Thứ Năm, 11 tháng 10, 2007

Vị Cha Chung Bênêđictô XVI Hiền Lành và Khiêm Nhượng

Vị Cha Chung Bênêđictô XVI Hiền Lành và Khiêm Nhượng

BORSUM - Đức quốc, ngày 03.5.2005 - Tôi không ngờ một vị Hồng Y người Đức mà được đa số 2/3 của 114 vị Hồng Y khác tín nhiệm bầu làm Giáo Hoàng thứ 265 của Hội Thánh Công Giáo. Nước Đức là một quốc gia ít được lòng mến chuộng từ các dân tộc khác vì nước này đã gây ra và để lại cho lịch sử thế giới biết bao nhiêu thương đau về chiến tranh thứ nhất (1917) và thứ hai (1945), nhất là tội ác diệt chủng 6 triệu người Do Thái trong các trại tập trung khủng khiếp bằng hơi ngạt và lò thiêu xác. Trong thời gian đen tối này đã gây nên bao nhiêu đau buồn tang tóc cho chính người Đức và các quốc gia láng giềng. Với niềm vui và lẫn tủi hổ người Đức kỷ niệm 60 năm được chấm dứt chiến tranh do quân đội đồng minh đổ bộ giải thoát họ khỏi chủ nghiã Đức quốc xã vào ngày 9 tháng 5 năm 1945. Những hậu quả đó vẫn con lưu truyền dai dẳng cho đến ngày nay. Rồi họ lại còn chịu cảnh chia đôi đất nước trong 45 năm trời cho đến ngày thống nhất đất nước 03.10.1990: Đông theo chủ nghiã cộng sản và Tây theo khối dân chủ tự do. Về tôn giáo tại Đức cũng là nơi nổi dậy phong trào thệ phản tin lành vào thế kỷ thứ XV đã làm cho người Kitô Hữu phải đau thương chia phương rẽ hướng theo Tin Lành và Công Giáo.

Qua biến cố bầu Giáo Hoàng người Đức vào ngày 19.4.2005 đang làm cho dân tộc này hãnh diện ngẩng đầu lên và không còn mặc cảm đối với thế giới(...). Một nhà thần học tại Rôma đã phát biểu: „Từ thời Martin Luther (1483 – 1546) đến nay người Đức không còn ai gây nên ấn tượng lớn lao về thần học như một người CON của tiểu bang Bayern.“ Hơn thế nữa có nhà bình luận tại Tòa Thánh lại nói thêm: "Hồng Y Joseph Ratzinger là bộ não của Vatican". Điều chắc chắn trong thời đại này tại nước Đức không có một ai nổi bật về tư tưởng triết lý và thần học như Hồng Y Joseph Ratzinger. Ngạc nhiên đúng với cách nói dân gian "bụt nhà không thiêng“ vì các nhà chỉ trích Ngài phần đông đều là người Đức. Cách đây 10 năm có sự tranh chấp gay gắt giữa Tòa Thánh và Giáo Hội Đức về các văn phòng tư vấn gia đình của Giáo Hội Đức (do tiền trợ cấp của chính phủ) được cấp giấy chứng nhận cho các phụ nữ mang thai, với giấy chứng nhận này họ có quyền phá thai mà không bị truy tố ra tòa về tội giết thai nhi. Điều quyết định của Toà Thánh lúc bấy giờ cũng là sự quyết định của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger bắt buộc đóng cửa các cơ quan tư vấn gia đình của Giáo Hội Đức không được gián tiếp giết thai nhi dưới 10 tuần lễ. Chính vì lập trường bảo vệ giáo lý đức tin, luân lý rõ ràng không thỏa thuận với tội ác mà nhiều người Đức gán cho Ngài là bảo thủ, là "quân canh“ của Giáo Hoàng.

Lúc 24 tuổi cha Joseph Ratzinger chịu chức linh mục. Năm 30 tuổi trở thành giáo sư thần học thực thụ, cho đến nay Ngài vẫn là vị giáo sư trẻ nhất của nước Đức. Ngài đam mê nghiên cứu thần học và về nhiều lãnh vực khoa học nghệ thuật. Tư tưởng của Ngài đã để lại nhiều dấu vết tại các đại học Đức ở Freising, Bonn, Münster, Tübingen, Regensburg… Sự uyên bác của ngài đã vượt khỏi không gian đến tận Công Đông Vaticanô II, để trở thành chuyên gia thần học cho Công Đồng. Đọc lại tiểu sử của Ngài cho thấy nhiều đại học đánh giá cao và trao cho Ngài bằng tiễn sĩ danh dự (7 bằng tiến sĩ). Các tác phẩm lớn với hơn 40 cuốn sách giá trị, mặc dù có sách đã viết từ 1968 vẫn trở thành sách gối đầu giường cho sinh viên thần học ngày nay. Có sách đã được dịch thuật qua 17 thứ tiếng khác nhau. Ngài còn là thành viên của nhiều viện khoa học lớn trên thế giới. Ngoài đời cũng trao tặng cho Ngài nhiều giải thưởng và huy chương danh dự quốc gia. Ngài cũng là một người nghệ thuật chơi đàn Piano giỏi, đặc biệt thích nhạc của thần đồng Mozart. Bộ óc thông minh của ngài đã dồn được 10 ngôn ngữ khác nhau vào trong đó và sử dụng được thuần thục.

Ngài được nuôi dưỡng trong một gia đình đạo hạnh và được hướng dẫn về đạo lẫn đời và về văn hóa. Cha mẹ chỉ có 3 người con gồm 2 trai 1 gái, nhưng cả hai người con trai đều dâng mình cho Thiên Chúa. Vào ngày 29.6.1951 hai anh em Georg và Joseph Ratzinger cùng được chịu chức linh mục chung tại nhà thờ chính tòa Freising. Người anh ruột tên Georg Ratzinger còn đang sống, được phong chức Đức Ông và là giáo sư về Thánh Nhạc tại Regensburg. Mấy ngày trước bầu cử Giáo Hoàng được phỏng vấn, người anh ruột trả lời là không muốn em mình làm Giáo Hoàng vì đã lớn tuổi, tuổi này cần được nghỉ ngơi.

Tại Roma người ta luôn nhìn thấy Hồng Y Joseph Ratzinger hằng ngày cắp cặp táp màu đen, mặc áo chùng thâm, đầu đội nón nỉ màu đen và nhẹ nhàng thả bộ từ chỗ ở (Piazza della Citta Leonina) băng ngang qua công trường Thánh Phêrô tiến vào thành Vatican đến nơi làm việc. Đã 24 năm Ngài đi bộ như vậy, không người thư ký đi kèm, không người bảo vệ, nhìn qua hình ảnh này thì thấy Ngài thực sự khiêm nhượng như một người bình thường trong chúng ta.

Thông thường, ai có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với Ngài thì sẽ nhận ra rằng Ngài là một người rất khiêm tốn, lắng nghe, hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ và dịu dàng. Khi tiếp chuyện người ta không thể ngờ được Ngài là một người cầm cân nẩy mực của Tòa Thánh trong một phần tư thế kỷ. Hơn thế nữa Ngài còn là một thần học gia chuyên tâm cầu nguyện rất sốt sắng. Đức Hồng Y Joseph Ratzinger nguyên là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, và là vị tổng trưởng lâu dài nhất trong triều đại ĐGH Gioan Phaolô II bao gồm 24 năm, trong thời này đã xảy ra 6 vụ về các nhà thần học lạc giáo mà trong đó đã có 4 người Đức (như Hans Küng, Drewermann…) và Ngài đã cắt chức giáo sư của các vị này. Trong những năm vừa qua nói chung nền Thần Học Công Giáo được yên ổn. Ngài chính là cánh tay mặt của ĐGH Gioan Phaolô II về tư tưởng, triết lý cũng như thần học. Có thể nói mọi việc liên quan với Giáo Hội Hoàn Vũ đều có ý kiến đóng góp của Ngài. Chúng ta cũng không ngạc nhiên khi Ngài đã xin từ chức đến lần thứ 3 mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vẫn chưa chịu cho Ngài nghỉ hưu. Tại Đức người ta đặt danh hiệu cho Ngài là "Cỗ Xe Tăng của Giáo Hội.“

Là người uyên bác và sẵn sàng tranh luận tư tưởng, mà mỗi khi như vậy thì hầu như Ngài không có đối thủ ngang tầm vóc. Tuy vậy dưới cái nhìn của nhóm chống đối (...), thì Ngài thường được xem như là một “quân canh”, lạnh lùng, cứng rắn, bảo thủ sẵn sàng giáng vạ tuyệt thông xuống cho những thần học gia bướng bỉnh đi chệch đường lối Giáo Hội, hay là nhẹ hơn cho họ thời gian hối lỗi. Nhóm người Đức chống đối này chỉ là một con số rất nhỏ, không có ảnh hưởng gì đến Giáo Hội Đức, lâu lâu có dịp thì mới phóng loa ra (như trong những ngày vừa qua). Để ý nhìn vẻ mặt của họ như là những người bệnh hoạn, bất bình thường (...)

Tôi được may mắn học thần học tại Đức và nghiên cứu vài tác phẩm của Đức Tân Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, hầu như các tư tưởng thần học phức tạp khó hiểu trong thần học nền tảng được Ngài dẫn dải bằng ngôn ngữ bình dị dễ hiểu và đi ngay vào vấn đề. Ngài diễn tả tư tưởng rất rõ ràng và chính thống. Nghe những bài giảng trong những lần vừa qua (ngày 08.4. và 18.4.2005) thì chúng ta càng hiểu rõ Ngài muốn gì và nhận ra đường hướng của Ngài một cách mạch lạc. Ngài nhắc nhở chúng ta như những con thuyền lạc lõng trong sóng gió biển khơi được đánh bóng bằng mỹ từ "tự do và cá nhân chủ nghĩa.“ Tôi ghi nhớ đoạn văn này trong bài giảng cho tuần khai mạc Mật Viện Hồng Y bầu Giáo Hoàng, hôm 18.4.2005: “Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên vừa qua… Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác-xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy tâm huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô thần đến chủ nghĩa hỗn tạp, v.v… Nhiều giáo phái mới được sinh ra mỗi ngày và thường xảy ra điều mà Thánh Phaolô đã nhắc về sự lường gạt con người và sự tinh quái nhắm lôi kéo con người đến chỗ lầm lạc (x. Eph 4:14). Có một đức tin rõ ràng theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất….”

Có lẽ qua những bài giảng hùng hồn và tỏ rõ tư tưởng đó, chính Ngài vô tình hay hữu ý đã đạt được lòng mọi người và có một ảnh hưởng sâu rộng trong số các vị Hồng Y cử tri trong cuộc bầu Giáo Hoàng vừa qua. Vậy đây là cuộc bầu cử rất ngắn của 115 Hồng Y hiện diện và cũng nói lên sự "đồng tâm nhất trí“ của các Hồng Y dành cho Hồng Y Joseph Ratzinger, cuộc bầu cử chỉ kéo dài trong 26 tiếng đồng hồ và trong vòng bầu thứ tư của ngày bầu thứ hai. Theo giới báo chí phỏng đoán Ngài đã chiếm được khoảng 90% lá phiếu của 115 Hồng Y, nghĩa là khoảng 100 người đã tin tưởng chọn Ngài. Một con số mơ ước cho kết quả bầu cử của những nhà chính trị trên thế giới.

Tôi vui mừng hạnh phúc chứng kiến Đức Tân Giáo Hoàng Bênêđictô XVI giang tay chúc lành "Urbi et Orbi“ cho thành Roma và thế giới vào chiều ngày 19.4.2005, tôi nhìn thấy trong Ngài là người xứng đáng kế vị Thánh Phêrô và tiếp tục đi theo đường hướng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tôi hạnh phúc đã được nói chuyện riêng với Ngài vào dịp lễ phong chức Hồng Y của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Thuận (ngày 21.2.2001). Và tôi càng tự hào hơn khi nghe được điều khen ngợi của Ngài nói với tôi dành cho Đức Cố Hồng Y Phanxicô Thuận: “Er ist ein großer Mann in der Kirche“ (ĐHY Phanxicô Thuận là một vĩ nhân trong Giáo Hội). Tôi còn được nghe Ngài khoe: "Những bài giảng cấm phòng của Đức Hồng Y Thuận cho ĐGH (vào Năm Thánh 2000) rất hay và nước Đức đang cần đến những tư tưởng đạo đức này.“ Chính Ngài lại nói thêm: "Cha đang lo thúc đẩy người nữ thư ký riêng của Cha dịch sách tĩnh tâm này từ tiếng Ý (Testimoni della Speranza) sang tiếng Đức cho người Đức.“ Sách tiếng Đức "Hoffnung, die uns trägt“ (Chứng Nhân Hy Vọng) đã trở thành sách tâm linh được ưa thích tại Đức. Khi hồi tưởng đến những điều này tôi lại nhớ đến và gần gũi Đức Tân Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhiều hơn, vì đa đoan nhiều công việc tại giáo triều Roma, mà Ngài vẫn còn làm được những việc yêu thương vĩ đại như thế cho Đức HY Phanxicô Thuận và cho danh tiếng người Việt chúng ta.

Là linh mục lo cho Mục Vụ Giới Trẻ VN tại ĐHGT Thế Giới 2005, tôi vui mừng hơn nữa khi Ngài để ý đến Giới Trẻ với câu nói đơn sơ lúc ĐHY Joachim Meisner, TGM Köln đến hôn nhẫn chúc mừng ngay sau cuộc bầu Giáo Hoàng tại nhà nguyện Sixtine: “Du, ich komme nach Köln.“ - Này Bạn ơi, tôi sẽ đến Köln (dịp ĐHGT-2005). Đấy là chương trình công du đầu tiên của Ngài chỉ quyết định sau vài phút làm Giáo Hoàng, như thế Giới Trẻ phải chiếm được một chỗ đặc biệt lắm trong trái tim của Ngài. Qua ngày hôm sau khi cử hành thánh lễ tạ ơn với Hồng Y Đoàn Ngài lại gửi thêm thông điệp đến Giới Trẻ trong bài giảng bằng giọng ưu ái yêu thương như một người ông dịu dàng ôm hôn đứa cháu: "Cha đặc biệt nghĩ đến các bạn trẻ. Đối với các con, những người bạn đặc biệt của Đức Cố GH Gioan Phaolô II, Cha gởi cái hôn thân ái nhất của Cha đến cho các con, với hy vọng theo như ý Chúa sẽ được gặp gỡ các con tại Köln nhân ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2005 sắp tới. Cùng với các con, những người bạn trẻ thân thương của Cha, Cha sẽ tiếp tục duy trì một cuộc đối thoại, lắng nghe những khát vọng của chúng con để nỗ lực giúp các con trở nên những chứng tá sống động hơn nữa trong cuộc sống và vẫn luôn trẻ mãi trong Chúa Kitô.“

Trong ngày Chúa nhật, 24.4.2005 Khi Ngài cử hành long trọng thánh lễ đăng quang Giáo Hoàng, lúc ấy hàng trăm ngàn bạn trẻ hiện diện và hô to danh hiệu: Bê-nề-đết-tô (tiếng Ý nhái đúng theo âm điệu cũ, khi các bạn trẻ hoan hô chào mừng: Giovanni Paolo). Ngài cảm nhận được bầu khí của ngày này là Giáo Hội sống mạnh và rất TRẺ TRUNG, cũng như Giáo Hội đang mang trên vai trọng trách tương lai của thế giới, như vậy Giáo Hội sẽ hướng dẫn con đường tương lai cho từng người và cho giới trẻ chúng ta. Giới Trẻ được nêu cao trong ngày đăng quang Giáo Hoàng vì lần đầu tiên có đại diện giáo dân lên cầm tay ĐGH Bênêđictô tuyên hứa sự trung thành với người Kế Vị Thánh Phêrô và hân hạnh có 2 thiếu niên đại diện cho Giới Trẻ. Không lạ gì khi Ngài vui sướng đọc được những hàng chữ lớn trên các biểu ngữ của các bạn trẻ Đức: "Heiliger Vater, Wir lieben DICH“Chúng con yêu mến Đức Thánh Cha. Các bạn trẻ Ý cũng biểu lộ xâu đậm bằng hàng chữ phất phới trước gió: "Siamo con TE – Papa Benedetto“Chúng con đồng hành với Đức Thánh Cha.

Sáng thứ hai, 25.4.2005 ĐGH Bênêđictô XVI đón tiếp các phái đoàn nói tiếng Đức khoảng trên 10.000 ngàn người Đức tại đại thính đường ĐGH Phaolô VI. Dịp này Ngài lại trực tiếp khen ngợi Giới Trẻ: "Cha biết một điều không đúng sự thật là Giới Trẻ chỉ muốn hưởng thụ, đua đòi chạy theo vật chất, nhưng sự thật là các con muốn tìm điều cao thượng hơn…“

Tôi thầm cảm tạ Thiên Chúa đã hướng dẫn Hồng Y Đoàn để chọn được Đức Tân Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cho thời đại chúng ta. Thời đại đang tụt dốc trầm trọng về mọi phương diện tại các nước tân tiến. Cái nhìn tiên tri của ĐGH Bênêđictô là phải trở về truyền thống nền tảng của Kitô giáo, từ đó mới xây dựng được xã hội và con người. Tôi cảm động đón nhận lời vàng ngọc khiêm tốn đầu tiên của Giáo Hoàng: “Sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, các Hồng Y đã bầu tôi làm Giáo Hoàng. Tôi chỉ là người thợ tầm thường, khiêm nhu trong vườn nho của Thiên Chúa. Quan trọng là Thiên Chúa bù đắp cho những thiếu sót của tôi. Tôi tin tưởng vào lời cầu nguyện của Anh Chị Em. Thiên Chúa và Mẹ Maria sẽ bầu cử cho tất cả chúng ta.”

Vâng, qua những ngày này từ vị bảo vệ (không nhường bước) vững chắc Đức Tin Công Giáo trong 24 năm qua, ĐGH Bênêđictô XVI đã trở nên vị Giáo Hoàng thương mến và khiêm nhường, lúc nào cũng nở nụ cười nhân ái trên môi. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đang trao tặng cho Giáo Hội vị Mục Tử hiền từ.

