chưa tìm ra một thứ ngôn ngữ thích hợp với thời đại và vẫn còn cảm thấy “thiếu chuẩn bị”. Cần thiết phải có một nổ lực không ngừng trong việc tìm kiếm và sống ý nghĩa đích thực của cuộc đời mình. Cần thiết phải có sự kiên nhẫn vậy.

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2008

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2008

Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm A

Ngày 27 Tháng 4, Năm 2008

Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm A

Sự Sống Mới

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Ga. 14, 15-21

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Nếu các Tin mừng Matthêu, Marcô và Luca mời gọi ta vào Vương quốc Thiên Chúa, thì Tin Mừng Gioan mời gọi ta vào tình yêu Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan là người sống sau cùng. Sau khi đã nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, thánh nhân nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu Chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, là sống sự sống của Thiên Chúa.

Tình yêu đó không phải là thứ tình yêu mơ mộng lãng mạn nhưng là một tình yêu sáng suốt của lý trí. Tình yêu đó không phải là chuyện đuổi bướm, hái hoa, rung động, xúc cảm, nhưng là một tình yêu với những việc làm cụ thể. Việc làm cụ thể đó là tuân giữ những điều Chúa Giêsu truyền dạy.

Đó chính là bí quyết Chúa Giêsu truyền lại cho các môn đệ, trước khi Người giã từ các ông để đi vào thế giới đức tin. Từ nay để gặp gỡ Người, để yêu mến Người, để sống với Người, cần phải có đức tin và tình yêu.

Tin và Yêu là đôi mắt giúp ta nhìn thấy những sự thực siêu nhiên. Người không tin và không yêu sẽ không nhìn thấy như lời Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng hôm nay: “Thầy ban cho anh em Thần Chân Lý, Đấng mà thế gian không thể đón nhận được vì thế gian không thấy và không biết Người”. Cũng như kiến thức y khoa là khả năng chuyên môn giúp người bác sĩ nhận dạng được các loại vi trùng, định đúng được bệnh trạng của bệnh nhân; hoặc như kiến thức về thảo mộc của nhà thực vật học giúp họ nhận dạng phân loại và biết rõ đặc tính của những loài cây cỏ, Tin và Yêu cũng phải là khả năng chuyên môn giúp người môn đệ Chúa nhận ra những sự thực siêu nhiên, nhìn thấy, nhận biết và đón nhận Thiên Chúa.

Tin và Yêu, như vậy, là con đường dẫn đưa ta tới gặp gỡ Thiên Chúa.

Với đức tin và tình yêu, người môn đệ Chúa không còn thấy Thiên Chúa là một Đấng xa vời, mơ hồ, nhưng là một Đấng gần gũi, rất thật. Với đức tin và tình yêu ta sẽ gặp được Đức Chúa Cha, Đấng thương yêu, luôn chăm sóc cho ta, luôn mời gọi ta, luôn muốn ấp ủ ta, luôn muốn tha thứ cho ta.

Với đức tin và tình yêu, ta sẽ gặp được Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, trong Sách Thánh, trong những lời giáo huấn của Giáo hội và trong những anh em sống quanh ta.

Với đức tin và tình yêu, ta sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Thánh Thần khi Người đốt lên trong tim ta ngọn lửa yêu mến, khi Người thúc đẩy ta dẫn thân phục vụ, khi Người soi sáng cho ta những sáng kiến trong những hoạt động mới.

Nhưng quan trọng nhất là: Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống đó là hiệp thông, như lời Chúa Giêsu nói: “Ai có và giữ các giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến”.

Chúa Cha ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta. Ở trong người nào tức là được người ấy yêu thương. Hiệp thông trong yêu thương là một thái độ cởi mở: mở tâm hồn ra để cho đi và nhận lãnh sự sống. Nhờ Tin và Yêu, ta mở lòng ra đón nhận Thiên Chúa, sự sống mới, sự sống sung mãn, sự sống vĩnh cửu.

Đúng như lời Chúa Giêsu nói: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi”. Ai nhắm mắt đức tin, sẽ không nhìn thấy Chúa, sẽ trở thành mồ côi. Ai đóng cửa tình yêu, sẽ không gặp được Chúa, sẽ sống trong cô độc. Nhưng người môn đệ Chúa, nhờ có đức tin và tình yêu sẽ gặp được Thiên Chúa Ba Ngôi. Và như thế việc ra đi của Chúa Giêsu không những không thiệt hại mà còn ích lợi cho ta. Sự ra đi của Người dẫn ta đi đến kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong sự sung mãn, sự sống dồi dào.

Nhưng để đạt tới điều Chúa Giêsu đã hứa, ta hãy nhớ lại một lần nữa lời Người căn dặn: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em hãy giữ các giới răn của Thầy”. Đức tin được thể hiện bằng tình yêu. Tình yêu được chứng minh qua hành động. Đó là chìa khoá của đời sống Kitô hữu.

III. TẤM BÁNH HOÁ NHIỀU

1) Theo bạn, tình yêu mến Chúa là những tình cảm bồng bột hay những việc làm cụ thể theo lý trí?

2) Có bao giờ bạn cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống không?

3) Bạn có cố gắng làm chứng cho người khác về sự hiện diện của Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện và bác ái của bạn không?

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2008

NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO ƠN GỌI

NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO ƠN GỌI
CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH
13-04-2008
Ơn Gọi: Phục vụ Giáo Hội - Truyền Giáo


GỢI Ý TÌM HIỂU.

1 - Giáo Hội là thừa sai trong toàn bộ và trong mỗi phần tử của mình. Nếu, do bí tích Rửa tội và Thêm sức, mỗi tín hữu Kitô được kêu gọi làm chứng tá và rao giảng Tin Mừng, thì chiều kích truyền giáo càng được gắn liền với ơn gọi Linh Mục một cách đặc biệt và thâm sâu hơn. Tại sao? (1)

2 - Tin Mừng theo thánh Mathêu, thường được gọi là “diễn văn truyền giáo”, chúng ta nhận thấy tất cả các khía cạnh nói lên đặc tính hoạt động truyền giáo của một cộng đồng Kitô, muốn trung thành với mẫu gương và giáo huấn của Chúa Giêsu. Vậy mẫu gương truyền giáo của Chúa Giêsu như thế nào? (2)

3 - Điều kiệnyếu tố Chính để được gọi là Tông Đồ và những thừa sai rao giảng Tin Mừng? (3,4&5)

4 – Ngày hôm nay theo bạn biết có những hoạt động nào gọi là Truyền Giáo. (6)

5 – Trong tình trạng khủng hoảng Ơn Gọi hiện nay, chúng ta làm gì theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha, để ngày càng có nhiều người bước theo đường ơn gọi? (7&8)

SỨ ÐIỆP CỦA ÐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐITÔ XVI CHO NGÀY QUỐC TẾ LẦN THỨ 45 CẦU NGUYỆN CHO ƠN GỌI

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH
CHÚA CHIÊN LÀNH ( 13/4/2008 )

Chúa nhật thứ 4 sau Phục Sinh: 13-4-2008

Chủ đề: "Ơn gọi: Phục vụ Giáo hội - Truyền giáo”

Anh chị em thân mến!

1. Tôi đã chọn đề tài ”Ơn gọi: Phục vụ Giáo Hội- Truyền giáo" cho Ngày Thế Giới cầu cho ơn gọi sẽ được cử hành ngày 13-4-2008 . Chúa Giêsu phục sinh đã ủy thác cho các Tông Đồ mệnh lệnh: ”Vậy các con hãy đi giảng dạy tất các các dân nước, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19), và Ngài hứa với họ: ”Này đây Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

Giáo Hội là thừa sai trong toàn bộ và trong mỗi phần tử của mình. Nếu, do bí tích Rửa tội và Thêm sức, mỗi tín hữu Kitô được kêu gọi làm chứng tá và rao giảng Tin Mừng, thì chiều kích truyền giáo càng được gắn liền với ơn gọi Linh Mục một cách đặc biệt và thâm sâu hơn. Trong giao ước với Israel, Thiên Chúa đã ủy thác sứ mạng làm ngôn sứ và tư tế cho những người được Ngài tuyển chọn, kêu gọi và gửi tới toàn dân nhân danh Ngài. Ví dụ Chúa đã làm như thế với Môisê: Yahvê nói với ông: ”Giờ đây ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến gặp Pharaon. Ngươi hãy đưa dân Ta ra khỏi Ai Cập.. sau khi ngươi đã đưa dân ra khỏi Ai Cập, các ngươi sẽ phụng sự Thiên Chúa trên núi này” (Xh 3,10.12). Chúa cũng làm như vậy với các ngôn sứ.

2. Những lời hứa với các Tổ Phụ chúng ta đã được thể hiện viên mãn trong Chúa Giêsu Kitô. Về vấn đề này, Công đồng chung Vatican 2 đã quả quyết: ”Vì thế, Chúa Con đã đến. Ngày được Chúa Cha sai đi, nơi Người, trước khi tạo thành vũ trụ, Chúa Cha đã chọn và tiền định cho chúng ta trở nên dưỡng tử.. Vì thế, để chu toàn ý Chúa Cha, Đức Kitô đã khai mạc Nước Trời trên mặt đất này và đã mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm Nước ấy, và đã cứu chuộc bằng sự vâng phục của Người” (Lumen gentium, 3). Và trong đời sống công khai, khi rao giảng tại Galilea, Chúa Giêsu đã chọn các môn đệ như những cộng tác viên thân tín của Ngài trong sứ vụ thiên sai. Ví dụ, trong dịp hóa bánh ra nhiều, khi Ngài nói với các Tông Đồ: ”Chính các con hãy cho họ ăn đi” (Mt 14,16), qua đó Ngài khích lệ các ông hãy đảm trách nhu cầu của đám đông mà Ngài muốn cho họ lương thực để ăn no nê, nhưng đồng thời Ngài cũng mạc khải ”lương thực trường tồn cho đời sống vĩnh cửu” (Ga 6,27). Chúa động lòng thương đối với dân chúng, vì trong khi rảo quanh các thành thị và làng mạc, Ngài gặp thấy những đám đông mệt mỏi và kiệt lực, ”như những chiên không có người chăn” (cf Mt 9,36). Từ cái nhìn yêu thương ấy nảy sinh lời Chúa mời gọi các môn đệ: ”Vậy các con hãy xin chủ mùa gặt để Người sai thợ đến trong mùa gặt của Người” (Mt 9,38), và Ngài sai Nhóm 12 trước tiên đến 'với các chiên lạc Nhà Israel', với những lời dặn dò kỹ lưỡng. Nếu chúng ta dừng lại để suy niệm về trang này của Tin Mừng theo thánh Mathêu, thường được gọi là ”diễn văn truyền giáo”, chúng ta nhận thấy tất cả các khía cạnh nói lên đặc tính hoạt động truyền giáo của một cộng đồng Kitô, muốn trung thành với mẫu gương và giáo huấn của Chúa Giêsu. Việc đáp lại tiếng gọi của Chúa bao hàm sự đương đầu, một cách thận trọng và đơn sơ, với mọi nguy hiểm và cả những cuộc bách hại nữa, vì ”một môn đệ không cao trọng hơn Thầy, một đầy tớ không trọng hơn chủ” (Mt 10,24). Được nên một với Thầy, các môn đệ không còn đơn độc trong khi rao giảng Nước Trời, vì chính Chúa Giêsu hành động trong họ: ”Ai đón nhận các con là đón nhận Thầy, và ai đón nhận Thầy là đón nhận Đấng đã sai Thầy” (Mt 10,40). Và ngoài ra, trong tư cách là những chứng nhân đích thực, ”có quyền năng từ trên cao” (Lc 24,49), họ rao giảng cho mọi dân ”sự hoán cải và sự tha thứ tội lỗi” (Lc 24,47).