Chúng ta nhớ cầu nguyện cho Đức Tân Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, người Cha Chung khiêm nhượng và rất thương mến của mọi người chúng ta. Tôi thầm hát: "Này con là Đá, trên viên Đá này Cha xây Giáo Hội muôn đời kiên trung…“, "Ta hãy cầu xin cho Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô…“

Mừng sinh nhật thứ 79 của ĐGH Bênêđictô XVI

Mozart của Thần Học

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI

Mừng sinh nhật thứ 79 của ĐGH Bênêđictô XVI

Borsum, Đức quốc - Chúa nhật Phục Sinh, 16.4.2006 Trong cuối tuần vừa qua trên các kệ bán báo người ta thấy nhiều tít lớn trên trang nhất của các báo Đức nói về Joseph Ratzinger hoặc ĐGH Bênêđictô XVI và những tấm hình của ngài được kèm theo như: "Joseph Ratzinger: Stolz in Deutschland“ (Joseph Ratzinger: Niềm tự hào ở nước Đức) – „Der Deutsche zieht mehr Gläubige an als sein großer Vorgänger Johannes Paul II“ (Vị người Đức lối kéo nhiều giáo dân hơn vị tiền nhiệm vĩ đại Gioan Phaolô II) – "Locker - humorvoll und beliebt im ersten Amtsjahr“ - Thanh thoát – khôi hài và được yêu chuộng trong năm đầu Giáo Hoàng) - "Wir sind stolz und haben großen Respekt" (Chúng tôi tự hào và kính trọng Ngài) – "Weniger Kirchenaustritte - steigende Eintritte in Deutschland“ (Ít người bỏ đạo - Thêm người vào đạo tại Đức) - Và tờ báo lớn Die Welt (Thế Giới) tán thưởng ngài lên cung bậc vĩ nhân của âm nhạc bằng tựa đề: "Mozart der Theologie“ (Mozart của Thần Học). Đó là cơ hội các giới truyền thông muốn viết về ĐGH Bênêđitô XVI vào dịp ngài mừng sinh nhật thứ 79 - đúng ngày Chúa nhật Phục Sinh, 16.4.2006. Cũng cho dịp này đài truyền hình quốc gia ARD trong chương trình phỏng vấn "Beckmann“ nổi tiếng đã mời 4 vị Hồng Y: Walter Kasper (Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Hiệp Nhất Kitô Hữu), Karl Lehmann (Chủ tịch HĐGM Đức), Georg Sterzinsky (TGP Berlin) và Friedrich Wetter (TGP München) vào tối thứ hai, 17.4.2006 để nói chuyện về nhà thần học Ratzinger và GH Bênêđictô XVI.

Qua các dữ kiện truyền thông kể trên chúng ta thấy cái nhìn của người dân Đức đã thay đổi nhiều trong 1 năm nay, vì khi nói về danh gọi Joseph Ratzinger trước kia là họ luôn nghĩ đến "Cỗ xe tăng“ hoặc quá "Bảo thủ“ hay là "Người cầm quyền sinh sát áp chế những người chống đối Giáo Hội từ Đức quốc“ và là "Bức tường kiên cố và quân canh của Giáo Hoàng.“ Khi còn là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin (24 năm) dưới thời ĐGH Gioan Phaolô II, trong thời này đã xảy ra 6 vụ về các nhà thần học lạc giáo mà trong đó đã có 4 người Đức (như Hans Küng, Drewermann…) và ĐHY Joseph Ratzinger đã cắt chức giáo sư đại học của các vị này. Ở trong nước Đức, đất nước của Martin Luther (1483 – 1586) thì người ta mới cảm nhận được những căng thẳng giữa hai tôn giáo lớn: Công giáo và Tin lành, mặc dù đã có những bước tiến nhảy vọt về đại kết từ phía hai bên. Một góc độ tiêu cực nào đó người Đức vẫn không ưa thích Tòa Thánh Vatican, ngay cả trong giới Công giáo cũng bị lôi cuốn vào.

Điều ngạc nhiên sau 1 năm thi hành chức vụ Mục Tử Giáo Hội, ĐGH Bênêđictô XVI đã làm cho cách nhìn của người Đức thay đổi quá mau chóng. Sáng nay, 15.4.2006 tôi mở trang báo Hannoversche Allgemeine Zeitung (một tờ báo lớn nằm ở thủ phủ của Tin Lành trong vùng Bắc Đức) đã đăng tít lớn "Nach einem Jahr als Pontifex zieht Benedikt XVI. die Gläubigen in Scharen an. Auch in Deutschland“ (Sau một năm với chức vụ Giáo Hoàng, Đức Bênêđictô XVI lôi cuốn hàng đoàn các tín hữu. Ngay cả ở nước Đức). Trong bài báo này tác giả cũng ngạc nhiên nêu câu hỏi: Những người chống đối Giáo Hội Công Giáo đang ở đâu, không còn gì để nói nữa à? Tôi đọc mà không khỏi phì cười với ý tưởng muốn gợi lên sự chống đối của họ. Nhìn chung với Thông Điệp "Thiên Chúa là Tình Yêu“ (Deus caritas est) đã thâm nhập vào được tâm can của người Đức và làm rúng động họ bởi tư tưởng thần học của Joseph Ratzinger. Phe chống và phe thuận đều ngợi khen thông điệp Tình Yêu này của ĐGH Bênêđictô XVI. Người Đức cũng trố mắt ngạc nhiên hơn khi ĐGH gửi thư mời giáo sư Hans Küng (người chống đối Vatican và Giáo Hoàng nổi tiếng toàn cầu và cũng là đối thủ của nhau hơn 2 thập niên) đến gặp mặt trò chuyện và ăn tối với Ngài vào ngày 24.9.2005 tại nhà nghỉ hè Castel Gandolfo.

Mozart của Thần Học

Cậu bé Joseph Ratzinger sinh ngày 16.4.1927 đúng vào ngày thứ bẩy Tuần Thánh tại Marktl am Inn thuộc miền thượng du Bayern. Vài tiếng sau khi mở mắt chào đời em bé Joseph đã được cha mẹ cho nhận bí tích Rửa Tội. Sự kiện này đối với ĐGH rất quan trọng và khắc khi trong cuộc đời của Ngài. Trong sách "Aus meinem Leben - Erinnerrungen“ (Từ cuộc đời của tôi) Ngài tự thuật lại ngày chào đời và lúc được Rửa Tội như sau: "Gia đình chúng tôi luôn nhấn mạnh đến ngày cuối cùng trong Tuần Thánh và buổi chiều trước đêm Vọng Phục Sinh, bởi vì điều này gắn chặt với ngày Rửa Tội với nước Rửa Tội mới được làm phép vào lễ Vọng Phục Sinh. Đứa trẻ được Rửa Tội với nước Rửa Tội vừa làm phép đêm Phục Sinh thì được nhìn là một ơn đặc biệt.“

Joseph Ratzinger

Nơi sinh ra

Joseph Ratzinger học Nhà trẻ

Tóm lược tiểu sử của Joseph Ratzinger: Từ bậc tiểu học cho đến tú tài các môn học nào cũng đều đứng nhất chỉ trừ mỗi một môn thể thao vì không hợp với cậu học trò xuất sắc này. Sau bậc trung học Joseph Ratzinger ghi danh học thần học. Lúc 24 tuổi thầy Joseph Ratzinger chịu chức linh mục. Năm 30 tuổi trở thành giáo sư thần học thực thụ, cho đến nay Ngài vẫn là vị giáo sư trẻ nhất của nước Đức. Ngài đam mê nghiên cứu thần học và về nhiều lãnh vực khoa học nghệ thuật. Tư tưởng của Ngài đã để lại nhiều dấu vết tại các đại học Đức ở Freising, Bonn, Münster, Tübingen, Regensburg… Sự uyên bác của ngài đã vượt khỏi không gian đến tận Công Đông Vaticanô II, để trở thành chuyên gia thần học cho Công Đồng. Đọc lại tiểu sử của Ngài cho thấy nhiều đại học đánh giá cao và trao cho Ngài bằng tiễn sĩ danh dự (7 bằng tiến sĩ). Các tác phẩm lớn với hơn 40 cuốn sách giá trị, mặc dù có sách đã viết từ 1968 vẫn trở thành sách gối đầu giường cho sinh viên thần học ngày nay. Có sách đã được dịch thuật qua 17 thứ tiếng khác nhau. Ngài còn là thành viên của nhiều viện khoa học lớn trên thế giới. Ngoài đời cũng trao tặng cho Ngài nhiều giải thưởng và huy chương danh dự quốc gia. Ngài cũng là một người nghệ thuật chơi đàn Piano giỏi, đặc biệt thích nhạc của thần đồng Mozart. Bộ óc thông minh của ngài đã dồn được 10 ngôn ngữ khác nhau vào trong đó và sử dụng được thuần thục.

"Đứa trẻ được Rửa Tội với nước Rửa Tội vừa làm phép đêm Phục Sinh thì được nhìn là một ơn đặc biệt.“ Đúng như vậy, 79 năm sau, hôm nay Chúa nhật Phục Sinh, 16.4.2006 mừng sinh nhật thứ 79 của Ngài, ĐGH người Đức sẽ ban Phép Lành Tòa Thánh cho một tỷ người Công giáo trên toàn thế giới và cho thành Rôma. Qua hệ thống Satellit lời chúc lành của Ngài được mang đi trực tiếp trên 100 đài truyền hình của hơn 65 quốc gia. Chưa một người Đức nào có thể ảnh hưởng rộng lớn toàn cầu đến nhiều người như vậy. Cũng từ ban-côn trước tiền đường Thánh Phêrô Ngài đã giang tay vẫy chào thế giới vào chiều ngày 19.4.2005 với danh hiệu Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Lời nói của Ngài vẫn vang vọng đơn sơ: "Tôi chỉ là người thợ tầm thường khiêm nhu trong vườn nho của Thiên Chúa. Quan trọng là Thiên Chúa bù đắp cho những thiếu sót của tôi. Tôi tin tưởng vào lời cầu nguyện của Anh Chị Em.“ Từ ngày ấy đã làm cuộc đời của Ngài thay đổi lớn lao, thay vì nghỉ hưu về quê cha đất tổ miền thượng du Bayern để viết sách và sống chung với người anh ruột là Đức Ông Georg Ratzinger thì hôm nay không còn thời gian để mừng sinh nhật 79 cho chính mình.

Từ ngày 19.4.2005, trong giây phút được bầu lên Giáo Hoàng đã làm đảo lộn dự tính từ lâu của 2 anh em ruột và làm thay đổi cả một thời đại của Giáo Hội. ĐGH đã diễn tả đau đớn như "một lưỡi chém rớt xuống mình" và Ngài thổ lộ tâm tư thầm kín: "Khi cuộc đếm phiếu vào chiều thứ ba, 19.4.2005 từ từ lộ ra là tôi được khá nhiều phiếu, tôi bắt đầu cảm thấy choáng váng mặt mày. Tôi nghĩ rằng tôi đã hoàn thành công việc giao phó của đời tôi và giờ đây với tuổi già (78 tuổi) tôi có thể hy vọng sống những ngày cuối đời trong an bình."

Cũng từ ngày lãnh nhận trách nhiệm cai quản Giáo Hội, ĐGH Bênêđictô XVI lên tiếng nhắc nhở thế giới đang chạy lao đầu theo với chủ nghĩa ích kỷ cá nhân và từ chối Thiên Chúa, nhất là sự việc này đang xảy ra trong khối cộng đồng chung Âu Châu (EU): "... Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất...” Không còn tìm được lời nào xác đáng hơn để diễn tả thực trạng cuộc sống ngày nay. Mới hôm tối Thứ Sáu Tuần Thánh, 14.4.2006 trong buổi đi đàng Thánh Giá tại hí trường Côlôssêô, Ngài mạnh dạn lên án những bất công và suy đồi của thời đại: nền tảng gia đình đang bị hủy bỏ, nạn đói nghèo đang hoành hành khắp mọi nơi, chủ nghĩa tôn vinh kỹ thuật thay đổi Gien di truyền để tự cho mình là Thiên Chúa. Kỹ thuật hiện đại đang tạo ra chủ nghĩa chống lại sự sáng tạo địa cầu của Thiên Chúa, chống lại chương trình cứu rỗi của Đức Kitô, v.v...

Lời cầu nguyện khai mạc đường Thánh Giá ĐGH đã thành tâm dâng lên: "Lạy Chúa Giêsu, cuộc Thương Khó của Chúa là trọn lịch sử nhân loại, một lịch sử trong đó những người lành bị sỉ nhục, những người hiền bị tấn công, những kẻ liêm khiết bị chà đạp, những tâm hồn trong sạch bị khinh dể nhạo cười." Cuộc suy niệm Đường Thánh Giá này tiếp tục lên tiếng bênh vực cho hạnh phúc gia đình là nền tảng của mọi nền tảng con người: "Xin cho cái té ngã của Chúa mở mắt chúng ta để ta thấy được lần nữa khuôn mặt tuyệt đẹp, khuôn mặt chân thật, khuôn mặt thánh thiện của gia đình. Một khuôn mặt của gia đình mà tất cả chúng ta đều cần đến." Và chặng đường Thánh Giá muốn làm thức tỉnh lương tâm nhân loại: "Thế giới đang sống trong hai phòng: một phòng con người chết vì quá sung túc dư thừa, còn bên kia con người chết vì nghèo đói túng thiếu; một bên người ta lo sợ mập phì, và bên kia thì người ta van xin tình thương bác ái." ĐGH đặt câu hỏi cụ thể cho thời đại: "Tại sao không dùng người nghèo làm liệu pháp để điều trị bệnh phát phì của người giàu có?“

Chắc chắn ĐGH Bênêđictô XVI không có nhiều năng khiếu bằng Đức Cố GH Gioan Phaolô II như là người của giới truyền thông yêu chuộng và có nhiều đặc sủng khi đối thoại, điều này không ai chối cãi. Nhưng ĐGH Bênêđictô XVI đang học hỏi trong vai trò Giáo Hoàng và đối với Ngài trong một năm vừa qua không phải cá nhân của Ngài là trung tâm điểm, nhưng chính là những tư tưởng và lời giảng huấn của Ngài. Không lạ gì tại nước Đức trong một năm qua các sách viết về thần học đã được tiêu thụ nhiều hơn bao giờ hết, nhất là những sách viết của tác giả Joseph Ratzinger. Tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2005 – Köln Ngài đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người Đức, ngay cả trong giới Tin Lành.

Điều ngạc nhiên hơn khi người ta nghiên cứu về con số thống kê trong một năm hoạt động của ĐGH Bênêđictô XVI: Không gặp khó khăn nào đáng kể trong những ngày tháng đầu của chức vị Giáo Hoàng, số tín hữu hành hương giáo đô Rôma mỗi ngày một đông thêm, nhất là vào những buỗi Triều Yết Thứ Tư hàng tuần và buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật bất kể mùa hè lẫn mùa đông. Con số còn đông hơn thời Đức Cố GH Gioan Phaolô II, khi được nghe về con số so sánh như thế ít ai có thể tin được, ngay cả chính Ngài. Giới báo chí ở Đức đã gọi đó là "Phänomen Ratzinger“ (hiện tượng của Ratzinger). Đôi lúc mọi người đòi hỏi quá nhiều nơi Giáo Hoàng người Đức này và quên mất một điều cần thiết là Ngài đã 79 tuổi rồi, tuổi cần phải dưỡng già.

Nhìn lịch trình trong năm 2006 Ngài có 4 cuộc tông du ra nước ngoài (gần bằng con số của vị tiền nhiệm trong một năm): đỉnh cao là thăm lại cố hương tại Bayern vào tháng 9, trước đó là thăm Balan, quê hương của Đức Cố GH Gioan Phaolô II vào tháng 5, thăm Tây Ban Nha vào tháng 7 và sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia Hồi Giáo không dễ dàng cho một vị Giáo Hoàng đặt chân đến đó.

Mừng sinh nhật thứ 79 của ĐGH chúng ta cũng nhận ra Ngài không có nhiều thời gian để tính những chương trình lâu dài, tuy nhiên qua một năm cai quản Giáo Hội chúng ta từ từ nhận ra được hướng đi của Ngài. Theo giới nghiên cứu thần học nhận xét Ngài dùng chiếc "Vỏ Sò“ thêu trên áo lễ là biểu tượng đi tìm Chân Lý (Wahrheit) của Thánh Augustinô cũng như dấu hiệu hành hương đến Santiago nơi mộ Thánh Giacôbê Tông Đồ. Như thế Ngài có 3 mục tiêu:

  1. Với chân lý Chúa Kitô Ngài chống lại mọi ý thức hệ sai lầm của nhân loại.

  2. Phụng Vụ thánh là trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu.

  3. Không bỏ cuộc trước đấu tranh đòi hỏi quyền lợi của người tín hữu trong xã hội và xem đó là trách nhiệm chung của người Kitô hữu.

Bây giờ chúng ta có dịp nhớ lại lời phát biểu của ĐGH Bênêđictô XVI vào sáng thứ hai, 25.4.2005 sau ngày lễ đăng quang GH lúc tiếp đón các người đồng hương Đức: "Đường đi của Thiên Chúa quả thật không dễ dàng, chúng ta không được tạo thành để hưởng sự thoải mái mà là sống cho sự cao cả và cho điều lành.“ Đó là lời Ngài sống và làm chứng về lời này trong nhiều năm phục vụ Giáo Hội và trong một năm Giáo Hoàng vừa qua. Một danh xưng mới và để so sánh tư tưởng Thần Học thời danh bậc nhất dành cho Ngài mà tờ báo Die Welt hôm nay đã cẩn trọng cân nhắc: "Thomas von Aquin unserer Zeit“ (Thomas von Aquin của thời đại chúng ta).

Chúng ta nhớ cầu nguyện nhiều cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vào dịp sinh nhật thứ 79 và vào dịp giáp năm lên ngôi Giáo Hoàng ngày 19.4.2005.

Ai muốn viết Email chúc mừng ĐGH Bênêđictô XVI vào 2 dịp này, thì có thể ghé vào trang website: www.benedikt-in-bayern.de viết trong ô có sẵn để chúc mừng Ngài (trong mục ghi như sau: Gottes Segen zum Geburtstag Glückwünsche an den Papst). Hiện nay đã có hơn 5.000 thư Email viết mừng Ngài.

Chúa Nhật ngày 14 tháng 10, năm 2007


Chúa Nhật ngày 14 tháng 10, năm 2007

Chúa Nhật 28 Mùa Thường Niên - Năm C

2 Các Vua 5:14-17
Thánh Vịnh 98:1, 2-3, 3-4
2 Timôthê 2:8-13
Luca 17:11-19

Đề tài Chúa Nhật tuần này là biết ơn.

Câu chuyện Tướng Naaman của xứ Syria được Tiên Tri Êliasa chữa lành bệnh phong hủi xảy ra vào thời vua Ahadia của Nước Israel, khoảng năm 850 trước công nguyên. Sau khi được chữa lành, ông đã trở lại tạ ơn người của Thiên Chúa và quyết định tôn thờ một mình Thiên Chúa của Israel mà thôi: “Thật tôi biết không có Thiên Chúa nào khác trên hoàn vũ, ngoài một Thiên Chúa ở Israel.” Rồi ông xin được chở một ít đất từ Israel về nước ông để làm bàn thờ dâng của lễ cho Thiên Chúa: “Từ này ngoài Chúa, tôi tớ của ông sẽ chẳng dâng của lễ toàn thiêu hoặc hy lễ cho thần minh nào khác.”

Trong bài Phúc Âm, Chúa Giêsu chữa lành 10 người phong hủi, nhưng chỉ có một người trở lại tạ ơn Chúa, mà người đó lại là nguời Samaria. Chín người kia chắc chắn cũng đã được khỏi. Họ có thể không quên ơn Chúa, nhưng có lẽ họ đặt việc trở về với gia đình và bạn bè trên việc tạ ơn Chúa. Người Samaritanô trở lại cảm ơn Chúa trước rồi mới về nhà, vì anh cảm thấy đó là điều tối quan trọng, một nhiệm vụ. Anh đến sấp mình dưới chân Người vì anh tin rằng Người là Thiên Chúa. Anh sấp mình thờ lạy và tôn vinh Người để tạ ơn.

Trong cả hai câu chuyện trên, người phong hủi là những người bị loại ra ngoài xã hội vì bệnh tật ghê tởm của họ, và họ chỉ được trở về với xã hội sau khi được tư tế chứng nhận là họ đã lành mạnh hẳn. Cũng trong hai câu chuyện, người trở lại cảm tạ Thiên Chúa lại là người ngoại. Điều này nói ý định cứu độ phổ quát của Thiên Chúa và tình thương của Ngài đối với mọi người. Chính vì tình thương đó mà Ngài đã công bố ơn cứu độ của Ngài trước mặt chư dân bằng cách sai Con Một xuống trần sinh bởi dòng Đavid để đem Tin Mừng cứu độ cho muôn dân.

Hầu hết chúng ta chạy đến Chúa để khẩn cầu Chúa ban cho hết ơn này đến ơn khác, mà quyên rằng có năm loại cầu nguyện: chúc tụng và thờ lạy, khẩn cầu, chuyển cầu, tạ ơn, và ca ngợi (GLCG 2626-2639). Nhiều khi chúng ta trách Chúa vì đã không ban cho chúng ta những ơn chúng ta xin, và ít khi chúng ta nhớ cảm tạ Chúa và những ơn lành Ngài ban. Khi nhận được ơn Chúa, con người phải biết trở lại thờ phượng Ngài.

Tạ ơn Chúa chính là cầu nguyện. Sách Giáo Lý viết: “Tạ ơn là đặc tính của kinh nguyện Hội Thánh, đặc biệt khi cử hành Thánh lễ. Thật vậy trong công trình cứu độ, Ðức Ki-tô giải thoát toàn thể thụ tạo khỏi ách thống trị của tội lỗi và sự chết, để thánh hiến và qui hướng chúng ta về với Chúa Cha, để tôn vinh Chúa Cha. Lời kinh tạ ơn của các chi thể trong Thân Thể được tham dự vào lời tạ ơn của Ðức Ki-tô là đầu” (GLCG 2637)

Cũng như trong kinh nguyện khẩn cầu, mọi biến cố và mọi nhu cầu đều có thể trở thành dịp để dâng lời tạ ơn (GLCG 2638).

Tất cả mọi sự chúng ta đang có đều do ơn Chúa. Trong đó ơn quý trọng nhất là ơn được làm con cái Thiên Chúa trong Đức Tin. Qua Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô cho nên chúng ta cũng được cùng sống với Người như Thánh Phaolô nhắc nhở trong thư thứ hai gửi Thánh Timôthê. Chúa Giêsu không những chết để cho chúng ta được sống, mà còn trở nên lương thực nuôi dưỡng linh hồn chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể, là Bí Tích Tạ Ơn. Cho nên chúng ta phải biết ơn Chúa bằng việc làm của chúng ta. Như tướng Naaman và người Samaritanô được chữa lành, chúng ta hãy quay về với Chúa, nhất là sấp mình trước Nhà Tạm để tạ ơn Chúa vì mọi ơn là Chúa ban. Đồng thời chúng ta hãy noi gương Thánh Phaolô tạ ơn Chúa bằng việc làm qua việc hy sinh thì giờ cầu nguyện, soạn bài, chấp nhận mọi đau khổ, khó khăn, hiểu lầm, và ngay cả xiềng xích hay cực hình để mang Tin Mừng cứu độ đến cho mọi người nhất là cho các học sinh của chúng ta।


Sunday, October 14, 2007

Twenty-eighth Sunday in Ordinary Time—Year C

2 Kings 5:14-17
Psalm 98:1, 2-3, 3-4
2 Timothy 2:8-13
Luke 17:11-19

The topic of this Sunday is gratitude.

The story of general Naaman of Syria who was cured by the prophet Elisha from leprosy happened during the reign of Ahaziah of Israel, about 850 BC. After being cleaned, he returned to thank the man of God and resolved to worship only the God of Israel: Now I know that there is no God in all the earth, except in Israel.” Then he asked Elisha to allow him to “have two mule-loads of earth, for I will no longer offer holocaust or sacrifice to any other god except to the LORD.”


In today’s Gospel, Jesus cured 10 lepers, but only one returned to thank Him, and that man was a Samaritan. Surely the other nine were also cured. They might be grateful to the Lord, but they put other tasks, such as return to their families or friends, at higher priority than returning to thank God. The Samaritan returned to thank Jesus before going home because he felt this is his most important duty. He put God first. He prostrated himself before Jesus to show his appreciation, to adore Him as God, because he believed that Jesus is God.

In both stories, the lepers are the ones who were rejected by the society because of their disease. They can only be permitted to return to normal life after being certified by a priest that they are clean (Lev 14:2-4). Leprosy is a true metaphor for our sins. Because of sin, men were cut off from the relationship with God. Jesus came to clean us from sin and restore this relationship when He died for our sins on the Cross. However, we continue to sin, so we need the healing power of Jesus through the priests in the Sacrament of Reconciliation to cleanse us from our personal sins and integrate us again into His Body, the Church.

Also in both stories, the ones who returned to thank God are gentiles. This attests to the universal scope of God’s will to save all people, regardless of race. Because of His love, God has revealed to all the nations His saving power (Ps 98) by sending His Only Son to the world as a descendant of David to bring the Good News of salvation to all the nations. We must be thankful to God because of this saving power.

However, when we pray, very few of us know to thank God like Naaman or the Samaritan leper in today’s reading; we only ask God to satisfy our needs or desires. Many times we complain that God did not listen to our petitions, yet we seldom remember to thank God for His blessings. When receiving His blessing, we must return to adore Him in Thanksgiving. Thanksgiving is one of the five basic types of prayer that the Church teaches us: the prayer of blessing and adoration, the prayer of petition, the prayer of intercession, the prayer of thanksgiving and the prayer of praise (CCC 2626-2639).

In fact, thanksgiving is the most important prayer. “Thanksgiving characterizes the prayer of the Church which, in celebrating the Eucharist, reveals and becomes more fully what she is. Indeed, in the work of salvation, Christ sets creation free from sin and death to consecrate it anew and make it return to the Father, for his glory. The thanksgiving of the members of the Body participates in that of their Head” (CCC 2637). “As in the prayer of petition, every event and need can become an offering of thanksgiving” (2638).

Everything that we have comes from God. The most precious gift is to become children of God in Faith. Today St. Paul reminds us in the second letter to Timothy that through Baptism, “we have to die with Christ” so “we shall also live with Him.” Jesus did not only die to give us life but He also becomes the food for our souls in the Eucharist, the Sacrament of Thanksgiving. Therefore we must thank God by our deeds. Like Naaman and the Samaritan in the Bible today, we must return to Jesus, prostrate in front of the Tabernacle to thank God for everything He has given to us. As catechists, we also follow the example of St. Paul, be ready to sacrifice our time to pray, to prepare our lessons, to accept sufferings and misunderstanding, and even to be in chains or tortures to bring the Good News to everyone, especially our students.

HÃY SIÊNG NĂNG LẦN HẠT MÂN CÔI


Hãy Siêng Năng Lần Hạt Mân Côi
30/09/2007

Tháng Mân Côi lại về. Tràng Hạt Mân Côi là một quyển Thánh Kinh Thực Hành thu nhỏ. Tràng Hạt Mân Côi là vũ khí hữu hiệu chống lại Satan và những cám dỗ của nó. Vừa đọc Kinh Mân Côi, vừa theo gương Đức Mẹ suy niệm các mầu nhiệm của Đức Kitô trong lòng, và để các mầu nhiệm này thấm nhuần cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành những tác nhân thay đổi môi trường chúng ta đang sống bằng chính những gương sáng của chúng ta.


HÃY SIÊNG NĂNG LẦN HẠT MÂN CÔI

Từ thế kỷ XIII đến nay, Giáo hội luôn khuyến khích và cổ võ mọi Kitô hữu hãy siêng năng lần hạt Mân côi. Đó là những phút suy gẫm ngắn gọn, đơn giản, nhưng không kém phần thâm sâu về tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Ơn cứu độ được ngỏ với mọi người trong cuộc đời Đức Kitô được toát lược lại thành bốn phần, bắt đầu từ mầu nhiệm nhập thể và đời sống ẩn dật tại Nazaret, cuộc đời rao giảng, rồi đến cuộc tử nạn và phục sinh.

Cả đời Mẹ là đồng hành với Đức Kitô, mọi biến cố trong cuộc đời của Đức Kitô đều là một lời mời gọi Mẹ dấn thân vào một niềm tin đem lại phúc ân bởi trời. Đọc kinh Mân côi là cùng với Mẹ nhìn ngắm trong hân hoan tình yêu cứu độ mà Chúa đang thực hiện cho con người : “Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2,51); đọc kinh Mân côi cũng là nhìn ngắm Mẹ đi bên cạnh Chúa như thế nào, từ lời ‘xin vâng’ trong ngày truyền tin, lúc ngồi dưới chân con mình như một môn đệ, khi đi bên cạnh Đức Kitô trên đường thập giá và ôm xác con mình dưới chân thập giá, khi thấy con mình phục sinh khải hoàn trong vinh quang mang theo muôn vàn hồng ân cho hết thảy những ai tin.

Làm sao có thể nói cho hết được tình thương bao la của Chúa khi mang lấy cái tên của một con người, và cho phép một thụ tạo có thể đặt tên cho Thiên Chúa của mình : “Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su” (Lc 1,31). Hân hoan bởi tin vào tình thương của Chúa, lời đáp trả đầu tiên của Mẹ là hai tiếng ‘xin vâng’, hai tiếng đơn sơ của một cô thôn nữ quê mùa chất phác nhưng đã làm cả đất trời thay đổi.

Kinh Mân côi vừa diễn tả tình thương đến quên mình của Chúa đối với từng người vừa cho thấy cái sức mạnh ban ơn cứu độ của đức tin. Nhờ đó, mỗi người có thể hát lên hân hoan lời kinh Kính mừng, vì cái phúc nơi Đức Mẹ là sự mở đầu và thành toàn cái phúc mà Chúa sẽ ban cho những ai tin : “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà …”

Vì thế, kinh Mân côi được coi là một việc đạo đức quí báu cho hết mọi người, từ người quê mùa đến Đức Giáo hoàng. Có đến trên 50 vị Giáo hoàng ban bố văn kiện khuyên lần hạt Mân côi. Riêng Đức Lêô XIII thì trong 18 năm (1883-1901) đã có đến 12 thông điệp nói đến kinh Mân côi.

Kinh Mân côi quí báu vì lời kinh đơn sơ mà lại chứa đựng chân lý cứu độ. Đó chính là sức mạnh của kinh Mân côi, sức mạnh của ánh sáng và chân lý có thể dẹp tan bóng tối và sự lầm lẫn, như lời Đức Mẹ khi dạy thánh Đaminh dùng kinh Mân côi mà chống bè Albigenses.

Đức Cha Dupanloup là một viện sĩ thời danh của Pháp, tác giả cuốn ‘Lettres sur l’éducation des filles’, thường hay nhắc lại câu chuyện này :

Khi mới làm linh mục, ngài thường dạy các em nhỏ chuẩn bị rước lễ lần đầu là nếu mỗi ngày đọc ba kinh Kính Mừng dâng mình cho Đức Mẹ, và giữ cho đến chết, thì Đức Mẹ sẽ không bỏ rơi trong giờ phút sau cùng.

Sau này khi ngài làm Giám mục thì có cô con gái duy nhất của một vị tướng bị mắc bịnh ung thư lúc còn trẻ. Cô đã phát bệnh sau khi sinh đứa con đầu lòng năm 20 tuổi. Cả gia đình không biết phải báo tin này như thế nào cho cô nên mới nhờ Đức Cha báo tin và giúp cô dọn mình chết lành. Ngài nhận lời nhưng cũng thấy bối rối vì không biết phải bắt đầu như thế nào. Bước vào phòng bệnh nhân, ngài hỏi :

“Chúa định cho con phải đau đớn quá nhỉ?!”

Nhưng bệnh nhân tươi cười và hỏi lại :

“Đức Cha có tin chắc con được lên thiên đàng không?”

Đức Cha trả lời : “Cha hy vọng Chúa sẽ cho con lên thiên đàng”.

Bệnh nhân lại nói : “Đức Cha thì hy vọng, còn con thì tin chắc là con sẽ được lên thiên đàng”

“Làm sao mà con lại dám tin chắc là con được lên thiên đàng?”

“Thì chính Đức Cha đã dạy con mà”

Đức Cha ngạc nhiên : “Cha đã dạy con khi nào?”

Cô trả lời : “Khi con học lớp giáo lý chuẩn bị xưng tội rước lễ lần đầu, Đức Cha đã dạy chúng con nếu mỗi ngày đọc ba kinh Kính Mừng, và dâng mình cho Đức Mẹ và giữ thói quen này cho đến chết thì chắc chắn là Đức Mẹ sẽ không bao giờ bỏ chúng con. Con đã giữ thói quen đọc ba kinh Kính Mừng mỗi ngày; đặc biệt, từ ngày lập gia đình, con còn đọc thêm mỗi ngày năm chục kinh. Mỗi ngày con nói với Đức Mẹ năm mươi lần ‘Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử’ thì làm sao mà Đức Mẹ bỏ con được?”

Và Đức Giám mục Dupanloup kết luận : “Thay vì tôi yên ủi cô thì cô lại yên ủi tôi”.

Đúng thế, còn gì phải lo âu khi có Đức Mẹ, ‘đấng toàn năng bởi lời cầu nguyện’, ở bên tôi khi tôi đọc kinh Mân côi.

Đức Mẹ đã hiện ra ở Lộ đức với tràng chuỗi trên tay; còn ở Fatima, Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ Lucia, Phanxicô, và Giacinta đang lần hạt và nhắn nhủ ba mệnh lệnh cho thế giới là ăn năn thống hối, tôn sùng Mẫu tâm, và siêng năng lần hạt Mân côi. Có người mẹ nào thấy con mình đang lâm nạn mà không chạy đến cứu giúp, có khi còn sẵn lòng chết thay cho con?

Đức Mẹ làm gì cho nhân loại hôm nay?

Đức Mẹ tha thiết kêu gọi : “Hãy siêng năng lần hạt Mân côi”


Chúa Giêsu, người yêu qúi trẻ con

Chúa Giêsu, người yêu qúi trẻ con
23/09/2007

Ngày nay ở khắp nơi trên thế giới, người ta coi việc có nhiều con là một gánh nặng chứ khồng phải là một hồng ân Chúa ban. Chính vì thế mà các xã hội Âu Mỹ càng ngày càng trở nên già cỗi vì thiếu trẻ em. Còn Chúa Giêsu thì đặc biệt thương mến trẻ em và muốn chúng ta nên giống trẻ nhỏ để được vào Nước Trời. Nhân dịp Tết Trung Thu, Linh Mục Đa Minh Nguyễn Ngọc Long cùng chia sẻ với chúng ta những phương thức để trờ nên giống trẻ nhỏ như Chúa mong muốn.


Chúa Giêsu, người yêu qúi trẻ con


Trong xã hội những nước chậm tiến hay đang phát triển, như bên Á Châu, bên Phi châu, bên Nam Mỹ châu, các gia đình thường đông con. Xã hội có nhiều trẻ con, người trẻ. Một xã hội sinh động hứa hẹn đà sống vươn lên!

Trái lại ở những nước kỹ nghệ văn minh tân tiến, từ 50 năm trở lại đây, như bên Âu châu, bên Bắc Mỹ châu, các gia đình thường ít con đi, hay không muốn có con nữa. Xã hội dần ít trẻ con, ít người trẻ. Một xã hội đang già cỗi đi!

Ở những nước như bên Việt Nam, bên Trung Hoa…người ta đưa ra chương trình kế hoạch hóa gia đình, nhằm hạn chế sinh sản. Trước mắt, như để điều hòa cuộc sống xã hội, nhằm tránh nạn nhân mãn: nhiều người qúa mà ít đất đai sinh sống! Nhưng về lâu dài, xã hội đó sẽ dần ít người trẻ đi, người già nhiều thêm ra. Một xã hội cũng dần đi vào vết xe già cỗi!

Đời sống xã hội như thế cũng gây ảnh hưởng mạnh vào đời sống đạo giáo niềm tin. Vì đạo giáo niềm tin chỉ phát triển sống động khi có con người và vì con người thôi. Thiếu yếu tố con người, nhất là thiếu trẻ con cùng người trẻ, tất cả cũng chỉ là lý thuyết trên giấy tờ mà không có thực hành.

Tình trạng đời sống Giáo Hội Công giáo cũng như Tin Lành ở bên xã hội Âu Châu đang trong thời kỳ khủng hoảng là một chứng cớ. Một trong những lý do gây khủng hoảng là vì thiếu hay xem ra không còn trẻ con, người trẻ nữa!

Con người, xã hội có thái độ sống thế nào với trẻ em?

Không chỉ cho người lớn. Nhưng hằng năm, theo phong tục văn hóa đời sống xã hội bên Việt Nam, ngày Rằm Tháng Tám âm lịch là ngày lễ Tết cho thiếu nhi, hay còn gọi là Tết Trung Thu.