3. Chính vì được Chúa sai đi, Nhóm Mười Hai mang danh hiệu là ”Tông Đồ”, được sai đi, rảo bước trên các nẻo đường thế giới, loan báo Tin Mừng như những chứng nhân về cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Thánh Phaolô đã viết cho các tín hữu Corinto: ”Chúng tôi - nghĩa là các Tông Đồ - rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đanh” (I Cor 1,23). Trong tiến trình truyền giảng Tin Mừng này, sách Tông đồ Công Vụ cũng dành một vai trò rất quan trọng cho các môn đệ khác, những người có ơn gọi thừa sai nảy sinh từ những hoàn cảnh do Chúa Quan Phòng thiết định, nhiều khi đau thương, như sự trục xuất khỏi lãnh thổ của họ vì là môn đệ Chúa Giêsu (cf 8,1-4). Chúa Thánh Linh cho phép biến thử thách ấy thành cơ hội hồng phúc, và rút ra từ đó một điều lợi ích để danh Chúa được rao giảng cho dân ngoại và cộng động Kitô được mở rộng. Như thánh Luca đã viết trong sách Tông Đồ Công Vụ, đó là những người nam nữ ”hiến dâng cuộc sống cho chính nghĩa Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (15,26). Người đầu tiên trong mọi người khác, được chính Chúa kêu gọi để trở thành Tông Đồ thực sự, chắc chắn là thánh Phaolô thành Tarso. Tiểu sử thánh Phaolô, nhà truyền giáo lớn nhất trong mọi thời đại, làm nổi bật, dưới mọi khía cạnh, mối liên hệ giữa ơn gọi và sứ mạng truyền giáo. Bị những đối phương tố cáo là không được phép thi hành việc tông đồ, thánh nhân thường nại tới ơn gọi đã nhận lãnh trực tiếp từ Chúa )cf Rm 1,1; Gal 1,11-12.15-17).

4. Ngay từ đầu, cũng như sau đó, yếu tố "thúc đẩy” các Tông Đồ (cf 2 Cor 5,14) vẫn luôn là ”Tình yêu Chúa Kitô”. Trong tư cách là những đầy tớ trung thành của Giáo Hội, ngoan ngoãn đối với hoạt động của Chúa Thánh Linh, vô số các thừa sai, qua các thế kỷ, đã theo vết của các môn đệ đầu tiên. Công đồng chung Vatican 2 đã nhận xét: ”Tuy nghĩa vụ truyền bá đức tin thuộc về bất kỳ môn đệ nào của Chúa Kitô theo khả năng của họ, nhưng Chúa Kitô không ngừng kêu gọi từ đám đông các môn đệ của Ngài những người mà Ngài muốn, để họ ở với Ngài và để sai họ đi rao giảng cho muôn dân (cf Mc 3,13-15)” (Ad Gentes, 23). Thực vậy, tình yêu Chúa Kitô phải được thông truyền cho anh chị em bằng gương lành và lời nói; bằng trọn cuộc sống.

Như vị Tiền Nhiệm Đáng kính của tôi Gioan Phaolô 2 đã viết: ”Ơn gọi đặc biệt của các thừa sai trọn đời vẫn duy trì vọn vẹn giá trị: ơn gọi này là mẫu mực sự dấn thân truyền giáo của Giáo Hội, Giáo Hội luôn cần sự hiến thân quyết liệt và trọn vẹn, cần những động lực mới mẻ và táo bạo” (Thông điệp Redemptoris missio, 66).

5. Trong số những người hoàn toàn dấn thân phục vụ Tin Mừng đặc biệt có những linh mục được kêu gọi ban phát Lời Chúa, cử hành các bí tích, đặc biệt là Thánh Thể và Hòa giải, hiến thân phục vụ những người bé mọn nhất, các bệnh nhân, người đau khổ, người nghèo và những người đang trải qua những giờ phút khó khăn tại những vùng trên trái đất, nơi mà đôi khi có nhiều người ngày nay vẫn chưa được thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô. Các thừa sai rao giảng lần đầu tiên cho họ về tình yêu cứu độ. Các thống kê cho thấy rằng con số những người được rửa tội hằng năm vẫn gia tăng nhờ hoạt động mục vụ của các linh mục ấy, những người hoàn toàn hiến thân cho phần rỗi của anh chị em. Trong bối cảnh đó, cần đặc biệt ghi ơn các ”linh mục 'fidei donum' (hồng ân đức tin), đang quảng đại và tận tụy khéo léo xây dựng cộng đoàn và rao giảng Lời Chúa cho họ, bẻ Bánh Sự Sống, mà không dè xẻn năng lực trong việc phục vụ công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Cần cảm tạ Chúa vì bao nhiêu linh mục đã chịu đau khổ đến độ hy sinh mạng sống để phụng sự Chúa Kitô.. Đó là những chứng tá cảm động có thể gợi hứng cho bao nhiêu người trẻ bước theo Chúa Kitô và hiến thân cho tha nhân, và nhờ đó tìm được sự sống đích thực” (Tông thư Sacramentum caritaris, 26). Vì vậy, qua các linh mục của Ngài, Chúa Giêsu hiện diện giữa con người ngày nay, cho đến những góc trời xa xăm hẻo lánh nhất.

6. Trong Giáo Hội vẫn luôn có nhiều người nam nữ, được Chúa Thánh Linh thúc đẩy, quyết định sống Tin Mừng một cách quyết liệt, tuyên xưng các lời khấn khiết tịnh, thanh bần và vâng phục. Hàng ngũ các tu sĩ nam nữ ấy, thuộc về vô số các dòng tu chiêm niệm và hoạt động, vẫn còn ”giữ một phần rất quan trọng trong việc truyền giảng Tin Mừng cho thế giới” (Ad Gentes, 40). Nhờ kinh nguyện liên lỷ và chung, các tu sĩ sống đời chiêm niệm không ngừng chuyển cầu cho toàn thể nhân loại; các tu sĩ sống đời hoạt động, với những hoạt động bác ái đa diện, đang mang lại cho mọi người chứng tá sinh động về tình yêu và lòng từ bi của Thiên Chúa. Vị Tôi Tớ Chúa Phaolô 6 đã nói về các vị tông đồ ấy của thời đại chúng ta rằng: ”Do sự thánh hiến tu trì của họ, họ là những người thiện nguyện tuyệt hảo và tự do từ bỏ mọi sự, để ra đi rao giảng Tin Mừng cho đến tận bờ cõi trái đất. Họ có tinh thần biến báo và hoạt động tông đồ của họ thường có sắc thái đặc sắc, một thiên tài khiến người khác phải ngưỡng mộ. Họ quảng đại: họ thường ở tiền tuyến trong sứ mạng truyền giáo và chấp nhận những rủi ro nguy hiểm nhất cho sức khỏe và cho cả mạng sống của họ nữa. Đúng vậy, Giáo Hội mang ơn họ rất nhiều” (Tông huấn Evangelii nuntiandi, 69).

7. Ngoài ra, để Giáo Hội có thể tiếp tục thi hành sứ mạng Chúa Kitô đã giao phó và không thiếu các nhà truyền giảng Tin Mừng mà thế giới đang cần, điều cần thiết là, trong các cộng đồng Kitô, cần phải liên tục giáo dục đức tin cho các trẻ em và người lớn, cần duy trì ý thức sinh động về trách nhiệm truyền giáo nơi các tín hữu và về sự liên đới với các dân tộc trên thế giới. Hồng ân đức tin mời gọi tất cả các tín hữu Kitô cộng tác vào công cuộc truyền giảng Tin Mừng. Cần nuôi dưỡng ý thức ấy bằng việc giảng thuyết và huấn giáo, phụng vụ và huấn luyện liên tục về cầu nguyện; ý thức ấy cũng tăng trưởng nhờ thực thi việc đón tiếp, bác ái và tháp tùng thiêng liêng, cũng như bằng một dự án mục vụ, trong đó có phần quan tâm đến các ơn gọi.

8. Ơn gọi linh mục thừa tác và đời sống thánh hiến chỉ triển nở trong một thửa đất được vun trồng kỹ lưỡng về mặt thiêng liêng. Thực vậy, những cộng đồng Kitô nào sống khẩn trương chiều kích truyền giáo trong mầu nhiệm Giáo Hội, sẽ không bao giờ co cụm vào mình. Sứ vụ truyền giáo, như chứng tá về tình yêu của Chúa, đặc biệt trở nên hữu hiệu khi được chia sẻ trong cộng đồng, để cho thế giới tin” (cf Ga 17,21). Ơn gọi là hồng ân mà Giáo Hội hằng ngày phải cầu xin Chúa Thánh Linh. Giống như thủa ban đầu, quây quần quanh Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương các Tông Đồ, Cộng đồng Giáo Hội đang học hỏi nơi Mẹ cách thức cầu xin Chúa cho có thêm nhiều tông đồ mới, biết sống nơi mình niềm tin và tình yêu cần thiết cho sứ vụ truyền giáo.

9. Trong lúc tôi gửi những suy tư này đến tất cả các cộng đồng Giáo Hội, để họ đón nhận làm của mình và nhất là gợi hứng từ đó để cầu nguyện, tôi khích lệ sự dấn thân của tất cả những người đang hoạt động trong tin tưởng và quảng đại để phục vụ ơn gọi và tôi thành tâm gửi Phép lành đặc biệt của tôi đến các nhà đào tạo, các giáo lý viên và tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ đang tiến bước trong hành trình ơn gọi.

Vatican ngày 3 tháng 12 năm 2007

Bênêditô XVI, Giáo Hoàng

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2008

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm A

Ngày 20 Tháng 4, Năm 2008

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm A

Nhà Cha Thầy và Cha Thầy

Hôm nay Chúa Giêsu bảo chúng ta rằng Người sẽ về Trời trước để dọn chỗ cho chúng ta trong Nhà của Cha Người, rồi Người sẽ đón chúng ta về với Người, và Người ở đâu thì chúng ta cũng sẽ ở đó. Đồng thời Người cũng cho chúng ta biết rằng Người ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Người. Ai xem thấy Người là đã xem thấy Chúa Cha. Và nếu thật sự chúng ta ở trong Người và Người ở trong chúng ta, thì chúng ta cũng là bí tích của Người để ai xem thấy chúng ta cũng là xem thấy Người và Chúa Cha.

Trước hết, nhà của Cha Người không còn là một đền thờ do tay phàm nhân làm ra, mà là một Nhà Thiêng Liêng được xây dựng trên tảng đá sống động là Đức Kitô.

Trong Bài Đọc I chúng ta chứng kiến việc các Thánh Tông Đồ xây dựng ngôi Nhà Thiêng Liêng này, là Hội Thánh, qua việc thánh hiến bảy vị Phó Tế để giúp việc trong Hội Thánh. Nhờ đó các Ngài có thể dốc toàn lực vào việc “phục vụ Lời Chúa.” Thánh Phêrô cũng giải thích trong Bài Đọc II rằng Đức Kitô là “tảng đá” bị thợ xây loại bỏ, nhưng lại trở nên tảng đá góc tường vững chắc mà trên đó Thiên Chúa xây Nhà của Ngài nơi trần thế là Hội Thánh (x. TV 118:22; Is 8:14; 28:16).