Ở các nước trên thế giới, tùy theo phong tục tập quán nền văn hóa, cũng đều có ngày dành riêng cho các em thiếu nhi. Như bên nước Đức ngày 11 tháng 11 hằng năm là ngày các em thiếu nhi rước đèn mừng lễ Thánh Martin thành Tours, một vị Thánh nêu cao tấm gương lòng bác ái chia sẻ áo cơm với người nghèo đói.

Ngày nay ở bên xã hội các nước Âu châu đang có những chương trình nâng đỡ các gia đình có trẻ em, những mong muốn làm sống động lại không khí một xã hội tươi trẻ sinh động vươn lên.

Các trẻ em cũng được nhớ đến có chỗ đứng trong xã hội con người. Vun trồng thế hệ trẻ em là xây dựng tương lai.

Chúa Giêsu khi đi rao giảng Nước Thiên Chúa có thái độ gì cùng nói gì về trẻ con?

Kinh Thánh thuật lại như sau: “Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ la rầy chúng. Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào." Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.” ( Mc 10.13-16).

Người ta đối xử với trẻ con, nhất là trong xã hội ngày xưa, thiếu bầu khí thiện cảm tình người. Người ta có ý nghĩ: nói chuyện vui đùa với trẻ con chỉ mất thời giờ, nhất là với những người đạo đức cao cả. Họ nhìn trẻ con chỉ như thế hệ nối dõi tông đường thôi.

Nhưng Chúa Giêsu thì có thái độ khác hẳn với lối sống như thế. Người rất bất bình với cung cách xua đuổi, xa trẻ con của người lớn thời đó.

Đang khi những thầy thông thái Pharisêo tranh luận về trẻ con có được tham dự vào Nước Thiên Chúa không, trong khi các em chưa có công trạng giữ đạo như luật định gì hết, Chúa Giêsu ôm một em bé ra đặt giữa trước mắt làm hình ảnh ví dụ, như mọi người đứng trước Thiên Chúa. Người nói với họ: không phải cứ thi hành làm mọi điều như luật định là được dự phần vào Nước Thiên Chúa đâu. Nhưng phải trở nên như em bé đây với hai bàn tay trắng, không có gì hết.

Thế nào là trở nên như một em bé trong Nước Thiên Chúa?

Một em bé, trong niềm mơ ước là hình ảnh nguyên tuyền không bị làm sai lệch, là hình ảnh của nguyên thủy khởi đầu, của điều gì mới đang muốn dần thành hình trong ta.

Trở nên như trẻ em trong Nước Thiên Chúa là cởi bỏ những mặt nạ che đậy, những vai trò đóng kịch lập công trạng thành tích trong cuộc sống, như mình nghĩ là phải mang đeo vào.

Hình ảnh Chúa Giêsu, như Phúc âm thuật lại “Người ôm lấy các trẻ em”, gợi nhớ đến hình ảnh mỗi người cũng là một em bé thần thánh do Thiên Chúa dựng nên.

Hình ảnh em bé thần thánh Thiên Chúa đó trong mỗi người là nguồn của sự năng động sáng tạo, của khởi thủy nguyên tuyền bản chính gốc.

Hình ảnh Chúa Giêsu đặt tay chúc lành cho trẻ em gợi nhớ đến, mỗi người ai cũng cần bàn tay che chở.

Bàn tay của cha mẹ mang đến tình yêu thương nồng ấm cho em bé, cho con cháu. Và ngược lại bàn tay em bé cũng mang đến niềm vui hạnh phúc cho cha mẹ em.

Trẻ em người lớn, nhất là những người cao tuổi, người bệnh tật đau yếu, người nghèo khổ cô đơn thất thế luôn cần đến bàn tay chúc lành từ Trời cao và của mọi người xung quanh nữa. Và hơn thế nữa, bàn tay chúc lành của con người với nhau nói lên cung cách sống đạo đức tình người cùng lòng biết ơn nhau.

Chúc lành của Chúa Giêsu, hay của con người cho nhau, như hình ảnh một không gian được che chở, trong đó trẻ em, con người cảm thấy được yêu thương kính trọng cùng được bảo vệ, gìn giữ.

Trong không gian chúc lành được che chở đó, một đời sống, dù có bị thương tích, cũng có thể triển nở vươn lên được.

KHAI GIANG NAM HOC 2007 - 2008

Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Năm Học Mới 2007-2008

Của Sinh Viên Tổng Giáo Phận Hà Nội


Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Năm Học Mới 2007-2008 Của Sinh Viên Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Hà Nội, Việt Nam (7/10/2007) - Chiều Chúa nhật, ngày mùng 7 tháng 10 năm 2007, tại nhà thờ chính tòa Hà Nội, Ðức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, Ðức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Cha đặc trách sinh viên - giới trẻ Tổng giáo phận và quý cha đã cử hành thánh lễ trọng thể khai giảng và cầu nguyện cho năm học mới, đông đảo các bạn sinh viên Công giáo học tập ở thủ đô Hà Nội và bà con giáo dân đã tham dự thánh lễ này.

Ðến từ khắp các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội, các bạn sinh viên cùng tụ họp về thủ đô Hà Nội để học tập trong các trường đại học ở đây. Các bạn trẻ này cũng gắn bó trải nghiệm mọi niềm vui cũng như tân toan lo lắng của đời sinh viên chốn thị thành nhưng họ còn có thêm một vinh dự và cũng là một trách nhiệm khác - đó là những sinh viên Công giáo. Hàng năm, cứ vào dịp đầu năm học, hang ngàn bạn sinh viên lại cùng nhau về ngôi nhà thờ chính tòa cổ kính này của Tổng Giáo phận để cầu nguyện cho một năm học mới được Chúa đồng hành và ban nhiều ơn Thánh.

Tham dự thánh lễ hôm nay có khoảng trên 1,000 bạn sinh viên, ngoài ra chúng ta còn hân hoan chào đón 200 bạn tân sinh viên vừa mới trúng tuyển vào các trường đại học - cao đẳng trong kỳ thi vừa qua, muôn con tim cùng chung nhịp đập, muôn tiếng lòng cùng cất lời ca tụng cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và nguyện ước cho một năm học mới được nhiều kết quả tốt đẹp trong vòng tay Chúa yêu thương. Ðặc biệt, trong thánh lễ này, các bạn sinh viên còn được sự ưu ái của Ðức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Ðức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đến chủ sự, cùng đồng tế với các Ngài còn có Cha đặc trách sinh viên - giới trẻ của Tổng giáo phận, cha Tổng đại diện giáo phận Hà Nội và quý Cha. Ngôi nhà thờ chính tòa Hà Nội hôm nay gần như không còn một chỗ trống, đông đảo bà con giáo dân cũng đến cầu nguyện với các bạn sinh viên trong Thánh lễ trọng thể này. Ðoàn đồng tế tiến vào cung thánh Chúa giữa muôn lời ca tiếng hát hòa cùng tâm tình tri ân cảm tạ.

Ðức Tổng Giám mục trong phần giảng huấn của mình đã nhấn mạnh đến vai trò của Ðức Maria trong công trình cứu chuộc nhân loại, Mẹ đã cất lên lời "Magnificat - xin vâng" và suốt cuộc đời Mẹ là chuỗi dài của việc thực thi thánh ý Chúa với trọn vẹn ý nghĩa của hai từ "xin vâng" đó. Ngài mời gọi các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên hãy luôn noi gương nhân đức của Mẹ, sống xứng danh Kitô hữu, làm chứng cho niềm xác tín vào Thiên Chúa của mình. Cũng như Ðức Mẹ, các bạn trẻ hãy luôn biết thưc "xin vâng" với Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc đời, sẵn sàng đi theo tiếng Chúa kêu mời, sẵn sàng thực thi Thánh ý Chúa trên cuộc đời mình. Ngài cũng nhấn mạnh: xã hội ngày nay đang có nhiều biến chuyển, cái tốt cái xấu, thật giả đan xen khó mà lường được, vì thế các bạn sinh viên phải luôn biết cậy dựa vào ơn Chúa để biết chọn lựa những gì là tốt nhất, những gì là cao quý nhất và những gì phù hợp nhất với danh Kitô hữu của mình, hơn nữa phải biết chắt lọc, học hỏi những gì là tốt lành, là đúng đắn để không ngừng hoàn thiện con người và lòng đạo đức của mình.

Một vị giáo sư, tiến sỹ đại diện cho quý thầy cô và toàn thể các bạn sinh viên của Tổng Giáo phận đã tỏ lòng tri ân Ðức Tổng, quý Ðức Cha Chủ tịch, Cha đặc trách và quý Cha vì lòng ưu ái đã dành cho giới sinh viên - học sinh. Thầy cũng đã thông qua những hoạt động mà sinh viên Tổng giáo phận đã thực hịên trong năm qua như thăm viếng bệnh nhân phong, giúp đỡ người nghèo, từ thiện, tình nguyện trợ giúp mùa thi, sinh hoạt hàng tháng được duy trì đều đặn... nhờ đó đời sống cuả sinh viên Công giáo luôn tràn đầy niềm vui và tinh thần yêu thương - phục vụ.

Ðức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã nhắn nhủ tâm tình tới các bạn trẻ, Ngài mong muốn các bạn hãy là những chứng nhân cho tình thương của Thiên Chúa giữa thế giới hôm nay, hãy làm sao cho việc học hỏi kiến thức không phải chỉ là sự sao chép mà phải là thực chất của mình tích lũy được, hơn thế nữa, hãy luôn biết "học đi đôi với hành", đó là phương châm không thể thiếu đối với sinh viên - học sinh hôm nay. Xã hội hôm nay đang không ngừng thay đổi, phát triển không ngừng, vì thế những người trẻ cần tích lũy cho mình vốn tri thức sâu rộng để phục vụ xã hội và giáo hội, tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là phải đổi mới không ngừng con người của mình theo gương Chúa Kitô, phải trau dồi đạo đức và hơn hết là trai dồi vốn giáo lý - lời Chúa để xứng là những chiến sỹ của Ðức Kitô giữa cuộc đời.

Sau Thánh lễ, hơn 200 bạn tân sinh viên đã được nhận những món quà ý nghĩa do tận tay Ðức Tổng Giám mục và Ðức Cha chủ tịch trao, đó là những món quà và cũng là những tâm tình của người Cha gửi gắm cho những đứa con của mình, như một lời sai đi sống đạo và làm chứng tá Tin mừng cứu độ.

Giuse Trần Ngọc Huấn

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2007

CHU DE ĐAI HOI GIOI TRE CUA DUC THANH CHA BENEDICT XVI 2007

Sứ Điệp của ĐGH Bênêđictô XVI

nhân Ngày Giới Trẻ 2007

Chúa nhật Lễ Lá, 01.04.2007

Chủ đề của ĐHGT-2007:

”Như Thầy đã yêu thương các con,

các con cũng hãy yêu thương nhau”

(Ga 13:34)

Cũng như năm ngoái, Ngày Quốc Tế giới trẻ thứ 22 sẽ được cử hành ở cấp giáo phận, đồng thời cũng là một giai đoạn để tiến tới Ngày Quốc Tế giới trẻ cấp hoàn vũ sẽ được cử hành vào trung tuần tháng 7.2008 tại thành phố Sydney bên Úc.

Hôm 05.2.2007, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công số sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ sắp tới. Sau đây là bản dịch nguyên văn sứ điệp của ĐTC:

Hỡi những người trẻ thân mến,

Nhân dịp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 22 sẽ được cử hành tại các giáo phận vào Chúa Nhật Lễ Lá tới đây, cha muốn đề nghị các con suy niệm về lời Chúa Giêsu: ”Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34).

Có thể yêu thương hay không?

Mọi người đều cảm thấy muốn yêu và được yêu. Nhưng yêu thật là khó dường nào, bao nhiêu lầm lẫn và thất bại xảy ra trong tình yêu! Thậm chí có người đi tới độ nghi ngờ không biết tình yêu là điều có thể hay không. Nhưng nếu những khiếm khuyết về tình cảm hoặc những vụ thất tình có thể khiến cho người ta nghĩ rằng yêu là một ảo tưởng, là một giấc mơ không thể đạt tới được, phải chăng vì thế mà ta phải cam chịu sao? Không! Tình yêu là điều có thể và mục đích sứ điệp này của cha là để góp phần khơi dậy nơi mỗi người trong các con, là tương lai và niềm hy vọng của nhân loại, niềm tín thác nơi tình yêu chân thực, chung thủy và mạnh mẽ; một tình yêu mang lại an bình và hoan lạc; một tình yêu nối kết con người, làm cho họ cảm thấy tự do trong niềm tôn trọng lẫn nhau. Vậy bây giờ các con hãy để cha cùng đi với các con trong một cuộc hành trình qua ba giai đoạn để ”khám phá” tình yêu.

Thiên Chúa, nguồn mạch tình yêu

Giai đoạn thứ nhất liên quan đến nguồn mạch tình yêu chân thực, nguồn mạch duy nhất, đó là Thiên CHúa. Thánh Gioan đã nêu rõ điều này khi quả quyết rằng ”Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8.16); Về điểm này, Thánh Nhân không chỉ muốn nói rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, nhưng ngài còn nói chính bản tính của Thiên Chúa là tình yêu. Ở đây chúng ta đứng trước mạc khải sáng ngời nhất về nguồn mạch tình yêu là mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi: trong Thiên Chúa, duy nhất và Ba Ngôi, có một sự trao đổi yêu thương vĩnh cửu giữa Ngôi Cha và Ngôi Con, và tình yêu này không phải là một năng lực hay một tình cảm, nhưng là một Ngôi Vị, là Chúa Thánh Thần.

Thập giá Chúa Kitô biểu lộ hoàn toàn tình yêu của Thiên Chúa

Thiên Chúa - Tình Yêu tự biểu lộ cho chúng ta như thế nào? Ở đây chúng ta bước sang giai đoạn thứ hai trong hành trình của chúng ta. Cho dù trong việc sáng tạo đã có những dấu hiệu rõ ràng về tình yêu của Thiên Chúa, nhưng mạc khải trọn vẹn về mầu nhiệm thâm sâu của Thiên Chúa diễn ra trong sự Nhập Thể, khi chính Thiên Chúa làm người. Trong Đức Kitô, là Thiên Chúa thật và là Người thật, chúng ta đã nhận ra tình yêu trong mọi chiều kích. Thực vậy, như cha đã viết trong Thông Điệp ”Deus caritas es” (Thiên Chúa là tình yêu), ”sự mới mẻ đích thực của Tân Ước không hệ tại những ý tưởng mới, nhưng nơi chính con người của Đức Kitô, Đấng cụ thể hóa những ý niệm - một điều thực chưa hề nghe nói” (số 12). Sự biểu lộ tình yêu Thiên Chúa thật là trọn vẹn và hoàn hảo trên Thập Giá, nơi mà - như thánh Phaolô quả quyết, ”Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu đích thực của Ngài đối với chúng ta, vì trong khi chúng ta còn là kẻ tội lỗi, Đức Kitô đã chết vì chúng ta” (Rm 5,8). Vì thế, mỗi người trong chúng ta có thể nói mà không sợ sai lầm rằng: ”Chúa Kitô đã yêu thương và hiến mạng vì tôi” (cf Eph 5,2). Được cứu chuộc nhờ máu của Chúa, không một nhân mạng nào là vô ích hoặc kém giá trị, vì tất cả chúng ta đều được Chúa đích thân yêu thương bằng một tình yêu say mê và chung thủy, một tình yêu vô biên. Trái lại, Thập Giá, sự điên rồ đối với thế gian, cớ vấp phạm đối với nhiều tín hữu, chính là ”sự khôn ngoan của Thiên Chúa” đối với tất cả những ai để cho Thập Giá đánh động tận thâm tâm họ, ”vì đều điên dại của Thiên Chúa vẫn khôn ngoan hơn loài người, và điều yếu đuối của Thiên Chúa vẫn mạnh hơn loài người” (cf 1 Cor 1,24-25). Đúng ra, Đấng Chịu Đóng Đanh, sau khi sống lại, vẫn luôn mang dấu hiệu cuộc khổ nạn của Ngài, Ngài đưa ra ánh sáng những ”giả mạo” và gian dối về Thiên Chúa, là những điều đầy bạo lực, thù hận và loại trừ. Chúa Kitô là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần thế và loại bỏ oán thù khỏi tâm hồn con người. Cuộc ”cách mạng” đích thực của Ngài chính là tình yêu.

Yêu thương tha nhân như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta

Và đây là giai đoạn thứ ba trong cuộc suy tư của chúng ta. Trên thập giá Chúa Kitô kêu lên ”Ta khát” (Ga 19,28): qua đó Ngài biểu lộ lòng khát khao nồng nhiệt yêu mến và muốn được mỗi người chúng ta yêu mến. Chỉ khi nào chúng ta thấu hiểu được chiều sâu và cường độ của mầu nhiệm ấy, chúng ta mới ý thức được sự cần thiết và cấp bách phải yêu mến ”như” chính Chúa đã yêu thương chúng ta. Điều này bao hàm nghĩa vụ, nếu cần, phải hiến mạng sống mình vì anh chị em được nâng đỡ bằng tình yêu mến Chúa. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã dạy: ”Ngươi hãy yến mến tha nhân như bản thân mình” (Lv 19,18), nhưng sự mới mẻ của Chúa Kitô hệ tại yêu như Chúa đã yêu thương chúng ta, nghĩa là yêu tất cả mọi người, không phận biệt ai, yêu cả kẻ thù, ”cho đến cùng” (cf Ga 13,1).

Chứng nhân về tình yêu của Chúa Kitô

Giờ đây cha muốn dừng lại ba lãnh vực của đời sống thường nhật, trong đó, hỡi những người trẻ quí mến, các con đặc biệt được kêu gọi biểu lộ tình yêu Thiên Chúa. Lãnh vực đầu tiên là Giáo Hội, là gia đình thiêng liêng của chúng ta, gồm tất cả các môn đệ Chúa Kitô. Nhớ lời Chúa dạy: ”Do điều này mọi người biết các con là môn đệ Thầy, nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13,35), với lòng hăng hái và bác ái, các con hãy nâng đỡ các hoạt động của giáo xứ, cộng đoàn, các phong trào Giáo Hội và các nhóm bạn trẻ mà các con tham gia. Các con hãy chuyên cần trong việc tìm kiếm thiện ích cho tha nhân, trung thành với những điều đã cam kết. Các con đừng do dự vui mừng từ khước một vài thú tiêu khiển, hãy vui lòng chấp nhận những hy sinh cần thiết, hãy làm chứng về tình yêu trung thành của các con đối với Chúa Giêsu bằng cách loan báo Tin Mừng của Ngài đặc biệt nơi các bạn đồng lứa.