Vì là phần tử của Nhiệm Thể Đức Kitô, mỗi người chúng ta được mời gọi trở thành những viên đá sống động để xây Nhà của Thiên Chúa (x. 1 Cor 3:9, 16). Trong ngôi Nhà Thiêng Liêng Này, chúng ta trở thành “những tư tế thánh thiện” dâng “của lễ thiêng liêng”, nghĩa là tất cả những lo lắng, hy sinh, công việc và lời cầu nguyện, nhất là chính đời mình, lên Thiên Chúa hợp cùng sự hy sinh của Đức Kitô. Đó là ơn gọi cao cả làm Kitô hữu của chúng ta. Đó cũng là lý do tại sao mà Đức Kitô đã dẫn chúng ta ra khỏi bóng tối tội lỗi và tử thần, như ông Môsê đã dẫn dân Israel ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, để biến chúng ta thành Dân Thiên Chúa.

Sau khi dẫn Dân Isral ra khỏi Ai Cập, Thiên Chúa đã lập Giao Ước với họ, biến họ thành một dân tư tế và vương giả để ca tụng Ngài (x. XH 19:6). Qua đức tin vào Giao Ước Mới của Đức Kitô, chúng ta được thừa kế dân Chúa chọn, được mời gọi để tôn vinh Chúa Cha trong Đền Thờ mới là Hội Thánh và chính thân xác của chúng ta (x. 1 Cor 6:19-20; Rom 12:1).

Một khi chúng ta trung thành với Chúa trong Ngôi Nhà Thiêng Liêng ở trần thế, thì chúng ta cũng sẽ được ở luôn mãi cùng Người trong Nhà Cha vĩnh cửu trên Trời. Thánh Vịnh viết rằng: “Lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin” (TV 32:4-5). Cho nên đừng để lòng mình xao xuyến, mà hãy tin vào Thiên Chúa, và tin vào lời hứa của Chúa Giêsu rằng Người về Nhà Cha để dọn chỗ cho chúng ta, và Người sẽ trở lại đem chúng ta đi với Người, để Người ở đâu thì chúng ta cũng ở đó với Người (x. Ga 14:1-3).

Trong khi chúng ta còn lang thang nơi dương thế, Lời Chúa trong Thánh Kinh được thực hiện trong Hội Thánh qua các Bí Tích và qua các phần tử của Hội Thánh, là Nhiệm Thể Đức Kitô. Chúa Giêsu là Bí Tích của Chúa Cha như Người đã bảo Thánh Phillippê: “Ai thấy Thầy là xem thấy Cha… Các con hãy tin rằng Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy…. Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha” (Ga 14:9-12). Chúa đã truyền cho Hội Thánh, Nhiệm Thể Người, nhân danh Người mà rao giảng Tin Mừng và Rửa Tội khắp thế gian và hứa ở cùng Hội Thánh mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28:19-20).

Như thế Hội Thánh là Bí Tích của Chúa Giêsu, và tất cả các Kitô hữu, nhất là những người thay mặt Hội Thánh mà rao giảng Lời Chúa như các Linh Mục hoặc Giáo Lý viên, cũng là Bí Tích của Đức Kitô, là những dấu chỉ bề ngoài để người khác nhận ra Đức Kitô qua lời nói, việc làm và cách sống của mình. Muốn trở thành bí tích của Chúa, chúng ta không có cách nào khác là trở nên giống Đức Kitô vì Người là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (x. Ga 14:6).

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2008

SU DIEP CUA DUC THANH CHA XVI GUI HOA KY

Sứ Ðiệp của ÐTC Bênêđitô XVI

gửi cho anh chị em dân chúng Hoa Kỳ

trước khi đến viếng thăm

Sứ Ðiệp của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI gửi cho anh chị em dân chúng Hoa Kỳ, trước khi đến viếng thăm.

(Radio Veritas Asia 13/04/2008) - Quý vị và các bạn thân mến. Một tuần trước khi đến thăm Hoa Kỳ, tại Thủ Ðô Washington và thành phố New York, tức hôm ngày mùng 8 tháng 4 năm 2008, Phòng Báo Chí Toà Thánh đã công bố Sứ Ðiệp Băng Hình (video) của Ðức Thánh Cha, dài 6 phút, bằng tiếng Anh, với vài đoạn ngắn bằng tiếng Tây Ban Nha. Trong sứ điệp, ÐTC nói lên tâm tình quý mến và biết ơn, vừa đồng thời giải thích về mục đích của chuyến viếng thăm là rao giảng sự thật cao cả rằng Chúa Kitô là hy vọng của mọi người. ÐTC đã nói như sau:

Anh Chị Em thân mến tại Hoa Kỳ ,

Nguyện xin Ân sủng và bình an của Thiên Chúa, Cha chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô, ở cùng tất cả anh chị em! Trong ít ngày nữa, Tôi sẽ bắt đầu chuyến tông du đến đất nước thân yêu của anh chị em. Trước khi lên đường, Tôi muốn gửi đến anh chị em lời chào thân tình và lời mời gọi cầu nguyện. Như anh chị em đã biết, Tôi chỉ có thể đi thăm hai thành phố: Washington và New York. Nhưng, ý định vượt qua giới hạn của chuyến viếng thăm của Tôi là đến trong tinh thần với tất cả mọi người công giáo Hoa Kỳ. Ðồng thời, Tôi thật sự hy vọng rằng sự hiện diện của Tôi giữa anh chị em, sẽ được nhìn nhận như là một cử chỉ của tình huynh đệ đối với từng cộng đồng giáo hội và như một dấu chỉ của tình bằng hữu đối với những tín đồ của các tôn giáo khác, cũng như đối với tất cả mọi người thành tâm thiện chí. Chúa Phục Sinh đã trao cho các Tông Ðồ và cho Giáo Hội Tin Mừng Yêu Thương và Hoà Bình của Người; và ý định của Người khi làm như vậy là muốn sao cho sứ điệp nầy được truyền rao cho tất cả mọi dân tộc.

Ðến đây, Tôi muốn nói thêm vài lời cám ơn, bởi vì Tôi biết rõ rằng rất nhiều người đã làm việc vất vả từ lâu, trong các lãnh vực Giáo Hội cũng như trong các dịch vụ công cộng, để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm. Tôi đặc biệt biết ơn đối với tất cả những ai đã và đang cầu nguyện cho chuyến thăm viếng được thành công, bởi vì cầu nguyện là yếu tố quan trọng nhất trong mọi sự. Các bạn quý mến, Tôi nói điều nầy vì Tôi xác tín rằng nếu không có sức mạnh của cầu nguyện, nếu không có sự kết hiệp thân tình với Chúa, thì những công sức của chúng ta sẽ không đạt được kết quả bao nhiêu... Quả thật đó là những gì đức tin dạy chúng ta. Chính Thiên Chúa là Ðấng cứu thoát chúng ta, Người cứu thóat thế giới và trọn cả lịch sử. Người là Chủ Chăn của Dân Người. Ðược Chúa Giêsu Kitô sai đi, Tôi đến để đem cho anh chị em Lời Người ban sự sống.

Cùng với các giám mục của anh chị em, Tôi đã chọn làm chủ đề cho chuyến viếng thăm này những lời đơn sơ nhưng thiết yếu như sau: "Chúa Kitô là Hy Vọng của chúng ta". Theo bước chân các Vị tiền nhiệm đáng kính của Tôi, Ðức Phaolô VI và Ðức Gioan Phaolô II, Tôi sẽ đến Hoa Kỳ, lần đầu tiên với tư cách Giáo Hoàng, để công bố chân lý vĩ đại rằng: Chúa Giêsu Kitô là Hy Vọng cho mọi người nam nữ, thuộc mọi ngôn ngữ, mọi chủng tộc, mọi nền văn hoá và mọi hoàn cảnh xã hội. Phải, Chúa Kitô là dung mạo của Thiên Chúa hiện diện ở giữa chúng ta. Qua Người, cuộc sống chúng ta đạt đến sự viên mãn và cùng nhau, trong tư cách cá nhân và như là một dân tộc, chúng ta có thể trở thành một gia đình được hiệp nhất nhờ bởi tình thương huynh đệ, thể theo chương trình muôn đời của Thiên Chúa Cha. Tôi biết sứ điệp Tin Mừng này ăn rễ sâu xa như thế nào trong đất nước anh chị em. Tôi đến để chia sẻ Tin Mừng này với anh em, nhờ qua một loạt những cử hành và những cuộc tụ họp. Tôi cũng sẽ mang sứ điệp của niềm Hy Vọng kitô-giáo, đến cho Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, đến cho những vị đại diện của mọi dân tộc trên thế giới. Thật vậy, hơn bao giờ hết, thế giới đang cần đến hy vọng: hy vọng hoà bình, hy vọng công lý, và hy vọng tự do; nhưng hy vọng này sẽ không bao giờ được thực hiện thành toàn, nếu không tuân phục luật của Thiên Chúa, luật mà Chúa Kitô làm cho nên trọn trong giới răn hãy yêu thương nhau. Hãy làm cho anh chị em những gì mình muốn người ta làm cho mình; và tránh làm những gì mình không muốn kẻ khác làm cho mình. "Ðịnh Luật vàng" này được ghi trong Kinh Thánh, nhưng nó có giá trị cho tất cà mọi người, kể cả cho những kẻ không tin. Ðó là định luật được viết trong lương tâm con người; tất cả chúng ta có thể đồng ý với nhau về điềm này, đến độ cuộc gặp gỡ của những khác biệt trở nên cuộc gặp gỡ tích cực và có tinh thần xây dựng, để phục vụ cho toàn thể cộng đồng nhân loại.

Ðến đây, ÐTC nói bằng tiếng Tây Ban Nha như sau:

Tôi xin chân thành chào những anh chị em công giáo nói tiếng Tây ban Nha; Tôi muốn nói lên sự gần gũi tinh thần với anh chị em, nhất là với các bạn trẻ, với những bệnh nhân, những bậc cao niên, và tất cả những ai đang trải qua những khó khăn, hoặc cảm thấy mình bị thử thách nhiều nhất. Tôi muốn nói lên cho anh chị em biết tôi hết sức ao ước được mau hiện diện với anh chị em, trong Ðất Nước đáng yêu của anh chị em. Trong khi chờ đợi, Tôi khuyến khích anh chị em hãy cầu nguyện thật nhiều cho những kết quả mục vụ của chuyến tông du sắp đến của tôi và hãy nêu cao ngọn lửa Hy Vọng vào Chúa Kitô Phục Sinh.

Trở lại tiếng Anh, ÐTC nói như sau:

Anh chị em thân mến, các Bạn thân mến tại Hoa Kỳ , Tôi hết sức mong ước được hiện diện bên cạnh anh chị em. Tôi muốn anh chị em biết rằng, cả khi cuộc viếng thăm của Tôi là ngắn gọn với vài gặp gỡ, nhưng tâm hồn Tôi gần gũi với tất cả anh chị em, nhất là với những người đau bệnh, yếu đuối và cô đơn. Một lần nữa, Tôi cám ơn anh chị em vì đã cầu nguyện để nâng đỡ sứ mạng của Tôi. Tôi xin gửi đến mọi người trong anh chị em tâm tình yêu thương và Tôi khẩn cầu Ðức Trinh Nữ Maria gìn giữ che chở anh chị em.

Nguyện xin Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria đồng hành với anh chị em và bảo vệ anh chị em. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em! Cho tất cả anh chị em!

CHUA NHAT IV - NAM A

Ngày 13 Tháng 4, Năm 2008

NGƯỜI CHĂN CHIÊN VÀ KẺ TRỘM

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm A

Hôm nay Hội Thánh mừng Lễ Chúa Chiên Lành và cầu nguyện cho ơn kêu gọi. Vậy Chúa Chiên Lành là ai và cầu nguyện cho ơn kêu gọi là gì?

Thường khi nói đến chủ chăn hay chúa chiên là chúng ta nghĩ ngay đến các Giám Mục và Linh Mục. Cũng thế, khi nói đến ơn kêu gọi là chúng ta nghĩ đến ơn gọi Linh Mục và tu sĩ. Có thật sự Chúa chỉ trao nhiệm vụ chăn chiên cho hàng giáo sĩ và chỉ gọi người ta đi tu mà thôi không, hay là Người còn gọi và trao nhiệm vụ này cho nhiều người khác nhau? Còn ai là kẻ trộm?

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói rõ: “Ta là cửa chuồng chiên.” Để hiểu thế nào là cửa chuồng chiên, chúng ta nên biết rằng vào thời Chúa Giêsu ở Palestine, nghề chăn chiên là nghề du mục. Người chủ chiên và những người chăn chiên làm việc cho ông dẫn chiên đi khắp nơi để ăn cỏ và tìm nước uống. Đêm đến thì chiên được quây vào một chỗ và chỉ có một lối vào. Thay vì cổng thì người chủ chiên nằm ngay ở lối vào này. Ai muốn vào đàn chiên thì phải đi qua lối này. Nếu xé rào mà vào thì là kẻ trộm.

Chỉ có một Chúa Chiên Duy Nhất là Đức Kitô

Dựa vào Lời Chúa hôm nay, chúng ta có thể khẳng định rằng ngoài Đức Kitô ra thì không còn có một Chúa chiên nào khác. Người là cửa duy nhất để vào đàn chiên. Ai muốn làm con chiên của Người thì phải nghe tiếng Người và đi theo Người. Nhưng Chúa chiên thường cũng có nhiều người khác phụ Người mà chăn chiên. Ai muốn chăn chiên cho Người thì phải qua Người mà ra vào đàn chiên. Nghĩa là phải phục vụ vì danh Chúa.

Tất cả chúng ta được mời gọi làm kẻ chăn chiên cho Người

Không phải chỉ có các giáo sĩ và tu sĩ mới được mời gọi làm kẻ chăn chiên cho Chúa mà tất cả chúng ta, qua Bí Tích Thanh Tẩy, cũng được Chúa mời gọi làm người chăn chiên cho Người, mỗi người trong phạm vi và hoàn cảnh của mình.

  1. Nếu còn độc thân thì con chiên của chúng ta chính là linh hồn, thân xác và tương lai của chúng ta. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta làm chủ chính mình và quy hướng tất cả về Chúa.
  2. Nếu có gia đình thì đàn chiên mà Thiên Chúa trao cho chúng ta chính là gia đình và con cái chúng ta.
  3. Nếu là Giáo Lý viên, thầy cô, hay người lãnh đạo các đoàn thể trong cộng đoàn, thì đàn chiên chính là các học sinh hay đoàn viên của các đoàn thể Chúa trao.
  4. Nếu là các Giám Mục, Linh Mục, hay tu sĩ thì đàn chiên chính là các giáo phân, giáo xứ hay cộng đoàn mà Chúa trao.

Nói tóm lại, Chúa mời gọi tất cả mọi người chăn chiên cho Người tùy theo đấng bậc của mình. Đối với Chúa, chăm sóc một đàn chiên nhỏ bé như bản thân, gia đình hay lớp học cũng quan trọng như chăm sóc một giáo xứ, một giáo phận hay cả Hội Thánh Hoàn Vũ, vì cá nhân và gia đình chính là những viên gạch căn bản để xây dựng những cơ sở khác của Hội Thánh.

Cầu nguyện cho ơn gọi

Muốn có nhiều ơn gọi tu trì thì trước hết cần phải có nhiều giáo dân thánh thiện. Cá nhân có thánh thiện thì gia đình mới thánh thiện. Và những cá nhân và gia đình thánh chính là những tác nhân mà Chúa dùng để thánh hóa xã hội như men được trộn trong bột. Những gia đình thánh thiện trong một xã hội tốt lành sẽ là những vườn ươm ơn gọi tu trì. Sở dĩ xã hội Âu Mỹ ngày nay thiếu ơn kêu gọi tu trì bởi vì gia đình và xã hội bây giờ chỉ là những vườn ươm cây cằn cỗi hoặc bị bỏ hoang.

Muốn có nhiều tín hữu và gia đình thánh thiện thì cần phải có nhiều Linh Mục, tu sĩ và Giáo Lý viên thánh thiện. Truyền đạo bằng lời nói thì thật dễ dàng, nhưng không đưa đến kết quả nếu lời nói không đi đôi với việc làm.

Vậy ơn gọi giáo dân và ơn gọi tu trì quấn quyện với nhau, bổ túc cho nhau và không thể tách rời nhau được. Nếu chúng ta cầu nguyện cho có nhiều Linh Mục thánh thiên mà quên cầu nguyện cho có nhiều giáo dân thánh thiện thì lời cầu nguyện của chúng ta khó mà thành tựu!

Chúa cần những người chăn chiên chân chính chứ không cần kẻ trộm hoặc người làm thuê

Người chăn chiên chân chính là người (1) “qua cửa mà vào”, tức là làm việc vì Chúa (Chúa là cửa), (2) sẵn sàng “hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên,” nghĩa là biết quên mình, biết hy sinh thì giờ, tiền bạc, danh vọng và ngay cả mạng sống mình cho những ngưởi Chúa trao phó cho mình. Họ không hành động như kẻ trộm hoặc kẻ làm thuê.

Kẻ trộm: Như Chúa đã nói, những người “không qua cửa mà vào chuồng chiên thì kẻ trộm cướp” (Ga 10:1). Tất cả những ai làm việc cho Chúa vì mục đích riêng chứ không phải để vinh danh Chúa đều bị Chúa coi như kẻ trộm vì đã “không qua cửa mà vào.” Những người ấy không những chỉ ăn trộm và hại chiên mà còn ăn cắp cả vinh danh của Thiên Chúa.

Kẻ làm thuê: Một người làm thuê không phải là mục tử, và đàn chiên không phải là của anh ta, nên khi thấy sói đến thì anh ta bỏ đàn chiên mà chạy trốn. Nên sói bắt chiên và làm chúng bị tan tác, vì anh ta làm thuê nên không lo lắng gì cho đàn chiên” (Ga 10:12-13). Tất cả những ai làm việc cho Chúa mà còn mong muốn được tiếng khen hay phần thưởng, hoặc muốn được thấy kết quả, đều là những kẻ làm thuê, vì mong được chủ trả lương.

Ngày xưa mỗi khi nói đến ơn gọi, thường người ta chỉ nghĩ đến ơn gọi tu sĩ mà quên rằng ơn gọi chính của mọi Kitô hữu là ơn gọi nên thánh. Nên thánh là trở nên giống Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Nhân Lành. Nên thánh là theo gương Chúa Giêsu, chết cho tội lỗi để sống lại với Người. Nên thánh là vác thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa. Và hôm nay Hội Thánh nhắc nhở cho chúng ta là hãy “qua cửa mà vào” nghĩa là chỉ phục vụ những người Chúa trao phó cho chúng ta vì một động lực duy nhất là yêu Chúa và làm vinh danh Chúa mà thôi. Có như thế chúng ta cũng nên giống Chúa làm mục tử nhân lành nơi đàn chiên nhỏ bé mà Người trao phó cho chúng ta. Một khi bản thân chúng ta được thánh hóa, thì gia đình chúng ta và xã hội này cũng được thánh hóa, và như thế vườn ươm ơn kêu gọi tu trì của Hội Thánh lại trở nên mầu mỡ.

Lạy Chúa xin thánh hóa mỗi người chúng con, đặc biệt là các Linh Mục của Chúa để chúng con trở thành những người chăn chiên tốt lành, biết làm mọi vì yêu mến Chúa chứ không phải như kẻ trộm có những ẩn ý riêng tư, hay như người làm thuê chỉ mong được thưởng mà thôi. Amen.

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2008

HOC HOI VE SU DIEP GIOI TRE 2008

Nội dung học hỏi

Sứ điệp của Đức Thánh Cha gởi các bạn trẻ

nhân ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXIII - 2008

“Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ, anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1, 8)

phần III: Tuần lễ từ ngày: 08 - 15/ 03/ 2008

3. Lễ Hiện Xuống, khởi điểm cho sứ vụ của Giáo Hội

Chiều ngày phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, “Người thổi hơi vào các ông và bảo: ‘Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần’ ”(Ga 20, 22). Rồi mạnh mẽ hơn, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các Tông Đồ vào ngày lễ Ngũ Tuần. Chúng ta đọc trong sách Công Vụ Tông Đồ; “Bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lửa tản ra đậu xuống từng người một” (2, 2-3).
Chúa Thánh Thần đã đổi mới các Tông Đồ từ bên trong, ban cho các ông tràn đầy một sức mạnh khiến các ông can đảm công bố không sợ hãi rằng: “Chúa Kitô đã chết và đã sống lại!”. Được giải thoát khỏi mọi sợ haõi, các ông bắt đầu tự tin rao giảng (x. Cv 2, 29; 4, 13; 4, 29. 31). Những ngư phủ nhát đảm miền Galilê đã trở nên những người loan báo Tin Mừng quả cảm. Ngay cả những kẻ thù của các ông cũng không hiểu bằng cách nào mà “những người không có chữ nghĩa và thuộc giới bình dân” (x. Cv 4, 13) như các ông lại có thể trở nên can đảm đến thế và vui mừng chịu đựng những khó khăn, đau khổ và bắt bớ. Không gì có thể ngăn chặn các Tông đồ. Các ông đã trả lời cho những kẻ ra sức bịt miệng các ông: “Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4, 20). Giáo Hội đã được khai sinh như thế đó và từ ngày Hiện Xuống, Giáo Hội không ngừng loan truyền Tin Mừng “cho tới tận cùng trái đất” (Cv 1, 8).

Câu hỏi :

1. Ngày nào là ngày khởi điểm cho sứ vụ của Giáo Hội ?

- Có hiện tượng gì trong ngày đó ?

2. Bạn hãy kể ra những ơn của Chúa Thánh Thần ?

- Và trong Ngày Lễ Ngũ Tuần các tông đồ được ơn nào ?

3. Qua Bí Tích nào bạn lãnh nhận Chúa Thánh Thần ? - Vì sao ?

4.Theo bạn, làm thế nào để gợi lên hoạt động Chúa Thánh Thần nơi các bạn trẻ ?