Chuẩn bị tương lai

Lãnh vực thứ hai trong đó các con được mời gọi biểu lộ tình yêu và tăng trưởng trong tình yêu, là sự chuẩn bị cho tương lai đang chờ đón các con. Nếu các con là những người đính hôn, Thiên Chúa đang có một dự phóng tình yêu cho tương lai hôn nhân và gia đình của các con, vì thế điều thiết yếu là các con khám phá dự phóng ấy với sự giúp đỡ của Giáo Hội, không để cho mình bị thành kiến thông thường nơi nhiều người nghĩ rằng Kitô giáo, với những giới răn và luật cấm, đang đặt những chướng ngại cho niềm vui của tình yêu và đặc biệt ngăn cản không cho các con vui hưởng trọn vẹn hạnh phúc mà người nam và người nữ tìm kiếm trong tình yêu của họ đối với nhau. Tình yêu của người nam và người nữ là nguồn gốc gia đình nhân loại và hôn nhân giữa một người nam và một người nữ có nền tảng ở trong ý định nguyên thủy của Thiên Chúa (cf Kn 2,18-25). Học yêu thương nhau như lứa đôi là một con đường tuyệt vời, nhưng nó cũng đòi phải tập luyện kỹ lưỡng. Thời kỳ đính hôn, rất quan trọng để xây dựng lứa đôi, là thời gian chờ đợi và chuẩn bị, thời kỳ này cần được sống trong sự khiết tịnh về cử chỉ và lời nói. Điều này giúp trưởng thành trong tình yêu, trong sự ân cần săn sóc và quan tâm đối với người bạn mình; nó giúp tự chủ, phát triển sự tôn trọng người bạn, đó là những đặc bính của một tình yêu chân thực không tìm cách thỏa mãn mình trước tiên hoặc tìm an sinh riêng cho mình. Trong kinh nguyện chung, các con hãy xin Chúa gìn giữ và gia tăng tình yêu của các con, thanh tẩy nó khỏi mọi ích kỷ. Các con đừng do dự trong việc quảng đại đáp lại tiếng gọi của Chúa, vì hôn nhân Kitô giáo là một ơn gọi đích thực trong Giáo Hội. Cũng vậy, hỡi những người trẻ nam nữ, các con hãy sẵn sàng thưa ”xin vâng” nếu Chúa gọi các con theo Ngài trên con đường linh mục thừa tác hoặc trong đời thánh hiến. Tấm gương của các con sẽ là một khích lệ cho nhiều người khác đồng lứa tuổi với các con, họ đang tìm kiếm hạnh phúc đích thực.

Tăng trưởng trong tình yêu mỗi ngày

Lãnh vực thứ ba của sự dấn thân tình yêu chính là lãnh vực của đời sống thường nhật với các quan hệ đa diện của nó. Cha đặc biệt nhắc tới gia đình, trường học, công việc làm và thời giờ rảnh rỗi. Hỡi những người trẻ quí mến, hãy vun trồng những tài năng của các con, không phải chỉ để chiếm một địa vị xã hội, nhưng còn để giúp tha nhân ”tăng trưởng”. Hãy phát triển các khả năng của các con, không những để cạnh tranh và sản xuất nhiều hơn, nhưng để trở thành ”những chứng nhân bác ái”. Cùng với sự huấn luyện về nghề nghiệp, các con hãy cố gắng thủ đắc những kiến thức tôn giáo hữu ích để có thể thi hành sứ mạng của các con trong tinh thần trách nhiệm. Đặc biệt, cha mời gọi các con hãy đào sâu đạo lý xã hội của Hội Thánh, vì từ những nguyên tắc của đạo lý này hoạt động của các con giữa lòng thế giới sẽ được gợi hứng và soi sáng. Xin Chúa Thánh Linh giúp các con có những sáng kiến trong đức bác ái, kiên trì trong những gì mình đã cam kết dấn thân, táo bạo trong các sáng kiến của các con, để có thể góp phần xây dựng nền ”văn minh tình thương”. Chân trời tình thương thực là vô biên: đó thực là cả thế giới!

”Dám yêu thương” theo gương các thánh

Hỡi những người trẻ thân mến, cha muốn mời gọi các con hãy ”dám yêu”, nghĩa là không mong ước gì cho cuộc sống của các con ngoài một tình yêu mạnh mẽ và tươi đẹp, có khả năng biến trọn cuộc sống thành một sự thực hiện vui tươi sự hiến thân chính mình cho Thiên Chúa và anh chị em, noi gương Đấng, nhờ tình yêu, đã mãi mãi chiến thắng oán thù và sự chết (cf Kh 5,13). Tình yêu là sức mạnh duy nhất có khả năng thay đổi tâm hồn con người và toàn thể nhân loại, làm cho những quan hệ giữa người nam và người nữ, giữa giàu và nghèo, giữa các nền văn hóa và văn minh được thêm kết quả phong phú. Điều này chứng tỏ rằng cuộc sống của các thánh, vốn là những bạn hữu chân thật của Thiên Chúa, chính là máng chuyển và là phản ánh tình yêu nguyên thủy của Chúa. Các con hãy dấn thân tìm biết các thánh nhiều hơn, phó thác cho sự chuyển cầu của ngài, hãy tìm cách sống như các thánh. Ở đây cha chỉ muốn trưng dẫn Mẹ Têrêsa, người đã mau lẹ đáp lại tiếng kêu ”Ta khát” của Chúa Kitô, tiếng kêu đã đánh động Mẹ một cách sâu xa, Mẹ bắt đầu thu thập những người sắp trên trong các đường phố ở Calcutta, Ấn độ. Từ đó, ước muốn duy nhất trong cuộc đời Mẹ là làm sao đáp lại cơn khát tình yêu của Chúa Giêsu, không phải bằng lời nói, nhưng bằng những hành vi cụ thể, nhận ra Chúa nơi khuôn mặt tiều tụy đang khao khát tình thương, nơi khuôn mặt những người nghèo khổ nhất” Chân phước Têrêsa đã thực hành lời Chúa dạy: ”Mỗi khi các con làm những điều này cho một trong những anh em bé mọn của Thầy đây, tức là các con làm cho Thầy” (cf Mt 25,40). Và sứ điệp của vị chứng nhân khiêm hạ này của tình yêu Chúa đã lan rộng trên toàn thế giới.

Bí quyết tình yêu

Các bạn thân mến, mỗi người chúng ta đều được Chúa ban cho đạt tới cùng một mức độ tình yêu, nhưng với điều kiện là phải cậy nhờ đến sự nâng đỡ không thể thiếu được của ơn thánh Chúa. Chỉ nhờ Chúa giúp, chúng ta mới có thể tránh được thái độ cam chịu trước những nghĩa vụ hết sức lớn lao phải chu toàn và Chúa ban cho chúng ta lòng can đảm thực hiện những điều không thể tưởng tượng nổi theo sức loài người. Sự tiếp xúc với Chúa trong kinh nguyện, giúp chúng ta khiêm tốn, nhớ rằng chúng ta chỉ là ”những đầy tớ vô dụng” (cf Lc 17,10). Nhất là Thánh Lễ là trường học lớn dạy tình yêu. Khi ta thường xuyên tham dự thánh lễ với lòng sốt sắng, khi chúng ta thờ lạy Chúa Giêsu lâu dài trong Thánh Thể, thì càng dễ hiểu chiều dài, chiều rộng, chiều cao và chiều sâu của tình yêu Chúa, vượt lên trên mọi sự hiểu biết (cf Eph 3,17-18). Rồi khi chia sẻ Bánh Thánh Thể với anh chị em trong cộng đoàn, chúng ta được thúc đẩy ”mau mắn” biểu lộ tình yêu Chúa Kitô qua việc quảng đại phục vụ anh chị em, như Đức Mẹ đã làm với bà Elisabeth.

Hướng về cuộc gặp gỡ ở Sydney

Về vấn đề này, lời nhắn nhủ của thánh Gioan Tông Đồ thật là sáng tỏ: ”Hỡi các con nhỏ, chúng ta đừng yêu mến bằng lời nói, bằng miệng lưỡi, nhưng bằng hành động và trong sự thật. Qua điều đó chúng ta biết mình sinh ra bởi sự thật” (1 Ga 3,18-19). Hỡi những người trẻ thân mấn, với tinh thần ấy, cha mời gọi các con hãy cử hành Ngày Quốc tế giới trẻ sắp tới cùng với các GM của các con trong các giáo phận liên hệ. Đây là một giai đoạn quan trọng để tiến về cuộc gặp gỡ giới trẻ quốc tế ở thành phố Sydney với chủ đề ”Các con hãy nhận sức mạnh từ Thánh Linh Đấng ngự xuống trên các con và các con sẽ là chứng nhân của Thầy” (TĐCV 1,18). Xin Mẹ Maria, Mẹ Chúa Kitô và Mẹ Giáo Hội, giúp các con làm vang dội khắp nơi tiếng kêu đã thay đổi thế giới: ”Thiên Chúa là tình yêu!”. Cha tháp tùng các con trong kinh nguyện và cha thành tâm ban phép lành cho các con.

Vatican ngày 27 tháng giêng năm 2007

Biển Đức 16, Giáo Hoàng

(Lm. G. Trần Đức Anh OP,

Đài Vatican, chuyển ý)

--------------------------------------------------------------------------------

Botschaft von Papst Benedikt XVI. zum XXII. Weltjugendtag

Palmsonntag, 1. April 2007

„Wie ich euch geliebt habe,

so sollt auch ihr einander lieben“

(Joh 13:34)

Liebe Jugendliche,

anlässlich des XXII. Weltjungendtages, der am kommenden Palmsonntag in den Diözesen gefeiert wird, möchte ich Euch zur Meditation diese Worte Jesu vorschlagen: „Wie ich euch geliebt habe, so sollt auch ihr einander lieben“ (Joh 13,34).

Ist es möglich zu lieben?

Jeder Mensch verspürt den Wunsch, zu lieben und geliebt zu werden. Und dennoch: Wie schwierig ist es zu lieben; wie viele Irrtümer und Fehlschläge sind bei der Liebe zu verzeichnen! Manch einer kommt sogar dazu, daran zu zweifeln, dass die Liebe möglich ist. Wenn aber emotionale Mängel oder Enttäuschungen im Gefühlsleben auch daran denken lassen, dass Liebe eine Utopie ist, ein unerreichbarer Traum – darf man deshalb resignieren? Nein! Die Liebe ist möglich, und Ziel dieser meiner Botschaft ist es, einen Beitrag zu leisten, damit in jedem von Euch, die Ihr die Zukunft und die Hoffnung der Menschheit seid, das Vertrauen in die wahre, treue und starke Liebe neu geweckt wird – eine Liebe, die Frieden und Freude hervorbringt; eine Liebe, die die Menschen zusammenschweißt, so dass sie sich in gegenseitiger Achtung frei fühlen. Lasst uns also gemeinsam die drei Stationen des Weges hin zur „Entdeckung“ der Liebe beschreiten.

Gott, Quelle der Liebe

Die erste Station betrifft die Quelle der wahren Liebe. Es gibt nur eine einzige Quelle der Liebe, und das ist Gott. Der heilige Johannes macht dies deutlich, wenn er erklärt, dass Gott „die Liebe“ ist (1 Joh 4,8.16). Nun will er nicht nur sagen, dass Gott uns liebt, sondern dass das Sein Gottes selbst Liebe ist. Wir stehen hier vor der hellsten Offenbarung der Quelle der Liebe, die das Geheimnis der Dreifaltigkeit ausmacht: Im einen und dreifaltigen Gott findet zwischen den Personen des Vaters und des Sohnes ein ewiger Austausch der Liebe statt; und diese Liebe ist keine Energie oder ein Gefühl, sondern eine Person: der Heilige Geist.

Das Kreuz Christi offenbart die Liebe Gottes in Fülle

Wie offenbart sich uns Gott-Liebe? Wir sind hier an der zweiten Station unseres Weges angelangt. Auch wenn es schon in der Schöpfung deutliche Spuren der göttlichen Liebe gibt, so geschah die volle Offenbarung des innersten Geheimnisses Gottes in der Fleischwerdung, als Gott selbst Mensch wurde. In Christus, wahrer Gott und wahrer Mensch, haben wir die Liebe in ihrer ganzen Tragweite kennen gelernt. In der Tat, so habe ich in der Enzyklika Deus caritas est geschrieben, sind „das eigentlich Neue des Neuen Testaments (…) nicht neue Ideen, sondern die Gestalt Christi selber, der den Gedanken Fleisch und Blut, einen unerhörten Realismus gibt“ (12).

Die Offenbarung der göttlichen Liebe ist total und vollkommen am Kreuz, wo – wie der heilige Paulus sagt – „Gott aber (…) seine Liebe zu uns darin erwiesen (hat), dass Christus für uns gestorben ist, als wir noch Sünder waren“ (Röm 5,8). Jeder von uns kann somit wahrhaft sagen: „Christus hat mich geliebt und sich für mich hingegeben“ (vgl. Eph 5,2).

Insofern es durch sein Blut erlöst wurde, ist kein menschliches Leben unnütz oder von geringem Wert, da wir alle persönlich von ihm mit einer leidenschaftlichen und treuen Liebe geliebt werden, einer Liebe ohne Grenzen. Das Kreuz – Irrsinn für die Welt, Skandal für viele Gläubige – ist hingegen „Weisheit Gottes“ für all diejenigen, die sich in den Tiefen des eigenen Seins berühren lassen, „denn das Törichte an Gott ist weiser als die Menschen und das Schwache an Gott ist stärker als die Menschen“ (vgl. 1 Kor 1,24-25). Ja, mehr noch: Der Gekreuzigte, der nach der Auferstehung die Male seines Leidens für immer trägt, lässt die „Täuschungen“ und Lügen in Bezug auf Gott, die im Gewand von Gewalt, Rache und Abweisung daherkommen, offenbar werden. Christus ist das Lamm Gottes, das die Sünde der Welt auf sich nimmt und den Hass aus dem Herzen des Menschen vertreibt. Das ist die wahre „Revolution“, die er bringt: Liebe.

Den Nächsten lieben wie Christus uns liebt

So sind wir bei der dritten Station unserer Überlegung angekommen. Am Kreuz ruft Christus: „Mich dürstet“ (Joh 19,28). So offenbart er den brennenden Durst danach, zu lieben und geliebt zu werden – von einem jeden von uns. Nur wenn es uns gelingt, die Tiefe und Intensität dieses Geheimnisses zu erfassen, wird uns die Notwendigkeit und die Dringlichkeit klar, ihn unsererseits zu lieben wie er uns geliebt hat. Das bringt die Bemühung mit sich, getragen von Seiner Liebe auch das eigene Leben für die Brüder hinzugeben, falls es notwendig sein sollte. Schon im Alten Testament hat Gott gesagt: „Du sollst deinen Nächsten lieben wie dich selbst“ (Lev 19,18). Die Neuheit Christi aber besteht in der Tatsache, dass „wie er lieben“ heißt: alle lieben, ohne Unterschied; auch die Feinde, „bis zur Vollendung“ (vgl Joh 13,1).

Zeugen der Liebe Christi

Jetzt möchte ich bei drei Bereichen des alltäglichen Lebens innehalten, in denen Ihr, liebe Jugendlichen, besonders aufgerufen seid, die Liebe Gottes offenbar werden zu lassen.

Der erste Bereich ist die Kirche, die unsere geistliche Familie ist und sich aus allen Jüngern Christi zusammensetzt. Nährt eingedenk seiner Worte: „Daran werden alle erkennen, dass ihr meine Jünger seid: wenn ihr einander liebt“ (Joh 13,35), mit Eurem Enthusiasmus und mit Eurer Liebe die Tätigkeiten der Pfarreien, der Gemeinschaften, der kirchlichen Bewegungen und der Jugendgruppen, an denen Ihr teilnehmt. Sorgt Euch darum, das Wohl des anderen zu suchen, in Treue zu den eingegangenen Verpflichtungen. Zögert nicht, mit Freude auf einige Eurer Vergnügungen zu verzichten. Nehmt frohen Herzens die notwendigen Opfer auf Euch. Bezeugt Eure treue Liebe zu Jesus, indem Ihr sein Evangelium besonders unter Euren Altergenossen verkündigt.

Sich auf die Zukunft vorbereiten

Der zweite Bereich, in dem Ihr dazu berufen seid, die Liebe zum Ausdruck zu bringen und in ihr zu wachsen, ist Eure Vorbereitung auf die Zukunft, die Euch erwartet. Wenn Ihr verlobt seid, hat Gott einen liebevollen Plan für Eure Zukunft als Ehepaar und Familie, und deshalb ist es so wesentlich, dass Ihr ihn mit Hilfe der Kirche entdeckt, frei vom verbreiteten Vorurteil, dass das Christentum mit seinen Geboten und Verboten der Freude der Liebe Hindernisse in den Weg lege und im besonderen verhindere, jenes Glück zu genießen, das Mann und Frau in ihrer gegenseitigen Liebe suchen.

Die Liebe des Mannes und der Frau steht am Ursprung der menschlichen Familie, und das aus Mann und Frau gebildete Paar hat seinen Grund im ursprünglichen Plan Gottes (vgl. Gen 2,18-25).

Zu lernen, sich wie ein Paar zu lieben, ist ein wunderbarer Weg, der nichtsdestoweniger eine anspruchsvolle Lehrzeit erfordert. Die Verlobungszeit ist grundlegend für den Aufbau des Paares; sie ist eine Zeit der Erwartung und der Vorbereitung, die in der Keuschheit der Gesten und der Worte zu leben ist. Dies gestattet es, in der Liebe, in der Fürsorge und in der Aufmerksamkeit dem anderen gegenüber zu reifen; es hilft, Selbstbeherrschung zu üben und die Achtung vor dem anderen zu entwickeln.

All dies sind Kennzeichen der wahren Liebe, die an erster Stelle weder die eigene Befriedigung noch das eigene Wohlergehen sucht. Bittet im gemeinsamen Gebet den Herrn darum, dass er Eure Liebe behüte und vermehre und sie von jeglichem Egoismus reinige. Zögert nicht, dem Ruf des Herrn großherzig zu folgen, denn die christliche Ehe ist eine wahre Berufung in der Kirche.