KỸ NĂNG SÁNG TÁC CỬ ĐIỆU MỘT BÀI HÁT SINH HOẠT GIÁO LÝ

KỸ NĂNG SÁNG TÁC CỬ ĐIỆU MỘT BÀI HÁT SINH HOẠT GIÁO LÝ


I. PHÂN LOẠI VÀ NHẬN ĐỊNH:

Loại bài hát suông: Trong một số nghi thức như: câu chuyện dưới cờ, câu chuyện tàn lửa ở đất trại, tĩnh tâm cầu nguyện của giới trẻ, để giữ bầu khí thiêng liêng và một khoảnh khắc thinh lặng nội tâm, Linh Hoạt Viên yêu cầu mọi người đứng nghiêm trang, hướng dẫn vài lời đưa vào chủ đề, mời hát chậm rãi, vừa đủ nghe, không vỗ tay, không làm động tác hay cử điệu.

Ví dụ: Anh em chúng ta chung một đường lên, chung một đường lên đến nơi Nguồn thật...

Trong đêm u tối chúng ta ngồi quây quần, lửa hồng soi bóng...
Loại bài hát có vỗ tay: Trong sinh hoạt, để gây bầu khí vui tươi nhộn nhịp, Linh Hoạt Viên có thể đề nghị vỗ tay theo nhịp hoặc theo tiết tấu của bài hát, vỗ toàn bài hay chỉ vỗ cuối câu, hoặc chỉ vỗ ở một số từ nào đó trong câu thay vì hát thành lời.
Ví dụ: Tang tang tang tình tang tính, ta ca ta hát vang lên...
Vỗ tay, vỗ tay, cùng nhau hát mà vui cười...
Loại bài hát có động tác: Trong sinh hoạt, Linh Hoạt Viên có thể dùng các động tác đơn giản, dứt khoát, kèm theo từng câu của Bài Hát Sinh Hoạt, thường là 4 động tác ( nếu là nhịp 2/4 và 4/4 ) hoặc 3 động tác ( nếu là nhịp 3/4 ) cứ lập đi lập lại, ăn với các phách mạnh nhẹ của câu nhạc. Loại bài hát này có tác dụng gây bầu khí sôi nổi, giúp thư giãn, tỉnh ngủ khi phải ngồi mỗi một chỗ đã lâu.
Ví dụ: Lu lu lá lù, lù lá lu là lu la lế...
Ta hát to hát nhỏ nhò nho...
Loại bài hát có vũ điệu: Loại bài dùng làm các tiết mục trình diễn của một Nhóm, một Đội, hay một toán bạn trẻ trên các sân khấu bỏ túi, văn nghệ quần chúng, hoặc trong các dịp đốt lửa trại. Vì mang nhiều tính nghệ thuật nên cần phải được tập luyện nhuần nhuyễn, đạt mức độ tương đối khá về nghệ thuật.
Ví dụ: Anh em ta về cùng nhau ta quây quần nè, 1 2 3 4 5...
Tình bằng có cái trống cơm khen ai khéo vỗ...
Loại bài hát có cử điệu: Loại Bài Hát Sinh Hoạt đặc biệt này cho tới nay vẫn còn ít được sử dụng. Thật ra, dạng này rất dễ sáng tác, dễ lồng các cử điệu vào, lại dễ tập cho cả tập thể đứng vòng tròn hoặc ngồi hoặc đứng ngay trong lớp học. Mọi lứa tuổi đều có thể tham gia một cách hứng thú, sinh động, gây ấn tượng sâu xa nhờ ý nghĩa của lời hát được minh họa bằng các cử điệu đơn sơ gần gũi với đời sống thường nhật.
Ví dụ: Người khôn xây trên đá ngôi nhà chắc chắn và xinh...
Chiều nay em đi câu cá và mang rá theo bắt cua...
Có năm người ở Ô Không May, đó là người em chưa thương mến...
Thà rằng đốt lên ngọn lửa cháy, thà rằng đốt lên cây đèn sáng...


II. ĐỊNH NGHĨA BÀI HÁT CÓ CỬ ĐIỆU:

Cử chỉ: Cách làm, cách mô tả, cách minh họa, cách diễn đạt một sự vật, một sự việc hay một ý tưởng trừu tượng cũng như thiêng liêng bằng đôi bàn tay.
Dáng điệu: Vẻ bề ngoài của khuôn mặt, của toàn thân mình luôn ăn khớp với nhịp độ của các động tác, của giai điệu bài hát cũng như ý tưởng từng lời của bài hát.
Vậy, Bài Hát có Cử Điệu chính là một dạng bài hát ngắn có kèm theo các cử chỉ và dáng điệu đơn giản rõ nét, để diễn tả tối đa nội dung của từng câu, từng ý trong bài hát.

III. GIÁ TRỊ CỦA CỬ ĐIỆU:

Các cử điệu mang tính cách tế nhị, kín đáo, lại vừa phong phú về mặt biểu hiện cảm xúc của người Đông Phương ( Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam... ) thì các cử điệu, dẫu không dùng đến lời nói, vẫn có thể diễn đạt nhiều ý tứ sâu sắc.

Thậm chí, các cử điệu còn được ứng dụng một cách tự nhiên trong việc giáo dục nhân bản và tâm linh không chỉ đối với trẻ em mà cho cả người lớn trong các mối tương quan với chính mình, với tha nhân, với thiên nhiên và với Thượng Đế. Cử điệu diễn tả lòng tri ân, sự kính trọng, quan niệm sống bác ái, vui tươi lạc quan... Cử điệu giúp bầy tỏ những tính cách và ước nguyện kín ẩn của nội tâm như vâng phục, khiêm tốn, hồn nhiên trong sáng... Với tín ngưỡng, cử điệu có thể thay cho một lời tuyên xưng về các nhân đức như xác tín, phó thác, yêu mến...

IV. CHUẨN BỊ CHO MỘT BÀI HÁT CÓ CỬ ĐIỆU:

Để đạt được thành công, Linh Hoạt Viên cần ý thức về bầu khí, về khung cảnh, về đối tượng tham gia, về mục tiêu nhắm tới để chuẩn bị cho xứng hợp. Cần chú ý các yếu tố sau đây:
Về Bài Hát Sinh Hoạt: nên sáng tác hoặc chọn các bài hát ngắn, cân phương, 4 hoặc 8 câu, có âm vận, có ý tứ đơn giản dễ thương, trải ra trong 16 trường canh, theo nhịp 2/4 tươi tắn khỏe mạnh hoặc nhịp 3/4 duyên dáng nhẹ nhàng.
Về cử điệu kèm theo: mỗi câu hát chỉ nên chọn minh họa bằng 1 hoặc 2 cử điệu đơn giản, nhịp ăn khớp với tiết tấu nhạc, thường sử dụng các ngón tay, bàn tay, cánh tay, phối hợp với động tác chân và sự di chuyển thân mình, đồng thời hài hòa với ánh mắt và nét mặt.
Về tập thể tham dự: nên chọn hình thức vòng tròn cho sinh hoạt ngoài trời, bán cung nếu nhắm đến một nghi thức như cầu nguyện, tĩnh tâm, cũng đôi khi phải ứng biến ngay trong lớp học.
Về Linh Hoạt Viên: nên hát mẫu kèm theo cử điệu mẫu một cách chậm rãi rõ ràng, tập cho tập thể, sau đó làm nháp và chính thức. Có thể cho điểm số 1–2, nếu cần có các cặp làm cử điệu đối xứng. Có thể giới thiệu ý nghĩa bài hát trước hoặc sau khi đã cùng làm.

V. DIỄN XUẤT CÁC CỬ ĐIỆU:

Linh Hoạt Viên đòi hỏi có nhiều sáng kiến, biến báo và có tâm hồn sâu sắc, giàu cảm xúc, nên có thể dễ dàng chọn, sáng tác và thể hiện các cử điệu cho đúng ý nghĩa, cân đối, duyên dáng, đạt mức nghệ thuật tối thiểu. Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý về các cử điệu:
Thống nhất đầu-cuối: nhanh hay chậm, dí dỏm hay trang trọng, sôi nổi hay dịu dàng, sao cho thích hợp với nội dung và tính cách của bài hát, tuy vậy đôi khi vẫn có thể thay đổi nhịp độ và tiết điệu để gây ấn tượng, đồng thời kết hợp các tiếng hò, tiếng hô, tiếng gọi, băng reo để tạo bầu khí sinh động.
Thứ tự trái-phải: tay trái thường làm trước tay phải, chân trái cũng bước trước chân phải, do vậy thân mình cũng quay sang trái trước rồi quay sang phải sau.
Đối xứng trước-sau: cử điệu thường sẽ được đưa lên rồi lại đưa xuống đưa sang trái rồi lại đưa sang phải, vươn tới trước rồi lại thu về phía mình, mở rộng ra ngoài rồi lại kéo vào trong.
Với 3 yếu tố căn bản nêu trên, các cử điệu cần phải liền lạc, không đứt quãng đột ngột, tất cả làm thành một chu kỳ diến diễn hài hòa, đẹp mắt mà lại có ý nghĩa.

VI. HIỆU QUẢ CỦA BÀI HÁT CÓ CỬ ĐIỆU:

Bài hát có cử điệu thường được các Linh Hoạt Viên vận dụng nhằm các mục đích như sau:
Xáo trộn vị trí: một số bài có cử điệu sẽ khéo léo xáo trộn chỗ của mỗi người trong vòng tròn một cách tự nhiên, không gượng ép, tránh được việc cụm lại thành các Nhóm nam-nữ riêng rẽ.
Gây dựng bầu khí: bài hát có cử điệu luôn tạo được sự vui tươi linh hoạt, làm nên tâm tình hiệp nhất trong tập thể, xóa nhòa mọi cách biệt tuổi tác, phái tính, trình độ và tâm lý bỡ ngỡ hoặc khép kín trong các dịp họp mặt, lửa trại, sinh hoạt vòng tròn ngoài trời...
Góp phần giáo dục: bài hát có cử điệu chuyển tải được các nội dung giáo dục hướng thượng và vị tha một cách nhẹ nhàng mà lại thấm thía, tránh được kiểu nói nặng về huấn đức khô khan.
Minh họa sứ điệp: bài hát có cử điệu trong Giáo Lý thường là các bài ca ý lực, diễn ý các câu Lời Chúa, diễn tả cách đơn giản các mệnh đề tín lý và luân lý, có thể dùng trong sinh hoạt hoặc cầu nguyện ở đầu, ở giữa hay ở cuối tiết dạy Giáo Lý.

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO LẦN THỨ 81

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO LẦN THỨ 81

Chúa Nhật 21 tháng Mười, 2007
“Toàn Thể Giáo Hội cho Khắp Nơi Thế Giới”

Anh chị em thân mến,

Nhân ngày Thế Giới Truyền Giáo, tôi mời gọi toàn thể Dân Chúa- các Giám mục, linh mục, các tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân- cùng nhau suy tư về sự cấp bách và tầm quan trọng của hoạt động truyền giáo của Giáo Hội trong thời đại chúng ta.

Quả thật, những lời Chúa Tử Nạn và Phục Sinh uỷ thác cho các Tông Đồ trong mệnh lệnh truyền giáo trước khi Người lên Trời luôn vang lên như một lời mời gọi bao trùm, một lời hiệu triệu thành khẩn : “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Rồi Người thêm: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 19- 20).

Trong nhiệm vụ truyền giáo nặng nề này chúng ta được nâng đỡ và được đồng hành trong niềm xác tín rằng Người là Chúa mùa gặt, Người luôn ở với chúng ta và không ngừng hướng dẫn dân Người. Chúa Kitô là nguồn mạch vô biên của công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Thêm nữa, một lí do khác trong năm nay càng thôi thúc chúng ta canh tân việc dấn thân truyền giáo: dịp kỉ niệm 50 năm ngày ban hành Thông điệp Fidei Donum (Hồng ân Đức Tin) của Tôi Tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Piô XII, nhằm xúc tiến và cổ vũ sự cộng tác giữa các Giáo Hội địa phương để truyền giáo cho mọi dân tộc.

“Toàn Thể Giáo Hội cho Khắp Nơi Thế Giới” đó là chủ đề được chọn cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay. Chủ đề này mời gọi các Giáo Hội địa phương trên khắp các lục địa cùng nhận thức nhu cầu khẩn thiết phải tái phát động hoạt động truyền giáo để đối phó với nhiều thách thức nghiêm trọng trong thời đại chúng ta.

Hiển nhiên, trong những thập kỉ qua hoàn cảnh sống của con người ngày nay đã thay đổi, nhất là từ Công Đồng Vatican II, biết bao nỗ lực đã được thực hiện để loan truyền Tin Mừng.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần phải tiến hành để đáp lại lời kêu gọi truyền giáo mà Chúa không ngừng truyền cho mọi người đã chịu phép Thánh Tẩy. Người tiếp tục kêu gọi, trước hết là các Giáo Hội được coi là “trưởng thành” mà trong quá khứ đã cung ứng các nhà truyền giáo gồm rất nhiều linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân cũng như các phương tiện vật chất, tạo nên sức sống cho một cuộc hợp tác hữu hiệu giữa các cộng đồng Kitô giáo.

Sự hợp tác này đã đem lại những kết quả truyền giáo dồi dào vừa cho Giáo Hội trẻ trung trong các xứ truyền giáo vừa cho cả các cộng đồng Giáo Hội đã gửi các nhà truyền giáo đi. Đứng trước nền văn hoá tục hoá, dường như càng ngày càng lấn sâu vào các xã hội tây phương, lại thêm sự khủng hoảng gia đình, rồi sự sút giảm ơn gọi cùng với sự lão hoá hàng giáo sĩ, các Giáo Hội này đang rơi vào nguy cơ chỉ tập trung vào chính mình để rồi nhìn tương lai mà thiếu hi vọng và giảm bớt lòng nhiệt thành truyền giáo. <>

Zuy nhiæn chín` lúc nРy mớz là th滝i gia` để pở rỚng lònf tin tƠởng vРo sự:Quan PhƲng cỠa Thiêp Chúa zà ĐẦng chẢng bao piờ b rơi fân NgƠời, npưng vi sứf mạnh của Cpúa Thúnh ThẦn Ngư᠝i hưᰛng hỚ về vfệc ho�n tấp kế hzạch c滩u chu໙c đᰝi đỚi của&Ngườ`.

0 :p align&"justif`" class8"style6:> Vị Fục Tᠭ tốt8cũng m�i gỆi các @iáo Hᰙi mớz đón fhận Tin Mừng quảng đại hi sinh vào việc truyền giáo cho muôn dân- missio ad gentes. Dù gặp một số các khó khăn và nghịch cảnh trong việc mở rộng, các cộng đoàn này vẫn tiếp tục tăng triển. Diễm phúc thay một số cộng đoàn có rất nhiều linh mục và tu sĩ mà số khá đông trong họ, dù nhu cầu địa phương đòi hỏi thúc bách, vẫn được gửi đi một nơi nào đó để thi hành sứ vụ mục tử và phục vụ truyền giáo, ngay cả trong những miền truyền giáo cố cựu.

Và như thế chúng ta nhận ra sự diệu kì của việc “trao chuyển các ơn ban”, được cống hiến một cách dồi dào vì lợi ích của toàn Nhiệm Thể Chúa Kitô.

Tôi tha thiết hi vọng rằng việc hợp tác truyền giáo sẽ còn trở nên sống động hơn khi mỗi cộng đồng phân định khả năng và đặc sủng của riêng mình. Tôi cũng hi vọng rằng Ngày Thế Giới Truyền Giáo sẽ giúp cho mọi cộng đồng Kitô giáo cũng như mọi Kitô hữu ý thức hơn về đặc tính phổ quát lời mời gọi của Chúa Kitô là mở rộng Nước Trời đến cùng cõi trái đất.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết trong thông điệp Redemptoris Missio: “Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo”- bởi vì lệnh truyền của Chúa Kitô không phải là một điều ngẫu nhiên, tuỳ phụ, nhưng đi vào căn cốt của Giáo Hội. Do đó Giáo Hội phổ quát cũng như mỗi giáo hội địa phương đều được sai đến với các dân tộc... Thật thích hợp là các giáo hội non trẻ cần phải “càng sớm hết sức có thể chia sẻ công việc truyền giáo của Giáo Hội. Chính họ phải gửi các nhà thừa sai để rao giảng Tin Mừng trên khắp thế giới, dẫu họ cũng đang chịu cảnh thiếu giáo sĩ” (s. 62).

Năm mươi năm trôi qua kể từ lời hiệu triệu lịch sử của vị tiền nhiệm của tôi, Đức Piô XII với thông điệp Fidei Donum về việc hợp tác giữa các Giáo Hội để phục vụ công cuộc truyền giáo, tôi tái khẳng định rằng việc loan báo Tin Mừng vẫn cấp bách và hợp thời.

Trong thông điệp Redemptoris Missio, về phần mình, Đức Gioan Phaolô II viết rằng: “sứ vụ của Giáo Hội thì lớn lao hơn ‘sự hiệp thông giữa các Giáo hội’; do đó chúng ta không chỉ hướng về việc tái truyền giảng Tin Mừng nhưng trước tiên còn phải hướng về việc truyền giáo nữa (64)”.

Bởi đó như chúng đã nhiều lần đề cập, lòng nhiệt thành truyền giáo vẫn còn là việc ưu tiên phục vụ, mà Giáo Hội mắc nợ nhân loại hôm nay, để định hướng và phúc âm hoá các biến chuyển về văn hoá, xã hội và đạo đức, và để trao ban ơn cứu chuộc của Chúa Kitô cho mọi người hôm nay đang bị lăng mạ và áp bức tại nhiều miền trên thế giới vì sự nghèo đói, bạo lực và việc phủ nhận nhân quyền một cách có hệ thống.

Giáo Hội không thể thoái thác sứ vụ phổ quát này; bởi vì đó là một đòi buộc đối với Giáo Hội. Nếu trước tiên Chúa Kitô uỷ thác mệnh lệnh truyền giáo cho Phêrô và các Tông Đồ thì ngày nay trách nhiệm đó ưu tiên thuộc về Đấng kế vị Thánh Phêrô mà sự quan phòng Chúa đã chọn để làm nền tảng hữu hình cho sự hiệp nhất của Giáo Hội, rồi đến các Giám mục là đấng chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc truyền giáo trong tư cách là thành viên của Giám Mục Đoàn và là mục tử của các Giáo Hội địa phương (x. Redemptoris Missio, s. 63).

Bởi đó, tôi hối thúc các Giám mục trong tất cả các Giáo Hội mà Chúa đã chọn để dẫn dắt đoàn chiên duy nhất của Người, hãy chia sẻ lòng nhiệt thành rao giảng và truyền bá Tin Mừng.

Tôi đang ngỏ lời với các vị Mục Tử của tất cả các Giáo Hội địa phương, đã được Chúa chọn để dẫn dắt đoàn chiên duy nhất của Người để các ngài cùng chia sẻ mối quan tâm thúc bách của việc loan truyền Tin Mừng.

Đó cũng chính là ý nguyện đã hướng dẫn tôi tớ Chúa, Đức Piô XII năm mươi năm trước đề đặt việc hợp tác truyền giáo cho thích hợp hơn để đáp ứng các nhu cầu của mọi thời đại.

Đặc biệt khi xét đến việc truyền giảng Tin Mừng cho tương lai ngài mời gọi các Giáo Hội và các cộng đồng đã đón nhận Tin Mừng lâu năm hãy gửi các linh mục đến giúp các Giáo Hội mới được thành lập.

Và như thế ngài đã khơi lên một “chủ đề truyền giáo” mới mà những từ đầu tiên của thông điệp đã lấy tên là Fidei Donum. Ngài viết: “ Mộït đàng, khi chúng tôi hướng tâm tư về vô số những con cái của chúng tôi đã được tham dự vào ơn phúc đức tin, nhất là trong các nước đã có một truyền thống Kitô lâu đời, nhưng đàng khác khi chúng tôi nhận thấy rất nhiều đoàn người vẫn còn đang đợi chờ ngày cứu chuộc được loan báo cho họ, thì chúng tôi luôn hết sức tha thiết hối thúc Chư Huynh với sự quan tâm nhiệt thành, hãy nâng đỡ việc tuyệt đối thánh thiện là đem Giáo Hội của Chúa đến khắp cả thế giới.” Và ngài thêm: “Ước gì những lời nhắc nhở của chúng tôi sẽ khơi lên một sự quan tâm hăng hái trong sứ vụ truyền giáo nơi các linh mục của chư huynh và qua họ làm cho tâm hồn các tín hữu được bừng cháy!” (Fidei Donum s.4).

Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì những hoa trái dồi dào trong việc hợp tác truyền giáo tại Châu Phi và những miền khác trên thế giới.

Rất nhiều linh mục sau khi bỏ lại cộng đoàn bản xứ của mình đã đem tất cả năng lực truyền giáo để phục vụ các cộng đồng mà một số mới được tạo lập trong những miền nghèo túng và đang phát triển. Trong số họ không ít các vị tử đạo đã kết hợp chứng từ về lời nói và việc tận hiến cho truyền giáo bằng hiến lễ là chính mạng sống của họ.

Chúng ta cũng thể quên những tu sĩ nam nữ và những thừa sai giáo dân đã cộng tác với các linh mục để loan truyền Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Xin cho ngày truyền giáo trở thành một dịp để trong niềm tin tưởng, chúng ta nhớ đến tất cả anh chị em này cũng như mọi người đang tiếp tục làm việc trong cánh đồng truyền giáo bao la bằng lời cầu nguyện.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa để những gương sáng của họ khơi lên khắp nơi những ơn gọi mới cũng như giúp các Kitô hữu ý thức sâu xa hơn việc truyền giáo. Thật vậy, mỗi cộng đồng Kitô giáo tự bản chất là truyền giáo, và phải dùng tất cả sự dũng cảm mà rao giảng Tin Mừng để những người tin yêu Chúa được gia tăng.

Do đó, chúng ta có thể nghĩ rằng đối với mỗi người tín hữu, vấn đề không chỉ là hợp tác với hoạt động rao giảng Tin Mừng, mà còn hơn thế nữa, họ phải ý thức rằng chính họ cũng là những sứ giả truyền giáo, cùng chia sẻ trách nhiệm truyền giáo của Giáo Hội. Trách nhiệm chia sẻ truyền giáo này có nghĩa là việc hiệp thông giữa các cộng đồng phải được gia tăng và việc hỗ trợ lẫn nhau liên quan đến vấn đề nhân sự (các linh mục, các tu sĩ, và các thừa sai giáo dân), cũng như các phương tiện cần thiết cho việc rao giảng Tin Mừng hôm nay, cần được đẩy mạnh.