Liebe jungen Männer und Frauen, seid gleichermaßen bereit, Ja zu sagen, wenn Gott Euch ruft, ihm auf dem Weg des Priestertums oder des geweihten Lebens nachzufolgen. Euer Vorbild wird vielen anderen Eurer Altersgenossen, die auf der Suche nach dem wahren Glück sind, zur Ermutigung gereichen.

In der Liebe wachsen – jeden Tag

Der dritte Bereich des Einsatzes, den die Liebe mit sich bringt, ist der des alltäglichen Lebens mit seinen mannigfaltigen Beziehungen. Ich beziehe mich insbesondere auf die Familie, die Schule, die Arbeit und die Freizeit.

Liebe Jugendliche, pflegt Eure Talente nicht nur, um einen sozialen Status zu erobern, sondern auch, um den anderen beim „Wachsen“ zu helfen. Entwickelt Eure Fähigkeiten nicht nur, um „konkurrenzfähiger “ und „produktiver“ zu werden, sondern um „Zeugen der Nächstenliebe“ zu sein.

Verbindet mit der Berufsausbildung die Bemühung, religiöse Kenntnisse zu erwerben, die nützlich sind, um Eure Sendung auf verantwortliche Weise verwirklichen zu können. Ich lade Euch insbesondere dazu ein, die Gesellschaftslehre der Kirche zu vertiefen, damit ihre Prinzipien Euer Handeln in der Welt inspirieren und erleuchten.

Der Heilige Geist mache Euch erfindungsreich in der Nächstenliebe, standhaft in den Aufgaben, die Ihr übernehmt, und kühn in Euren Initiativen, damit Ihr Euren Beitrag für die Errichtung der „Zivilisation der Liebe“ leisten könnt. Der Horizont der Liebe ist wirklich grenzenlos; er ist die ganze Welt!

Dem Beispiel der Heiligen folgend „die Liebe wagen“

Liebe Jugendliche, ich möchte Euch dazu einladen, „die Liebe zu wagen“; das heißt, nicht weniger für Euer Leben zu ersehnen als eine starke und schöne Liebe, die fähig ist, das ganze Dasein zu einer freudigen Verwirklichung der Gabe Eurer selbst an Gott und die Brüder zu machen, in Nachahmung dessen, der durch seine Liebe für immer den Hass und den Tod besiegt hat (vgl. Offb 5,13).

Die Liebe ist die einzige Kraft, die imstande ist, die Herzen der Menschen und der ganzen Menschheit zu wandeln und die Beziehungen zwischen Männern und Frauen, zwischen Reich und Arm, zwischen Kulturen und Zivilisationen nutzbringend zu machen. Davon legt das Leben der Heiligen Zeugnis ab, die als wahre Freunde Gottes Kanal und Abglanz dieser ursprünglichen Liebe sind. Bemüht Euch darum, sie besser kennen zu lernen; vertraut Euch ihrer Fürsprache an und versucht, wie sie zu leben.

Ich begnüge mich damit, Mutter Teresa zu zitieren: Weil sie auf den Ruf Christi „Mich dürstet!“– einen Schrei, der sie zutiefst bewegte – prompt antworten wollte, begann sie, die Todgeweihten auf den Straßen Kalkuttas in Indien aufzulesen. Von da an bestand die einzige Sehnsucht ihres Lebens darin, den Durst Jesu nach Liebe zu löschen – nicht mit Worten, sondern mit konkreten Handlungen, wobei sie dessen entstelltes, nach Liebe dürstendes Antlitz im Gesicht der Ärmsten unter den Armen erkannte. Die selige Teresa setzte die Lehre des Herrn in die Praxis um: „Was ihr für einen meiner geringsten Brüder getan habt, das habt ihr mir getan“ (vgl. Mt 25,40). Und die Botschaft dieser demütigen Zeugin der göttlichen Liebe hat sich in der ganzen Welt verbreitet.

Das Geheimnis der Liebe

Einem jeden von uns ist es gegeben, denselben Grad an Liebe zu erreichen – aber nur, wenn wir die unverzichtbare Hilfe der göttlichen Gnade in Anspruch nehmen. Nur die Hilfe des Herrn erlaubt es uns nämlich, angesichts der gewaltigen Größe der zu erledigenden Aufgabe nicht der Resignation zu erliegen, und nur sie verleiht uns den Mut, das zu verwirklichen, was nach menschlichem Ermessen undenkbar ist.

Der Kontakt mit dem Herrn im Gebet lässt uns demütig bleiben und erinnert uns daran, dass wir „unnütze Sklaven“ sind (vgl. Lk 17,10). Vor allem die Eucharistie ist die große Schule der Liebe. Nimmt man regelmäßig und mit Ehrfurcht an der Heiligen Messe teil, verbringt man in Gesellschaft mit dem eucharistischen Jesus lange Pausen der Anbetung, so ist es leichter, die Länge, Breite, Höhe und Tiefe seiner Liebe zu begreifen, die jede Erkenntnis übersteigt (vgl. Eph 3,17-18). Durch das Teilen des eucharistischen Brotes mit den Brüdern der kirchlichen Gemeinschaft wird man dann dazu angetrieben, die Liebe Christi „mit Schnelligkeit“, wie es die Jungfrau im Fall von Elisabeth getan hat, in einen großherzigen Dienst an den Brüdern zu übersetzen.

Unterwegs zur Begegnung in Sydney

Erhellend ist diesbezüglich die Ermahnung des Apostels Johannes: „Meine Kinder, wir wollen nicht mit Wort und Zunge lieben, sondern in Tat und Wahrheit. Daran werden wir erkennen, dass wir aus der Wahrheit sind“ (1 Joh 3,18-19).

Liebe Jugendliche, in diesem Geist lade ich Euch dazu ein, den nächsten Weltjugendtag zusammen mit Euren Bischöfen in Euren jeweiligen Diözesen zu begehen. Er wird eine wichtige Etappe unterwegs zur Begegnung in Sydney sein, deren Thema lautet: „Ihr werdet die Kraft des Heiligen Geistes empfangen, der auf euch herabkommen wird; und ihr werdet meine Zeugen sein“ (Apg 1,8).

Maria, die Mutter Christi und der Kirche, helfe Euch, überall den Ruf erschallen zu lassen, der die Welt verändert hat: „Gott ist die Liebe!“ Ich begleite Euch mit dem Gebet und segne Euch von Herzen.

Aus dem Vatikan, dem 27. Januar 2007

BENEDICTUS PP. XVI

--------------------------------------------------------------------------------

Papal Message for 22nd Youth Day

"Just as I have loved you,

you also should love one another"

(Jn 13:34)

My dear young friends,

On the occasion of the 22nd World Youth Day that will be celebrated in the dioceses on Palm Sunday, I would like to propose for your meditation the words of Jesus: "Just as I have loved you, you also should love one another" (Jn 13:34)

Is it possible to love?

Everybody feels the longing to love and to be loved. Yet, how difficult it is to love, and how many mistakes and failures have to be reckoned with in love! There are those who even come to doubt that love is possible. But if emotional delusions or lack of affection can cause us to think that love is utopian, an impossible dream, should we then become resigned? No! Love is possible, and the purpose of my message is to help reawaken in each one of you -- you who are the future and hope of humanity --, trust in a love that is true, faithful and strong; a love that generates peace and joy; a love that binds people together and allows them to feel free in respect for one another. Let us now go on a journey together in three stages, as we embark on a "discovery" of love.

God, the source of love

The first stage concerns the source of true love. There is only one source, and that is God. Saint John makes this clear when he declares that "God is love" (1 Jn 4:8,16). He was not simply saying that God loves us, but that the very being of God is love. Here we find ourselves before the most dazzling revelation of the source of love, the mystery of the Trinity: in God, one and triune, there is an everlasting exchange of love between the persons of the Father and the Son, and this love is not an energy or a sentiment, but it is a person; it is the Holy Spirit.

The Cross of Christ fully reveals the love of God

How is God-Love revealed to us? We have now reached the second stage of our journey. Even though the signs of divine love are already clearly present in creation, the full revelation of the intimate mystery of God came to us through the Incarnation when God himself became man. In Christ, true God and true Man, we have come to know love in all its magnitude. In fact, as I wrote in the Encyclical Deus caritas est, "the real novelty of the New Testament lies not so much in new ideas as in the figure of Christ himself, who gives flesh and blood to those concepts -- an unprecedented realism" (n. 12). The manifestation of divine love is total and perfect in the Cross where, we are told by Saint Paul, "God proves his love for us in that while we still were sinners Christ died for us" (Rm 5:8). Therefore, each one of us can truly say: "Christ loved me and gave himself up for me" (cf Eph 5:2). Redeemed by his blood, no human life is useless or of little value, because each of us is loved personally by Him with a passionate and faithful love, a love without limits. The Cross, -- for the world a folly, for many believers a scandal --, is in fact the "wisdom of God" for those who allow themselves to be touched right to the innermost depths of their being, "for God's foolishness is wiser than human wisdom, and God's weakness is stronger than human strength" (1 Cor 1:25). Moreover, the Crucifix, which after the Resurrection would carry forever the marks of his passion, exposes the "distortions" and lies about God that underlie violence, vengeance and exclusion. Christ is the Lamb of God who takes upon himself the sins of the world and eradicates hatred from the heart of humankind. This is the true "revolution" that He brings about: love.

Loving our neighbor as Christ loves us

Now we have arrived at the third stage of our reflection. Christ cried out from the Cross: "I am thirsty" (Jn 19:28). This shows us his burning thirst to love and to be loved by each one of us. It is only by coming to perceive the depth and intensity of such a mystery that we can realize the need and urgency to love him as He has loved us. This also entails the commitment to even give our lives, if necessary, for our brothers and sisters sustained by love for Him. God had already said in the Old Testament: "You shall love your neighbor as yourself" (Lev 19:18), but the innovation introduced by Christ is the fact that to love as he loves us means loving everyone without distinction, even our enemies, "to the end" (cf Jn 13:1)

Witnesses to the love of Christ

I would like to linger for a moment on three areas of daily life where you, my dear young friends, are particularly called to demonstrate the love of God. The first area is the Church, our spiritual family, made up of all the disciples of Christ. Mindful of his words: "By this everyone will know that you are my disciples, if you have love for one another" (Jn 13:35), you should stimulate, with your enthusiasm and charity, the activities of the parishes, the communities, the ecclesial movements and the youth groups to which you belong. Be attentive in your concern for the welfare of others, faithful to the commitments you have made. Do not hesitate to joyfully abstain from some of your entertainments; cheerfully accept the necessary sacrifices; testify to your faithful love for Jesus by proclaiming his Gospel, especially among young people of your age.

Preparing for the future

The second area, where you are called to express your love and grow in it, is your preparation for the future that awaits you. If you are engaged to be married, God has a project of love for your future as a couple and as a family. Therefore, it is essential that you discover it with the help of the Church, free from the common prejudice that says that Christianity with its commandments and prohibitions places obstacles to the joy of love and impedes you from fully enjoying the happiness that a man and woman seek in their reciprocal love. The love of a man and woman is at the origin of the human family and the couple formed by a man and a woman has its foundation in God's original plan (cf Gen 2:18-25). Learning to love each other as a couple is a wonderful journey, yet it requires a demanding "apprenticeship". The period of engagement, very necessary in order to form a couple, is a time of expectation and preparation that needs to be lived in purity of gesture and words. It allows you to mature in love, in concern and in attention for each other; it helps you to practice self-control and to develop your respect for each other. These are the characteristics of true love that does not place emphasis on seeking its own satisfaction or its own welfare. In your prayer together, ask the Lord to watch over and increase your love and to purify it of all selfishness. Do not hesitate to respond generously to the Lord's call, for Christian matrimony is truly and wholly a vocation in the Church. Likewise, dear young men and women, be ready to say "yes" if God should call you to follow the path of ministerial priesthood or the consecrated life. Your example will be one of encouragement for many of your peers who are seeking true happiness.

Growing in love each day

The third area of commitment that comes with love is that of daily life with its multiple relationships. I am particularly referring to family, studies, work and free time. Dear young friends, cultivate your talents, not only to obtain a social position, but also to help others to "grow". Develop your capacities, not only in order to become more "competitive" and "productive", but to be "witnesses of charity". In addition to your professional training, also make an effort to acquire religious knowledge that will help you to carry out your mission in a responsible way. In particular, I invite you to carefully study the social doctrine of the Church so that its principles may inspire and guide your action in the world. May the Holy Spirit make you creative in charity, persevering in your commitments, and brave in your initiatives, so that you will be able to offer your contribution to the building up of the "civilization of love". The horizon of love is truly boundless: it is the whole world!

"Dare to love" by following the example of the saints

My dear young friends, I want to invite you to "dare to love". Do not desire anything less for your life than a love that is strong and beautiful and that is capable of making the whole of your existence a joyful undertaking of giving yourselves as a gift to God and your brothers and sisters, in imitation of the One who vanquished hatred and death forever through love (cf Rev 5:13). Love is the only force capable of changing the heart of the human person and of all humanity, by making fruitful the relations between men and women, between rich and poor, between cultures and civilizations. This is shown to us in the lives of the saints. They are true friends of God who channel and reflect this very first love. Try to know them better, entrust yourselves to their intercession, and strive to live as they did. I shall just mention Mother Teresa. In order to respond instantly to the cry of Jesus, "I thirst", a cry that had touched her deeply, she began to take in the people who were dying on the streets of Calcutta in India. From that time onward, the only desire of her life was to quench the thirst of love felt by Jesus, not with words, but with concrete action by recognizing his disfigured countenance thirsting for love in the faces of the poorest of the poor. Blessed Teresa put the teachings of the Lord into practice: "Just as you did it to one of the least of these who are members of my family, you did it to me" (Mt 25:40). The message of this humble witness of divine love has spread around the whole world.

The secret of love

Each one of us, my dear friends, has been given the possibility of reaching this same level of love, but only by having recourse to the indispensable support of divine Grace. Only the Lord's help will allow us to keep away from resignation when faced with the enormity of the task to be undertaken. It instills in us the courage to accomplish that which is humanly inconceivable. Contact with the Lord in prayer grounds us in humility and reminds us that we are "unworthy servants" (cf Lk 17:10). Above all, the Eucharist is the great school of love. When we participate regularly and with devotion in Holy Mass, when we spend a sustained time of adoration in the presence of Jesus in the Eucharist, it is easier to understand the length, breadth, height and depth of his love that goes beyond all knowledge (cf Eph 3:17-18). By sharing the Eucharistic Bread with our brothers and sisters of the Church community, we feel compelled, like Our Lady with Elizabeth, to render "in haste" the love of Christ into generous service towards our brothers and sisters.

Towards the encounter in Sydney

On this subject, the recommendation of the apostle John is illuminating: "Little children, let us love, not in word or speech, but in truth and action. And by this we will know that we are from the truth" (1 Jn 3:18-19). Dear young people, it is in this spirit that I invite you to experience the next World Youth Day together with your bishops in your respective dioceses. This will be an important stage on the way to the meeting in Sydney where the theme will be: "You will receive power when the Holy Spirit has come upon you; and you will be my witnesses" (Acts 1:8). May Mary, the Mother of Christ and of the Church, help you to let that cry ring out everywhere, the cry that has changed the world: "God is love!" I am together with you all in prayer and extend to you my heartfelt blessing.

From the Vatican, 27 January 2007

BENEDICTUS PP. XVI

Tâm Tình của ĐGH gửi đến Giới Trẻ Thụy Sĩ

Trong bài tường thuật về cuộc gặp gỡ giữa ÐTC Gioan Phaolô II và giới trẻ Thụy Sĩ, diễn ra hôm chiều thứ Bảy ngày mùng 5 tháng 6 năm 2004, chúng tôi đã nhắc qua vài điểm nội dung chính của bài huấn đức của ÐTC cho các bạn trẻ trong dịp nầy. Kính mời quý vị và các bạn theo dõi nguyên văn bản dịch tiếng Việt bài huấn đức nầy, để được dịp chia sẻ những tâm tình và suy nghĩ của ÐTC cho giới trẻ Thụy Sĩ nói riêng, và cách nào đó cho giới trẻ trên toàn thế giới, nói chung, trong xã hội tân tiến hiện nay.

Bài huấn đức của ÐTC cho giới trẻ Thụy Sĩ xoay quanh ba khẩu hiệu chính như sau:

Hãy Chổi Dậy

Hãy Lắng Nghe và

Hãy Lên Ðường

Mở đầu bài ngỏ, ÐTC trích lại lời Chúa Giêsu ra lệnh cho người con trai đã chết của người đàn bà góa thành NA-IM: "Hãy chổi đậy!" (Lc 7,14). ÐTC nói như sau:

1. "Hãy chổi dậy!" (Lc 7,14)

Những lời trên của Chúa Giêsu cho chàng thanh niên thành NA-IM ngày nay còn vang lên cách mạnh mẽ trong cộng đoàn chúng ta; những lời đó được nói lên cho chúng con, hỡi những người trẻ công giáo nam nữ tại Thụy Sĩ!

Vị Giáo Hoàng nầy từ Roma đến đây để cùng với chúng con lắng nghe những lời trên từ môi miệng Chúa Giêsu, và trở nên tiếng vọng cho những lời đó. Cha chào chúng con với hết lòng yêu mến. Cha cám ơn chúng con vì đã đón tiếp cha cách nồng nhiệt. Cha cũng chào những vị giám mục của chúng con, chào những linh mục, những tu sĩ và những hướng dẫn viên đồng hành với chúng con trên đường đời.

Tôi trân trọng gởi lời chào Ngài Tổng Thống Liên Bang Thụy Sĩ; chào mục sư Samuel Lutz, chủ tịch của Hội Ðồng các Giáo Hội Cải Cách của Bern-Jura-Soleure, và chào những người bạn của chúng con thuộc về những cộng đoàn giáo hội khác, nhưng đã muốn tham dự vào cuộc gặp gỡ nầy.