Anh chị em thân mến, mệnh lệnh truyền giáo mà Chúa Kitô uỷ thác cho các Tông Đồ thật sự liên quan đến tất cả chúng ta. Ước gì Ngày Thế Giới Truyền Giáo trở thành một dịp thuận tiện để đào sâu ý thức và cùng nhau hoạch định những lộ trình thiêng liêng và đào tạo một cách thích hợp để thúc đẩy sự hợp tác giữa các Giáo hội và huấn luyện nhiều nhà thừa sai hơn để loan truyền Tin Mừng trong thời đại chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta đừng bao giờ quên rằng sự đóng góp ưu tiên và tuyệt hảo mà chúng ta được kêu gọi để góp phần vào việc truyền giáo của Giáo Hội là lời cầu nguyện. Chúa nói: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt ra gặt lúa về”(Lc10, 2).

Đức Giáo Hoàng Piô XII viết năm mươi năm trước, “Chư huynh đáng kính, chúng tôi tin tưởng rằng chư huynh luôn tha thiết cầu nguyện cho việc truyền giáo” (Fidei Donum, s. 49). Anh chị em hãy luôn nhớ đến nhu cầu thiêng liêng lớn lao của rất nhiều dân tộc: những người rời xa con đường sự thật cũng như biết bao nhiêu người đang cần nhờ những phương thế để giữ vững đức tin.” (x. s. 55).Và ngài hối thúc các tín hữu dâng nhiều Thánh Lễ để chỉ cho việc truyền giáo, ngài cho rằng: “điều này hợp với lời cầu nguyện của Chúa chúng ta, Đấng yêu mến Giáo Hội và muốn Giáo Hội của Người phát triển cũng như mở rộng bờ cõi đến toàn thể thế giới.” ( như trên s.52).

Anh chị em thân mến, hơn lúc nào hết tôi cũng nhắc lại lời kêu gọi này . Ước gì lời kêu gọi này lan đến mỗi cộng đoàn lời đồng thanh cầu nguyện “Lạy Cha chúng con ở trên trời”, để nước Chúa hiển trị.

Tôi đặc biệt kêu gọi các thiếu nhi và giới trẻ hãy sẵn sàng và quảng đại cho việc truyền giáo. Tôi ngỏ lời tới các bệnh nhân và những người đau khổ, nhắc nhớ họ về giá trị của sự cộng tác kì diệu và quan yếu của họ đối với công trình cứu chuộc. Tôi mời gọi các tu sĩ, đặc biệt các tu sĩ dòng kín hãy gia tăng cầu nguyện cho việc truyền giáo.

Nhờ nỗ lực của mỗi người tín hữu, một mạng lưới thiêng liêng của việc cầu nguyện được trải rộng ra trên khắp Giáo Hội nhằm hỗ trợ việc truyền giáo. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã đồng hành cùng Giáo Hội thời sơ khai bằng sự quan tâm từ mẫu, cũng hướng dẫn hành trình của chúng ta trong giai đoạn này và ban xuống cho chúng ta một Lễ Hiện Xuống mới của tình yêu. Nhất là, xin Mẹ giúp tất cả chúng ta ý thức rằng chúng ta đều là những thừa sai, đều được Chúa sai đi để làm chứng cho Người trong mọi phút giây của cuộc sống.

Tôi hứa hằng ngày cầu nguyện cho các linh mục được đầy hồng ân đức tin, cho các tu sĩ nam nữ, các thừa sai giáo dân đang hoạt động trên cánh đồng truyền giáo, cũng như cho tất cả mọi người, cách này hay cách khác, giúp vào việc loan báo Tin Mừng, và tôi thân ái ban Phép Lành Tông Toà cho mọi người.

Từ Vatican, ngày 27 tháng Năm, 2007, Lễ Trọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

BENEDICTUS PP. XVI

NHỮNG ĐIỀU MẸ ƯỚC CHO CON

NHỮNG ĐIỀU MẸ ƯỚC CHO CON

Mẹ mong con biết thế nào là mặc lại quần áo cũ của anh chị, là ăn lại thức ăn thừa của ngày hôm qua… là đói, là mệt, là đổ mồ hôi... Mẹ thực sự mong như thế.

Mẹ mong con biết thế nào là thất bại để học lấy sự khiêm tốn. Biết thế nào là thành công để học lấy sự tự tin. Và cư xử trung thực ngay cả trong những chuyện chỉ mình con biết.

Mẹ mong con biết lau dọn nhà cửa và biết rửa xe, và mẹ mong đừng ai tặng con một món quà đắt tiền khi con mới 17 tuổi.

Mẹ mong con một lần nhìn thấy một chú bê con ra đời, và biết chăm sóc con chó già ốm yếu, xấu xí và thường nằm bẹp góc nhà.

Mẹ mong con đánh nhau đến sưng mắt để bảo vệ một điều mà con vẫn hằng tin.

Mẹ mong con chia sẻ phòng của con với em con. Cũng được nếu con kẻ một vạch phấn để ngăn đôi căn phòng, nhưng nếu em con muốn chui vào chăm ngủ cùng con vì nó sợ cái gì đó lúc nửa đêm thì mẹ mong là con hãy ôm lấy em.

Và khi con muốn chơi trò chơi điện tử, còn em con muốn con chơi cùng thì mẹ hy vọng là con sẽ chọn em.

Nếu con muốn một cây súng cao su, mẹ mong bố con dạy con tự làm lấy một cái thay vì cho tiền con để mua nó. Mẹ mong con biết đào hố trồng cây và đọc sách. Và khi con biết sử dụng computer, con vẫn biết làm tính nhẩm.

Mẹ mong con bị bạn bè chê cười khi con xô đẩy, trêu chọc một bạn gái. Và khi con chạy về mách bố con, bố sẽ yêu cầu con đi xin lỗi bạn.

Mẹ mong gì con bị trầy da khi leo núi, bỏng tay khi nấu bếp và dính lưỡi khi dại dột liếm đá. Những bài học nho nhỏ ấy sẽ dạy con rất nhiều điều về sự cẩn trọng và giữ an toàn cho bản thân con, vì con và những người yêu thương con.

Mẹ ước gì con thấy khó chịu khi ai đó phì khói thuốc lá vào mặt con. Mẹ cũng chẳng ngại nếu con thử một chén rượu, nhưng mẹ mong con không thích. Và nếu như một người bạn rủ con thử một loại ma túy, thì mẹ mong con đủ thông mình để nhận ra rằng người đó không phải bạn con.

Mẹ thực sự mong con dành thời gian đi câu cá với ông.

Đó là những điều mẹ mong con nhận được mỗi ngày. Những giờ phút khó khăn, thất vọng, làm việc chăm chỉ và hạnh phúc.

GIAO LY CUA HOI THANH VE PHA THAI


GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH VỀ PHÁ THAI

1. Phá thai là vi phạm trầm trọng luật luân lý:

Dựa vào Lời Chúa và ánh sáng lương tri, Hội Thánh luôn luôn dạy rằng tự ý và trực tiếp phá thai là một trọng tội. Hội Thánh tin rằng Chúa là Đấng tạo thành Sự Sống của con người: "Người dựng nên ta, ta là của riêng Người." ( Tv 100, 3 ).

Sự Sống của con người là một quà tặng của Thiên Chúa hằng hữu ban cho nhân loại. Thiên Chúa ban Sự Sống cho con người không phải để con người làm chủ tuyệt đối nhưng để làm kho tàng cho con người quản lý và con người phải trả lẽ trước nhan Người ( x. Mt 25, 14 – 30; Lc 19, 12 – 27 ). Chúa canh chừng Sự Sống của con người ( x. St 9, 5 – 63 ) và cấm chúng ta không được giết người ( Xh 20, 13; Mt 5, 21 ). Vì thế, Sự Sống của con người là thiêng thánh và bất khả xâm phạm trong tất cả quá trình hoàn thành của nó từ đầu cho đến cuối.

Chúa Giê-su Ki-tô ra luật yêu người, buộc chúng ta phải tôn trọng, bảo trợ và thăng tiến Sự Sống của tha nhân. Bởi vậy, thủ tiêu Sự Sống của con người là hoàn toàn đi ngược lại với huấn lệnh Người đã truyền cho chúng ta là phải yêu tha nhân đến hy sinh mạng sống mình.

Hội Thánh ở khắp nơi và trong mọi thời bao giờ cũng nhắc lại lệnh truyền của Chúa về tính bất khả xâm phạm của Sự Sống con người vô tội, dù Sự Sống ấy mới chỉ manh nha. Từ xưa đến nay Hội Thánh luôn luôn nhất trí về điểm này và không hề nhượng bộ một ly.

Ngay từ những bước đầu, cộng đồng Ki-tô hữu theo gương Chúa Ki-tô và vâng lệnh Người truyền về bổn phận phải yêu thương các trẻ nhỏ, đã can đảm đương đầu với thế giới ngoại giáo trong việc bảo vệ giá trị Sự Sống của con người, dù nó chưa thành hình, qua đoạn văn sau đây:

"Không được giết... không được phá thai làm cho đứa trẻ chết... Không được giết nó sau khi nó đã ra đời… Đó là con đường đưa tới sự chết... Những người ấy không biết Đấng tạo thành nên họ, họ giết con họ, họ phá thai làm cho các thọ tạo của Chúa phải chết." [1]

Trong nhiều Công Đồng, Hội Thánh đã ra những hình phạt rất nặng [2] . Huấn quyền Tòa Thánh cũng đã nhiều lần mạnh mẽ lên tiếng rằng phải nghiêm cấm phá thai. Các Đức Giáo Hoàng, các Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục nhân danh cá nhân, đều nhất trí và cương quyết bày tỏ thái độ về vấn đề này [3] . Công Đồng Vatican II quả quyết:

"Thiên Chúa, Đấng làm chủ Sự Sống đã giao cho loài người nhiệm vụ cao quí Bảo Vệ Sự Sống, và con người phải đảm trách nhiệm vụ này một cách xứng đáng. Phải hết sức ân cần Bảo Vệ Sự Sống ngay từ lúc thụ thai. Phá thai và giết trẻ thơ là những tội ác đáng ghê tởm” [4] .

Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI đã tuyên bố là Hội Thánh giữ vững lập trường bất di bất dịch về vấn đề phá thai [5] . Nhân dịp kỷ niệm 15 năm làm Giáo Hoàng, ngài đã xác quyết:

"Và chúng tôi, người đã tự đặt ra cho mình chỉ thị rõ rệt là phải tuyệt đối trung thành với giáo huấn của Công Đồng. Chúng tôi đã đặt vấn đề bảo vệ Sự Sống dưới mọi hình thức nó có thể bị đe dọa, thương tổn hay thủ tiêu, làm chương trình hành động cho nhiệm kỳ của chúng tôi. Nhưng việc Bảo Vệ Sự Sống phải bắt đầu ngay từ nguồn mạch. Vì thế, Hội Thánh Công Giáo mới phải nhắc đi nhắc lại Giáo Lý về vấn đề ly dị và phá thai, cũng như lưu ý mọi người về thực tại đau lòng và những hậu quả rất nặng nề của hai vấn đề đó. Những lời xác quyết ấy, chúng tôi đã chỉ đưa ra, nhân danh trách nhiệm tối cao của chúng tôi là thày dạy và người dìu dắt Hội Thánh khắp nơi và vì lợi ích của loài người”. [6]

Không phải chỉ có Đức Tin Ki-tô giáo mà cả lương tri nhân loại cũng cho phá thai là một trọng tội, vì như thế là thủ tiêu một cách tàn bạo một con người vô tội không có phương thế tự vệ, đang cần mọi sự và cần đến mọi người.