Phúc âm theo thánh Luca nói với chúng ta về một cuộc gặp gỡ: một bên là đám tang ưu buồn tiển đưa người con trai của bà góa đến nghĩa trang; và bên kia là nhóm hăng say những môn đệ đang theo Chúa Giêsu và lắng nghe Người. Các bạn trẻ thân mến, ngày hôm nay cũng vậy; cũng có thể xảy ra cho chúng con như vậy; chúng con có thể đôi khi thấy mình cũng có mặt trong đám tang ưu buồn, đang tiến về làng Na-im. Ðó là điều xảy ra, khi chúng con để mình chiều theo nỗi thất vọng, khi những vẻ hào nhoáng của xã hội tiêu thụ cám dỗ chúng con và làm cho chúng con lạc xa niềm vui đích thật và chúng con để mình bị thu hút bởi những thú vui chóng qua; khi sự lãnh đạm và sự hời hợt bên ngoài vây lấy chúng con; khi chúng con, trước sự dữ và đau khổ, chúng con nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa và nghi ngờ tình thương của Ngài cho mỗi người; khi chúng con buông mình đi tìm, trong những tình cảm vô trật tự, (đi tìm) sự thõa mãn cho cơn khát nội tâm về một tình yêu đúng thật và trong sáng.

Chính trong những giây phút như thế mà Chúa Kitô đến gần mỗi người chúng con và ngỏ lời với chúng con, như với chàng thanh niên thành Na-Im, Lời đánh động và thức tỉnh: "Hãy chổi dậy!" "Hãy đón nhận lời có sức làm cho con chổi dậy!"

Ðây không phải chỉ là những lời nói suông: chính Chúa Giêsu đứng trước mặt chúng con, Người là Ngôi Lời Thiên Chúa làm người. Ngôi Lời là "ánh sáng thật soi sáng mọi người (Gn 1,9); Người là sự thật làm cho chúng ta được tự do (x. Jn 14,6); Người là sự sống mà Thiên Chúa Cha ban cho chúng ta dư đầy (x, Gn 10,10). Kitô giáo không chỉ là cuốn sách đơn giản về văn hóa hay một ý thức hệ, cũng không phải chỉ là một hệ thống các giá trị hay nguyên tắc, cho dù những giá trị hay nguyên tắc đó có cao quý đến thế nào đi nữa. Kitô giáo là một con người, một sự hiện diện, một dung mạo: đó là Chúa Giêsu, đấng trao ban ý nghĩa và sự sung mãn cho cuộc sống con người.

Hỡi các bạn trẻ thân mến, cha nói điều nầy với chúng con rằng: Chúng con đừng sợ gặp gỡ với Chúa Giêsu; với sự chú ý và sẵn sàng, chúng con hãy tìm Người trong việc chăm chú đọc Kinh Thánh và trong kinh nguyện, kinh nguyện cá nhân cũng như cộng đồng; chúng con hãy tìm kiếm Chúa khi đến gặp một linh mục để lãnh nhận bí tích Hòa Giải; chúng con hãy tìm kiếm Chúa trong giáo hội, một giáo hội thể hiện chính mình cho chúng con trong những nhóm hoạt động tại giáo xứ, trong những phong trào và những hiệp hội; chúng con hãy tìm kiếm Chúa trong dung mạo của người anh chị em đang đau khổ, đang gặp cảnh túng thiếu, đang là khách ngoại kiều.

Một cuộc đi tìm như thế ghi dấu cuộc sống của nhiều người trẻ cùng lứa tuổi chúng con đang tiến về Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, sẽ được cử hành tại Cologne, vào mùa hè năm tới (2005). Ngay từ bầy giờ, cha chân thành mời chúng con đến tham dự cuộc hẹn vĩ đại nầy, cuộc hẹn của đức tin và làm chứng cho đức tin.

Như chúng con, cha đây cũng đã trải qua giai đoạn tuổi 20! Cha đã thích thể thao, thích trượt tuyết, thích trình diễn kịch nghệ. Cha đã gắng sức học hành và đã gắng công lao động. Cha đã có những ước muốn và những lo toan! Trong những năm tháng mà giờ đây đã trở thành xa xôi rồi, trong thời gian mà quê hương cha đã bị tàn phá vì chiến tranh và sau đó do bởi chế độ độc tài, cha đi tìm ý nghĩa mà cha muốn mặc cho cuộc đời mình; Cha đã gặp được ý nghĩa đó, khi tiến bước theo Chúa Giêsu.

Hỡi các bạn trẻ nam nữ thân mến, thời tuổi trẻ là giai đoạn trong đó con tự hỏi phải làm gì về cuộc đời mình, làm sao góp phần làm cho thế giới nầy trở nên tốt hơn một chút, làm sao có thể cổ võ công bằng và xây dựng hòa bình!

2. Sau đây là lời mời gọi thứ hai cha muốn gởi đến chúng con: "Hãy lắng nghe!" Con đừng mệt mõi huấn luyện mình theo nề nếp kỷ luật khó khăn của việc lắng nghe! Hãy lắng nghe tiếng Chúa đang nói với con trong những biến cố của cuộc sống hằng ngày, qua những niềm vui và những đau khổ đi kèm, qua những nguời thân bên cạnh, qua tiếng nói của lương tâm đang khao khát sự thật, hạnh phúc, lòng tốt và vẽ đẹp.

Nếu con biết mở rộng con tim và trí khôn trong tư thế sẵn sàng, thì con sẽ khám phá "ơn gọi của con", dự định mà Thiên Chúa, trong tình yêu thương của ngài, đã đề ra cho con từ muôn thuở.

Như thế, con có thể thành lập một gia đình, được xây dựng trên hôn nhân, một khế ước tình yêu giữa một người nam và một người nữ, cả hai dấn thân sống hiệp thông bền vững và trung thành. Do bởi chứng tá cá nhân, con có thể quả quyết rằng, cho dù có những khó khăn và những trở ngại, nhưng còn có thể sống trọn vẹn hôn nhân kitô, như là một kinh nghiệm đầy ý nghĩa và như là một "tin mừng" cho tất cả mọi gia đình.

Và nếu đây là ơn gọi riêng được gởi đến cho con, con có thể là linh mục, hay tu sĩ, dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa Kitô và cho Giáo Hội, với một con tim không chia sẻ, và như thế trở nên dấu chỉ cho sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa trong thế giới ngày nay. Như biết bao người khác trước con, con có thể trở thành một tông đồ trung kiên và không mệt mõi, tỉnh thức trong việc cầu nguyện, sung sướng và biết tiếp đón kẻ khác, trong việc phục vụ của cộng đoàn.

Phải, con cũng vậy, con có thể trở thành một trong số những người nầy! Cha biết rõ rằng, trước một đề nghị như thế, con có thể cảm thấy do dự. Sự quảng đại của Thiên Chúa không có giới hạn! Sau 60 năm linh mục, cha sung sướng mang đến cho chúng con chứng tá của cha: thật đẹp thay được tiêu hao chính mình cho đến cùng vì Nước Chúa.

3. Cha còn có lời yêu cầu thứ ba nữa: Hỡi người trẻ Thụy Sĩ, "Hãy lên đường!" Con đừng chỉ bằng lòng với việc bàn cãi cho suông; để làm điều tốt, con đừng chờ đợi cho đến khi những dịp may đến; những dịp may như thế có thể sẽ không bao giờ đến nữa. Thời gian để hành động đã đến!

Vào đầu ngàn năm thứ ba nầy, tất cả chúng con, hỡi những người trẻ, chúng con được mời gọi công bố "Tin Mừng" bằng chứng tá đời sống chúng con. Giáo Hội cần đến năng lực chúng con, cần sự hăng say, cần những lý tưởng trẻ trung, để làm sao cho Phúc Âm được thấm nhập vào tế bào xã hội, và làm nẩy sinh môt nền văn minh công bằng đích htực và là nền văn minh của tình yêu không phân biệt kỳ thị. Ngày nay, hơn bao giờ hết, trong môt thế giới thường không có ánh sáng và cũng không có lòng can đảm của những lý tưởng cao cả, nhưng cũng không phải là lúc hổ thẹn vì Phúc Âm (x. Mt 10,27). Vị giáo hoàng nầy đây, các giám mục và cộng đoàn kitô, tất cả đều kỳ vọng vào sự dấn thân và sự quảng đại của chúng con. Các ngài đồng hành với chúng con trong niềm tin tưởng và hy vọng: Hỡi những người trẻ Thụy Sĩ, chúng con hãy lên đường! Có Chúa cùng đi với chúng con!" (x. 1 S 17,37)

Hãy nhận lấy Thập Giá của Chúa Kitô: hãy có trên môi miệng những lời của sự Sống; hãy tích chứa trong tâm hồn ân sũng cứu rỗi của Chúa Phục Sinh!

Hãy Chổi Dậy. Chính Chúa Kitô nói với chúng con! Hãy lắng nghe lời Người.

(Chuyển ngữ: Lm. Đặng Thế Dũng)

(VietCatholic News - Thứ Năm 10.6.2004)

Ngày Giới Trẻ Thế Giới

với Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Rôma - Chúa nhật Lễ Lá, 04.4.2004 – Trong những ngày này hàng chục ngàn Bạn Trẻ thế giới hành trang khăn gói về Giáo Ðô Rôma để họp mặt ngày Giới Trẻ Thế Giới thứ XIX theo cấp địa phận với chủ đề: „Chúng tôi muốn được gặp Ðức Giêsu“ (Gioan 12:21) cũng như sống Tuần Thánh 2004 với vị Cha chung, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Chiều thứ năm, 01.4.2004, ÐGH đã đón tiếp khoảng 50.000 Bạn Trẻ tại quảng trường Thánh Phêrô với bầu khí vui tươi và sinh động. Họ dùng lời ca điệu múa và reo hò để bộc lộ niềm vui của tuổi trẻ. Khi Ðức Giáo Hoàng xuất hiện càng làm cho mọi người cuồng nhiệt thêm lên với rừng cờ tung bay phất phới. Các đại diện Giới Trẻ đã lên tiếp kiến và ôm chầm lấy Ngài giữa tiếng vỗ tay vang rền. Dịp này vị Cha chung nhắn nhủ: "Hỡi các con! Các con con đừng sợ sống phó thác chính mình cho Chúa Kitô!" Ngài tiếp tục: "Ðừng chối bỏ những gì diễn tả về vẻ đẹp của Thiên Chúa cũng như những tài năng mà con người đã nhận lãnh từ Thiên Chúa, chúng ta cần đứng về phía Chúa Kitô, để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa trước mặt tất cả mọi người." Kết thúc buổi bặp mặt Ngài nhắc nhở thêm: „Các con hãy sáng tạo mang Thánh Giá của Ðức Kitô đến cho mọi người.“

Ðỉnh cao của ngày Giới Trẻ Thế Giới kỳ thứ XIX là Chúa nhật Lễ Lá tại quảng trường Thánh Phêrô với những rừng lá lung lay trên cánh tay của Giới Trẻ. Lúc này càng đông hơn vì thêm nhiều khách hành hương đến tham dự. Hôm nay, 04.4.2004 toàn thế giới các Giới Trẻ đều tổ chức ngày Giới Trẻ theo cấp địa phận. Tại Rôma Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gửi thông điệp trực tiếp bằng vệ tinh đến với Giới Trẻ Ðức đang tụ tập tại thủ đô Berlin, trước cổng thành Brandenburger Tor, nơi đang cử hành nghi thức tiếp nhận Thánh Giá Giới Trẻ Thế Giới: “Trong cuộc hành hương của mình, cây Thánh Giá đã đi qua các lục địa. Tựa một ngọn đuốc, được chuyền từ tay này sang tay khác, cây Thánh Giá đã được mang tới quốc gia này đến quốc gia khác; cây Thánh Giá đã trở nên dấu chỉ rực rỡ của sự tin tưởng tín thác đang làm sinh động các thế hệ trẻ của đệ tam thiên niên kỷ”.

Giới Trẻ Ðức sẽ mang Thánh Giá Giới Trẻ trên mọi nẻo đường nước Ðức trong 17 tháng cho tới ngày khai mạc Ðại Hội Giới Trẻ, 16.8.2005 tại Köln. Các Bạn Trẻ cùng với Ðức Giáo Hoàng trên cuộc hành hương với Thánh Giá cố gắng mời gọi mọi người: „Hãy chiêm ngắm và bước đến gần Thánh Giá này để có thể nhận ra được tình yêu của Chúa đối với chúng ta đậm đà như thế nào.“

(Bắc Ðức ghi)

Mục Vụ Công Giáo Việt Nam

miền Ðông Bắc Ðức

www.DHGT-2005.net

Sứ Điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

nhân ngày Quốc Tế Giới Trẻ thứ XIX - 2004

CHÚA NHẬT LỄ LÁ, 04.04.2004

Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ XIX năm nay sẽ được cử hành ở cấp giáo phận vào Chúa nhật lễ lá 04.4.2004. Để chuẩn bị cho ngày này, cũng như cho Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ XX ở cấp hoàn vũ, vào tháng 8 năm tới tại thành phố Köln bên Đức, ĐTC đã gửi một Sứ điệp đến các bạn trẻ trên thế giới, để mời gọi các bạn trẻ say mê tìm kiếm Chúa. Sau đây là nguyên văn Sứ điệp của ĐTC.

Hỡi những người trẻ rất thân mến !

Năm 2004 là giai đoạn chót trước cuộc gặp gỡ lớn tại Köln, nơi sẽ cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XX vào năm 2005. Vì thế, Cha mời gọi các con tăng cường cuộc hành trình chuẩn bị tinh thần, bằng cách đào sâu đề tài Cha đã chọn cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ XIX năm nay:

"Chúng tôi muốn thấy Đức Giêsu" (Gioan 12:21).

Đó là lời yêu cầu mà một vài ”người Hy Lạp” một hôm đã nói với các Tông Đồ. Họ muốn biết Đức Giêsu là ai. Đây không phải chỉ là một sự tìm hiểu để biết Đức Giêsu tự giới thiệu như thế nào. Vì tò mò và được thúc đẩy vì linh cảm đã tìm được câu trả lời cho những vấn nạn căn bản, họ muốn biết Đức Giêsu thực sự là ai và từ đâu mà đến.

Hỡi những người trẻ thân mến, Cha cũng mời gọi các con bắt chước những người ”Hy Lạp” đã ngỏ lời với thánh Philiphê, vì muốn được ”thấy Đức Giêsu”. Sự tìm kiếm của các con không phải chỉ vì sự tò mò về mặt trí thức, tuy rằng điều này cũng là một giá trị, nhưng nhất là được thúc đẩy vì một nhu cầu nội tâm sâu xa muốn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống của các con. Như chàng thanh niên giàu có trong Phúc Âm, các con cũng hãy tìm kiếm Chúa Giêsu để hỏi Ngài: "Con phải làm gì để được sự sống đời đời?" (Marcô 10:17). Thánh Sử Marcô minh xác rằng Chúa Giêsu nhìn chàng thanh niên và yêu mến chàng. Các con cũng hãy nghĩ đến một giai thoại khác trong đó Chúa Giêsu nói với Natanael: ”Trước khi Philiphê gọi con, Thầy đã thấy con khi con ở dưới cây vả rồi”, và ngài làm cho từ tâm hồn của người Israel không chút gian trá ấy nảy sinh một lời tuyên xưng đức tin thật đẹp: "Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa!" (Gioan 1:49). Người nào đến gần Chúa Giêsu với tâm hồn không mang thành kiến, thì có thể dễ dàng đạt tới đức tin, vì chính Chúa Giêsu đã thấy và yêu mến người ấy trước. Khía cạnh cao cả nhất của phẩm giá con người chính là ơn gọi cảm thông với Thiên Chúa trong sự trao đổi sâu xa cái nhìn biến đổi cuộc sống. Để thấy Chúa Giêsu, trước tiên cần phải để cho Ngài hướng dẫn !

Ước muốn được thấy Thiên Chúa là điều vốn ở trong tâm hồn mỗi người nam nữ. Hỡi các bạn trẻ thân mến, các con hãy để cho Chúa Giêsu nhìn thẳng vào đôi mắt các con, để các con gia tăng ước muốn được thấy Ánh Sáng, nếm hưởng ánh quang huy hoàng của Chân Lý. Dù chúng ta có ý thức hay không, Thiên Chúa vẫn là Đấng đã tạo dựng chúng ta vì Ngài yêu thương chúng ta và để chúng ta đáp trả tình yêu của Ngài. Đó chính là lý do tại sao con người cảm thấy có một nỗi nhớ nhung không thể dập tắt được đối với Thiên Chúa: "Lạy Chúa, con tìm kiếm nhan Chúa. Xin đừng giấu con nhan thánh Ngài" (TV 27:8). Chúng ta biết, Thiên Chúa đã tỏ cho chúng ta nhan Ngài trong Chúa Giêsu Kitô.

Hỡi những người trẻ thân mến, các con có muốn chiêm ngắm vẻ đẹp của Nhan Chúa hay không? Đó là câu hỏi mà Cha gửi đến các con trong Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2004. Các con đừng trả lời vội vã quá. Trước hết, hãy giữ im lặng trong tâm hồn các con. Hãy để cho từ đáy lòng các con nổi lên ước muốn nồng nhiệt được thấy Chúa, một ước muốn nhiều khi bị bóp nghẹt vì những tiếng ồn ào của thế giới và những cám dỗ của lạc thú. Các con hãy để cho ước muốn ấy nổi lên và sống một cảm nghiệm lạ lùng về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Kitô giáo không phải chỉ là một giáo thuyết; đó là một cuộc gặp gỡ trong đức tin với Thiên Chúa, Đấng hiện diện trong lịch sử chúng ta với cuộc nhập thể của Chúa Giêsu.

Bằng mọi cách, các con hãy làm cho cuộc gặp gỡ ấy có thể thực hiện được, nhìn về Chúa Giêsu Đấng đang nồng nhiệt tìm kiếm các con. Hãy tìm kiếm Chúa với đôi mắt thể xác qua những biến cố của cuộc sống và nơi khuôn mặt của tha nhân; nhưng các con cũng hãy tìm kiếm Chúa với cả đôi mắt của tâm hồn nữa, bằng cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, vì "sự chiêm ngắm tôn nhan Chúa Kitô chỉ có thể gợi hứng từ những gì Kinh Thánh nói với chúng ta." (Novo millennio ineunte, 17).

Thấy Chúa Giêsu, chiêm ngưỡng Tôn Nhan Ngài, đó là một ước muốn không thể đè nén được, nhưng cũng là một ước muốn mà, đáng tiếc thay, nhiều khi con người làm cho biến dạng. Đó là điều xảy ra với tội lỗi, cốt yếu của tội chính là quay cái nhìn chúng ta ra khỏi Đấng Tạo Hóa để hướng về thụ tạo.

Những người ”Hy Lạp” ấy tìm kiếm chân lý không thể đến gần Chúa Kitô nếu ước muốn của họ, vốn do một hành vi tự do và tự nguyện thúc đẩy, không được cụ thể hóa bằng một quyết định minh bạch: "Chúng tôi muốn thấy Đức Giêsu". Quả thực tự do có nghĩa là có can đảm chọn Đấng mà nhờ Ngài chúng ta được tạo thành, và chấp nhận chủ quyền của Chúa trên cuộc sống chúng ta. Các con cảm nhận được điều đó trong thẳm sâu tâm hồn các con: mọi của cải trần thế, mọi thành công trong nghề nghiệp, và chính tình yêu nhân trần mà các con mơ ước, không bao giờ có thể hoàn toàn thỏa mãn những mong đợi sâu xa thầm kín nhất của các con. Chỉ có cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu mới có thể mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc sống của các con: "Lạy Chúa, Chúa dựng nên con vì Chúa, và tâm hồn chúng con chỉ được an nghỉ trong Chúa," thánh Augustino đã viết như thế (Confessions, I,1). Các con đừng để mình bị chia trí trong cuộc tìm kiếm này. Hãy kiên trì tìm kiếm, vì điều này có liên hệ tới sự thực hiện trọn vẹn bản thân và tới niềm vui của chúng con.

Hỡi những người trẻ thân mến, nếu các con học cách khám phá Chúa Giêsu trong Thánh Thể, các con cũng sẽ biết khám phá thấy Ngài nơi các anh chị em của mình, đặc biệt là nơi những người nghèo khổ nhất. Thánh Thể, khi được đón nhận trong tình yêu mến, và được thờ lạy sốt sắng, thì sẽ trở thành trường dạy tự do và bác ái để chu toàn giới răn yêu mến. Chúa Giêsu nói với chúng ta ngôn ngữ tuyệt vời của sự hiến thân và yêu thương đến độ hy sinh chính bản thân. Đó có phải là một điều dễ dàng không? Không, các con biết rõ điều đó! Sự quên mình không phải là điều dễ dàng; nó tước bỏ khỏi tình yêu chiếm hữu và chỉ qui hướng về bản thân, để mở rộng con người hướng về niềm vui của tình yêu dâng hiến. Trường Thánh Thể dạy tự do và bác ái chỉ cách cho chúng ta vượt thắng những cảm xúc hời hợt để ăn rễ sâu vững chắc nơi những gì là chân thực và tốt lành; giải thoát chúng ta khỏi thái độ co cụm vào chính mình, để sẵn sàng cởi mở đối với tha nhân; trường học ấy cũng dạy chúng ta đi từ tình yêu tình cảm (affettivo) đến tình yêu hữu hiệu (effettivo). Vì yêu không phải chỉ là một tình cảm; đó là một hành vi của ý chí, hệ tại liên tục yêu chuộng lợi ích của tha nhân hơn tư lợi của mình: "Không ai có tình yêu cao cả hơn tình yêu này: hiến mạng sống mình vì bạn hữu" (Gioan 15:13).

Chính tự do nội tâm ấy và lòng bác ái nồng nhiệt như thế được Chúa Giêsu dạy chúng ta gặp gỡ ngài nơi tha nhân, trước tiên nơi khuôn mặt biến dạng của người nghèo. Nữ chân phước Têrêsa Calcutta ưa phân phát tấm ”danh thiếp” của Mẹ trên đó có viết: "Thành quả của thinh lặng là kinh nguyện; thành quả của kinh nguyện là đức tin, thành quả của đức tin là tình yêu, thành quả của tình yêu là phục vụ, thành quả của phục vụ là an bình". Đó chính là con đường gặp gỡ Chúa Giêsu. Các con hãy gặp gỡ tất cả những đau khổ của con người với tâm tình quảng đại và lòng yêu mến mà Thiên Chúa đổ tràn tâm hồn các con nhờ Chúa Thánh Linh: "Thực, Thầy bảo các con: mỗi lần các con làm những điều ấy cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là các con làm cho Thầy" (Mathêu 25:40). Thế giới đang cấp thiết cần một dấu chỉ ngôn sứ lớn lao về tình bác ái huynh đệ! Thực vậy, không cần ”nói” về Chúa Giêsu; nhưng cần phải làm cho Ngài được ”thấy” bằng chứng tá hùng hồn cuộc sống của mình (cf Novo millennio ineunte, 16).

Và các con đừng quên tìm kiếm Chúa Giêsu và nhận ra sự hiện diện của Ngài trong Giáo Hội. Giáo Hội giống như sự kéo dài hoạt động cứu độ của Chúa Giêsu trong thời gian và không gian. Trong và nhờ Giáo Hội, Chúa Giêsu tiếp tục trở nên hữu hình ngày nay và gặp gỡ con người. Trong các giáo xứ, phong trào và cộng đoàn của các con, các con hãy tỏ ra có tinh thần đón nhận nhau để làm cho tình hiệp thông giữa các con được tăng trưởng. Đó là dấu chỉ hữu hình về sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội, mặc dù ở giữa đó nhiều khi có tấm màn mờ tối do tội lỗi của con người gây ra.

Các con đừng ngạc nhiên nếu trong cuộc hành trình của mình, các con gặp Thánh Giá. Chúa Giêsu đã chẳng nói với các môn đệ của ngài rằng hạt lúa miến phải rơi xuống đất và chết đi để cót hể mang lại nhiều bông hạt sao (cf Gioan 12:23-26) ? Qua đó Chúa muốn nói rằng cuộc sống của Ngài được dâng hiến cho đến chết sẽ mang lại thành quả phong phú. Các con biết: sau khi cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô, không bao giờ sự chết sẽ là tiếng nói cuối cùng. Tình yêu mạnh hơn sự chết. Sở dĩ Chúa Giêsu chấp nhận chết trên thập giá, trở thành nguồn mạch sự sống và dấu chỉ tình yêu, đó không phải vì yếu đuối hay vì thích đau khổ, nhưng chính là để đạt được ơn cứu độ cho chúng ta và làm cho chúng ta ngay từ bây giờ được tham dự vào sự sống thần linh của Ngài.

Đó chính là chân lý mà Cha đã muốn nhắc nhở cho các bạn trẻ thế giới khi trao cho họ cây Thánh Giá lớn bằng gỗ vào cuối Năm Thánh Cứu Độ 1984. Từ đó, Thánh Giá đã thánh du tại nhiều quốc gia, chuẩn bị cho các Ngày Quốc Tế Giới Trẻ của các con. Hàng trăm ngàn bạn trẻ đã cầu nguyện quanh cây Thánh Giá ấy. Khi đặt dưới chân Thánh Giá những gánh nặng đang đè trên họ, họ đã khám phá mình được Thiên Chúa yêu thương và nhiều người trong số họ đã tìm được sức mạnh để thay đổi cuộc sống.

Năm nay, năm thứ XX kể từ biến cố ấy, Thánh Giá sẽ được đón tiếp trọng thể tại Berlin, từ đó, Thánh Giá được rước đi trên toàn nước Đức, và sẽ tới thành phố Köln vào năm tới. Hôm nay, Cha muốn lập lại với các con những lời Cha đã nói hồi đó: "Hỡi những người trẻ thân mến, ... Cha ủy thác cho các con Thánh Giá Chúa Kitô! Các con hãy mang Thánh Giá này trên thế giới như dấu chỉ tình thương của Chúa Giêsu đối với nhân loại và hãy loan báo cho mọi người rằng chỉ có thể có ơn cứu độ và cứu chuộc trong Chúa Kitô đã chịu chết và sống lại".

Những người đồng thời với các con đang mong đợi các con trở thành chứng nhân của Đấng mà các con đã gặp gỡ và làm cho các con được sống. Trong thực tại cuộc sống thường nhật, các con hãy trở thành chứng nhân kiên cường của tình yêu mạnh hơn sự chết. Nhiệm vụ của các con là đón nhận thách đố đó! Các con hãy dùng tài năng và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ để phục vụ công cuộc rao giảng Tin Mừng. Các con hãy trở thành những người bạn hăng hái của Chúa Giêsu, giới thiệu Chúa cho những người muốn thấy Ngài, nhất là những người ở xa Ngài hơn. Thánh Philiphê và Anrê đã dẫn đưa những người ”Hy Lạp” đến cùng Chúa Giêsu: Thiên Chúa dùng tình bằng hữu của con người để dẫn đưa các tâm hồn đến nguồn mạch tình thương của Chúa. Các con hãy cảm thấy có trách nhiệm đối với công cuộc rao giảng Tin Mừng cho các bạn hữu và những người đồng lứa với các con.

Nguyên xin Đức Trinh Nữ Maria, trong trọn cuộc sống đã siêng năng chiêm ngắm Thánh Nhan Chúa Kitô, không ngừng gìn giữ các con dưới cái nhìn của Con của Mẹ (cf Rosarium Virginis Mariae, 10) và xin Mẹ nâng đỡ các con trong việc chuẩn bị Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Köln. Ngay từ bây giờ cha mời gọi các con hướng nhìn về Ngày ấy với lòng nhiệt thành trách nhiệm và thực sự hữu hiệu. Đức Trinh Nữ thành Nazareth, trong tư cách là một người Mẹ ân cần và kiên nhẫn, sẽ uốn nắn nơi các con một con tim chiêm niệm và sẽ dạy các con ngắm nhìn Chúa Giêsu, để trong thế giới mau qua này, các con trở thành những Ngôn Sứ của một thế giới không tàn lụi.

Cha thân ái ban cho các con một Phép Lành đặc biệt, tháp tùng các con trong cuộc hành trình của các con.

Vatican ngày 22 tháng 2 năm 2004,

Gioan Phaolô II Giáo Hoàng

(Lm. Trần Đức Anh O.P chuyển ngữ)

Ý Nghĩa Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới

Vào năm 1983 - 1984 Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã khai mạc Năm Thánh Ðặc Biệt nhằm kỷ niệm 1950 năm Ðức Kitô chịu chết và Sống Lại Khải Hoàn với chủ đề: „Hãy mở cửa cho Ðấng Cứu Ðộ!“ Vào Lễ Lá năm 1984 những người Hành Hương về Giáo Ðô Rôma tham dự quá đông đảo, dịp này Ðức Giáo Hoàng lại mời gọi các Bạn Trẻ về Rôma gặp gỡ vào ngày Chúa nhật Lễ Lá năm 1985, vì đó là năm của Tuổi Trẻ quốc tế do Liên Hiệp Quốc (UNO) đề nghị.

Nhìn thấy nhu cầu và ước muốn của Tuổi Trẻ, Ðức Giáo Hoàng đã công bố long trọng vào tháng 12.1985: mỗi năm sẽ có một Ðại Hội Giới Trẻ theo bình diện Giáo Phận được bắt đầu vào ngày Chúa nhật Lễ Lá và năm kế tiếp sẽ là Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới cho tất cả các Giới Trẻ trên các lục địa và một quốc gia sẽ được chọn tổ chức. Trong dịp Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới lúc nào cũng có sự hiện diện của Ngài. Chính thức từ năm 1986 cho đến 2005 chúng ta đã có:

11 Ðại hội Giới Trẻ theo bình diện Giáo Phận.

9 Ðại Hội Giới Trẻ cho toàn Thế Giới

Ðọc thêm: Tóm Lược các ÐHGT Thế Giới

Khoảng 13 triệu Bạn Trẻ từ 5 Châu đã đến tham dự dịp tổ chức cho Thế Giới.

Từ kinh nghiệm của buổi đầu gặp gỡ với Giới Trẻ, Ðức Giáo Hoàng đã viết tông thư "Ðức Tin Kitô giáo nơi người Giáo Dân" vào năm 1988, có đoạn Ngài nhấn mạnh rằng: “Hội Thánh có nhiều điều để nới với Giới Trẻ và Giới Trẻ cũng có nhiều điều để nói với Giáo Hội. Cuộc đối thoại này cần phải nói bằng con tim, sự can đảm và lòng trong sáng để dẫn tới cuộc gặp mặt và trao đổi giữa những thế hệ khác nhau. Nhờ đó Hội Thánh cũng như xã hội sẽ trẻ trung và trở thành nguồn giàu có cho mọi người.“

Ðể chuẩn bị cho một Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới Ðức Giáo Hoàng luôn công bố một năm trước đó tên quốc gia tổ chức, đồng thời vào lúc này Ngài cũng chính thức mời Giới Trẻ Thế Giới đến quốc gia đó tham dự. Trong ngày công bố này Ngài cũng trao Thánh Giá Giới Trẻ cho quốc gia nhận tổ chức. Cùng lúc Ngài giao trách nhiệm và sự tổ chức cho Hội Ðồng Giáo Hoàng Ðặc Trách Giáo Dân. Nhiệm vụ của Hội Ðồng này là phải chu toàn trung thành với đường hướng nguyên thủy của Ðức Giáo Hoàng và mang lại lợi ích cho Giới Trẻ. Việc tổ chức cần liên kết tốt đẹp từ Giáo Hội địa phương, nơi đăng cai tổ chức với Tòa Thánh. Cuối cùng Hội Ðồng Giáo Hoàng Ðặc Trách Giáo Dân cũng chịu trách nhiệm trực tiếp cho mọi việc tổ chức Ðại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại quốc gia nhận tổ chức.

Lời mời của Ðức Giáo Hoàng luôn được gửi đến cho lứa tuổi từ 15 đến 30. Lúc đầu dành cho các Bạn Trẻ Công Giáo, nhưng sau này cho tất cả những ai muốn đáp lời mời gọi đó và muốn sống tinh thần của của Ðại Hội là học hỏi Lời Chúa và tham dự các nghi thức phụng vụ cũng như cùng cầu nguyện chung với Ngài. Ðây cũng là dịp để Giới Trẻ "khám phá một Giáo Hội trẻ trung và sống động, một Giáo Hội cầu nguyện và khuyến khích các bạn trẻ trong cuộc sống hằng ngày, trong môi trường đại học, tại nơi làm việc, hãy trở thành những người Kitô và là chứng nhân cho đức tin.“

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới theo ý của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là:

Một cuộc HÀNH HƯƠNG của những người Trẻ muốn cùng nhau lên đường đến gặp Ðức Kitô.

Một ÐẠI LỄ ÐỨC TIN. Người Trẻ qua những gặp gỡ này sẽ tìm hiểu sâu xa hơn về niềm tin vào Thiên Chúa, hoặc nhận ra Ngài với cách nhìn khác. Nơi đây Giới Trẻ dễ cảm nhận được rằng Hội Thánh Công Giáo đã vượt khỏi biên giới, mọi người hiện diện trở nên một. Dịp này họ có thể tái khám phá ra qùa tặng của bí tích Rửa Tội là chính Ðức Kitô. Tại Ðại Hội Giới Trẻ những tham dự viên dễ tìm ra được ngõ bước vào bí tích Thánh Thể một cách sống động và đến dễ dàng với bí tích hòa giải.

Một CUỘC HỘI NGỘ cho các Bạn Trẻ từ mọi nước đến quốc gia tổ chức làm quen và gặp gỡ với nền văn hóa, nếp sống xã hội, ngôn ngữ và với Hội Thánh tại địa phương đó. Các Bạn Trẻ sẽ trao đổi lẫn nhau về cách sống và nhất là cách biểu lộ niềm tin vào Thiên Chúa nơi đất nước mình ở.

Một ÐẠI LỄ CỦA NIỀM VUI. Sự phấn khởi và tính trẻ trung được diển tả qua những câu ca tiếng hát, điệu múa ngoài đường phố, trên xe Bus xe điện. Những hò reo chào đón rộn ràng ở khắp mọi nơi. Đó là một đại lễ sống chung hòa bình của tất cả các Giới Trẻ thế giới.

Một ÐẠI LỄ CỦA CỘNG ÐOÀN hầu như vượt qua được mọi lãnh thổ, ngôn ngữ và văn hóa. Ðó là dấu chỉ và biểu hiệu của Niềm Tin vào Thiên Chúa, Đấng đang dẫn đưa thế giới bước vào một thời đại mới, trong đó có công lý và hòa bình cho nhân loại.

Mục Vụ Công Giáo Việt Nam

miền Ðông Bắc Ðức

(www.DHGT-2005.net)

Lời Nguyện Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2005

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Đấng cứu chuộc thế gian,

Chúa đã xuống thế làm người,

để ban tặng cho chúng con một cuộc sống sung mãn.

Chúa ở với chúng con trong Hội Thánh Chúa luôn mãi

cho tới ngày tận thế.

Đấy là lúc Nước Chúa được hoàn tất:

một trời mới và một đất mới tràn đầy tình yêu,

công bằng và an bình.

Đó là niềm hy vọng và là nền tảng

để chúng con xây dựng mọi sự.

Chúng con tạ ơn Chúa.

Chúng con cầu xin Chúa:

chúc lành cho các Bạn Trẻ trên toàn thế giới.

Xin Chúa hãy tỏ mình cho những ai đang trên đường tìm kiếm Chúa.

Xin Chúa hãy lay động những ai chưa tin vào Chúa.

Xin Chúa hãy củng cố đức tin cho những ai đang tin nhận Chúa.

Để họ như Ba Vua từ Phương Đông luôn khởi hành tiến thẳng về Chúa.

Hãy biến họ thành những người xây dựng một nền văn minh mới

của tình thương và là những chứng nhân hy vọng cho cả thế giới.

Qua họ xin Chúa cũng gần gũi ủi an những người nghèo đói,

những nạn nhân của chiến tranh và bạo lực.

Xin Chúa ban tràn đầy Thánh Thần Chúa cho tất cả mọi người,

những người đang tham gia vào việc chuẩn bị Đại Hội Giới Trẻ năm 2005.

Xin Chúa giúp họ đứng vào hàng ngũ phục vụ nước Chúa

với sức mạnh của lòng tin và lòng mến yêu

và để họ mở rộng tấm lòng chào đón anh chị em của mình

đến từ mọi miền trên thế giới.

Chúa đã ban tặng cho chúng con người Mẹ là Hiền Mẫu Maria.

Nhờ lời cầu bầu của Mẹ xin cho Đại Hội Giới Trẻ

được là một cuộc liên hoan của niềm tin.

Xin Chúa hãy ban tặng cho Giáo Hội sức sống mới trong Đại Hội Giới Trẻ này,

để qua đó thế gian được nhìn thấy chứng tá trung thực về Chúa.

Chúng con cầu xin Chúa là Thiên Chúa của chúng con,

Đấng hằng sống cùng với Đức Chúa Cha

và Chúa Thánh Thần

và hiển trị cho đến muôn đời.

Amen!

Mục Vụ Công Giáo Việt Nam

miền Ðông Bắc Ðức

(www.DHGT-2005.net)

ÐGH với

Giới Trẻ Thụy Sĩ