Phá thai chắc chắn là một trong những bất công tệ hại nhất phạm đến con người. Chẳng những con người không được nhìn nhận như một nhân vị mà quyền sống là quyền căn bản nhất cũng bị chà đạp dưới chân, và không thể lấy lại được một khi đã mất.

Tính bất công của tội phá thai còn hóa ra nặng thêm, bởi lẽ đứa trẻ trong bụng mẹ là một kẻ vô tội không có phương thế nào để tự vệ; nó bị thủ tiêu do chính những người đã đưa nó tới Sự Sống và do những người đáng lý ra phải bảo vệ và bênh vực Sự Sống của nó như các bác sĩ và y tá.

Lương tri của mọi người đều nhìn nhận nguyên lý hiển nhiên và thiêng thánh này là phải tôn trọng Sự Sống của con người, ngay từ khi nó còn là bào thai. Y giới ngay từ thời xa xưa đã đặt nguyên lý này làm trọng tâm cho hoạt động và tài nghệ của mình, như lời thề của Hippocrate chứng tỏ: "Tôi sẽ không cho ai một thứ thuốc giết người theo lời yêu cầu của người ấy, và tôi sẽ không khuyên bảo gì theo hướng này; tôi cũng sẽ không cho người đàn bà nào một thứ thuốc phá thai". [7]

Nhiều người viện lý để bào chữa cho việc phá thai khi nói rằng đứa trẻ sẽ sinh ra chưa phải là một người. Lập trường này không thể chấp nhận được, vì thụ thai đã là khởi nguyên của một con người cụ thể rồi.

2. Tội và hình phạt dành cho việc phá thai:

Vì những lý do nêu trên, những người xin phá thai, làm nghề phá thai, cộng tác vào việc phá thai một cách tự nguyện và ý thức, đều phạm một tội rất nặng.

Cũng như đối với các tội khác, phán quyết luân lý về những người phá thai hay cộng tác vào việc phá thai, phải căn cứ vào giá trị của Sự Sống con người và dựa vào hoàn cảnh khác nhau của các đương sự. Phải chăm chú cứu xét và thẩm định những hoàn cảnh này một cách thiết thực, mà không tiên thiên kết án hay xá giải, với một sự tế nhị đặc biệt dành cho những người đang trải qua những thảm cảnh bi đát.

Hội Thánh phạt vạ tuyệt thông người Công Giáo nào can tội phá thai. Vạ này có tính tức thời, nghĩa là không cần phải tuyên bố án lệnh và quyền giải vạ này dành cho Vị Thường Quyền ( GL 1398 ). Ai bị vạ tuyệt thông thì không được lãnh nhận các bí tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể.

Để tránh những sự giải thích sai lạc và nhất là để thẩm định một cách tích cực nội dung và tinh thần của vạ này, cần lưu ý mấy điểm sau đây:

- Người tín hữu nào bị vạ tuyệt thông thì phải loại ra ngoài, không được hiệp thông với Hội Thánh, và vì thế không được tham dự các Bí Tích như mới nói. Hình phạt này nặng ở chỗ người ấy không được rước Mình Thánh Chúa và do đấy, không được tham dự vào hoạt động được coi như tuyệt đỉnh của đời sống Ki-tô hữu.

- Cũng như tất cả các hình phạt của Hội Thánh, vạ tuyệt thông dành cho tội phá thai nhằm trước hết là phòng ngừa, chữa trị và giáo dục. Quả thế, Hội Thánh dùng vạ tuyệt thông để tố cáo việc phá thai và coi đó là một hành động không thể dung hợp được với những đòi hỏi của Tin Mừng, đồng thời giúp người đã phá thai có dịp suy nghĩ mà ăn năn hối cải, để lại được sống trong ơn nghĩa. Ngoài ra, vạ này cũng còn là một lời nhắc nhở cho những ai yêu cầu phá thai hay hành nghề phá thai phải coi chừng.

- Chỉ bị vạ tuyệt thông trong một số trường hợp mà thôi. Hội Thánh phạt người phá thai khi người ấy thật sự lỗi nặng và biết lỗi như thế là mắc vạ tuyệt thông.

- Vạ dành cho người phá thai có tính tức thời như đã nói, nghĩa là ngay sau khi phá thai chứ không cần phải xét xử hay tuyên bố gì cả ( vạ tuyệt thông tiền kết ).

Hậu quả tai hại của việc phá thai chỉ có thể hiểu được, khi nhìn vấn đề theo chiều kích xã hội của tội. Do tội của mình mà người Ki-tô hữu, thành phần của Thân Thể mầu nhiệm, không những xúc phạm đến Thiên Chúa là Cha mà còn làm tổn thương cho Hội Thánh ( x. Ánh sáng muôn dân số 11 ). Hơn nữa, ai can tội phá thai là đi ngược lại với sứ mệnh phục vụ và Bảo Vệ Sự Sống vừa chớm nở của Hội Thánh. Người ấy làm cho hành động cụ thể của Hôi Thánh mất tính khả tín và hữu hiệu. Như vậy, vạ tuyệt thông nhằm làm cho thấy rõ người tín hữu nào phá thai là phạm tội phản nghịch cùng Hội Thánh.

Đó là lý do tại sao dành quyền tha vạ cho Vị Thường Quyền nghĩa là Giám Mục hay Linh Mục được thừa quyền.

Trong hoàn cảnh xã hội và văn hóa hiện nay, người ta ít nhạy cảm với ý nghĩa tích cực của hình phạt này. Vì thế có nhiều người tự hỏi không biết Hội Thánh duy trì hình thức này có còn hợp thời hay không, và nhiều người khác lại cho rằng hình thức này đã lỗi thời và hoàn toàn xa lạ với tinh thần đích thật của Tin Mừng.

Thật ra, trả lời cho câu hỏi và vấn nạn này cũng không khó, nếu hiểu rõ ý nghĩa đích thật của vạ tuyệt thông, khi dựa vào sứ mệnh và đời sống của Hội Thánh. Vì tính trầm trọng của tội và vì não trạng của người thời nay chẳng chịu ý thức vấn đề là mấy, nên Hội Thánh phải duy trì hình thức vạ tuyệt thông để tôn trọng giá trị của Sự Sống và bênh vực những kẻ yếu nhất và những người vô tội.

Nhiều người lại còn hỏi rằng tại sao Hội Thánh duy trì vạ tuyệt thông nhằm phạt người phá thai mà lại không phạt vạ những người khác phạm những tội nặng không kém tội phá thai. Nếu suy nghĩ kỹ một chút, người ta sẽ thấy rằng phá thai rõ ràng là một tội giết người, bởi vì đứa trẻ sắp sinh hoàn toàn không thể tự bảo vệ, và dù Nhà Nước không coi phá thai là một trọng tội, nhưng vẫn coi giết người là một trọng tội.

3. Phá thai trước pháp luật đời:

Khi nói đến phá thai, không nên chỉ nghĩ đến chiều kích luân lý cho mỗi cá nhân yêu cầu phá thai, mà còn phải nhìn vấn đề theo hướng xã hội nữa.

Quả thật, phá thai là một hiện tượng xã hội vì nhiều lẽ. Trước hết, phá thai có ảnh hưởng sâu xa đến mối liên lạc giữa hai con người với nhau là người mẹ và đứa con. Tiếp đến, nó lại tác động trên đôi vợ chồng, trên gia đình và xa rộng hơn, trên môi trường xã hội. Vì thế, phá thai phải được nhà cầm quyền chú ý theo dõi và can thiệp.

Khi can thiệp vào Sự Sống vừa chớm nở, nhà cầm quyền không thể chỉ đưa ra một đạo luật, tuy là cần thiết, để cấm phá thai và coi phá thai là một trọng tội, mà còn phạt trừng phạt cách công minh và công bình tùy theo những hoàn cảnh cụ thể. Tuy vậy, một đạo luật như thế tự nó cũng không giải quyết được tất cả vấn đề phá thai, một vấn đề rất khó khăn phức tạp.

Thành ra, trước hết Nhà Nước phải dựa vào một nền giáo dục và văn hóa biết tôn trọng và phát huy giá trị của Sự Sống, đồng thời ý thức trách nhiệm đối với Sự Sống. Lại phải dựa vào một sự trợ giúp mang tính xã hội, gồm các sáng kiến tài trợ và biện pháp nhằm ngăn chặn và nâng đỡ những người không muốn có thai hay gặp khó khăn khi mang thai.

Nhưng vì dân chúng thiếu hiểu biết về văn hóa và xã hội, nên nhiều khi nhà cầm quyền phải đối phó với việc phá thai lén lút, kèm theo những khó khăn và nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mệnh của người mẹ.

Vì thế, cần phải có luật pháp can thiệp để ấn định trong trường hợp xã hội này. Người ta hay nại đến nguyên tắc dung thứ mà dựa vào đó Nhà Nước có thể hay phải dung thứ một cái họa nhỏ để tránh những cái họa khác lớn hơn.

Nhưng nguyên tắc dung thứ khi áp dụng vào thực tế không biện minh được việc cho phép trực tiếp loại bỏ một người vô tội. Bộ Đức Tin tuyên bố: "Luật của loài người có thể tha không phạt, nhưng không thể tuyên bố là vô tội điều trái với luật tự nhiên, vì sự đối nghịch này đủ làm cho luật không phải là luật nữa". [8]

Áp dụng luật cho phép phá thai theo luật đời nhân danh nguyên tắc dung thứ là bất hợp pháp và không thể chấp nhận được, vì Nhà Nước không phải là nguồn mạch chính yếu phát sinh ra những quyền tự nhiên bất khả di nhượng của con người, cũng không phải là người sáng tạo và trọng tài tuyệt đối của những quyền này. Ngược lại, Nhà Nước phải phục vụ con người và cộng đồng nhân thế bằng cách nhìn nhận, bảo vệ và cổ động những quyền lợi của con người.

Vì thế, khi cho phép phá thai là Nhà Nước đi ngược lại với ý nghĩa và chính sự hiện diện của mình và làm thương tổn cách rất trầm trọng luật pháp, vì đưa vào đó một nguyên tắc hợp thức hóa bạo động đối với người vô tội bất lực và cô thế.

Những điều nói trên đưa tới phán quyết luân lý này về luật cho phép phá thai: đó là một luật tự bản chất cực kỳ vô luân lý.

Trái với những luật lương thiện và chính đáng, luật này không buộc người ta phải giữ theo lương tâm và không thể xóa bỏ được nguyên tắc: Sự Sống của con người vô tội là bất khả xâm phạm; nguyên tắc này bất di bất dịch không hề thay đổi. Con người chỉ bị ràng buộc bởi luật của Thiên Chúa ghi trong lòng mỗi người mà thôi. Luật này truyền cho ai nấy không được giết người.

Trích bài của Lm. ĐỖ XUÂN QUẾ, Dòng Đa Minh

[1] Sách Didachè II, 2; x. Athénagoras: Biện hộ cho người Ki-tô hữu, 35

[2] x. CĐ Elvire, 63; Ancyre, 21

[3] G, Caprilet: Không được giết, Roma 1973

[4] Vui Mừng và Hy Vọng số 51

[5] Huấn từ ngày 9.12.1972

[6] Bài giảng dụ ngày 29.6.1978

[7] xem E Nardi, Procurato aborto nel mundo greco romano. Milano 1971 trg. 58-66

[8] Documentation catholique số 166 trang 1072